Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012
Tình như khói!
1. Tôi tới nhà cô vào một bữa mát trời, gió nhẹ và nắng rất trong. Cô ngồi se nhang, mặt tươi hơn hớn. Sắp vào chạp rồi! Gì chớ không có chỗ nào mà ba ngày tết nhang đắt giá bằng ở cái thẻo đất chập chờn này! Cô cười, trời đất cơi đi đâu mà lâu quá mới thấy ghé thăm tui? Dáng cô liêu xiêu màu nhang khói bước qua dàn liếp, rót cho tôi ly nước, đẫm đẫm mùi trầm in trong từng cánh mũi! Tôi cũng cười, thì tại nhớ cái mùi trầm, nên ghé qua chơi, vậy mà!
2. Nhà cô ở cuối con hẻm nhỏ, trước nhà có giàn bông giấy mùa này nở nhức mắt! Trước nhà cô lóng rày chạy qua thể nào cũng nghe rào rào, bởi nhà làm nhang, phơi lá gòn hà rầm trước lộ, con lộ nhỏ chỉ mong người chạy qua đặng cho lá mau khô, bột dễ nhàu, mau lên liếp mới! Nhà làm nhang nên mỗi bận người chạy qua hình như bị núm níu, bởi cái hương trầm tha thẩn quấn vào từng vòng xe chạy! Mà cái hương trầm nhà quê, kiểu như hổng đủ độ chín hay sao đó mà hổng phái mướt rượt thơm nức cánh mũi, cứ âm thầm âm thầm, ngửi qua một lần là thấy buồn, buồn thiệt, chớ hổng phải giỡn!
3. Mới lớn lên cô đã trèo thang nhà người đặng bẻ lá gòn, rảo rảo khắp xóm tìm mua lá! Tay se nhang từ bận bảy tám tuổi đã cứng nghề, mần leo lẻo! Mái tóc cô dài, quấn thành đùm sau gáy, tôi hồi năm mười mấy tuổi gặp mặt là nói con Trầm già, để tóc củ tỏi giống má tao quá! Cô quay gánh gòn khô ngang qua, mặt nghếch lên kệ tui rồi đi tuốt, không thèm dòm lại lấy để! Cái dáng vẫn liêu xiêu y chang như khói! Đi qua hết cái ký ức thiếu thời của tôi bằng cái mái tóc quấn củ và giọng nói cụt lủn ấy!
4. Sắp vào chạp rồi, lâu quá hổng thấy cô xách giỏ đi chợ ngang nên bữa rãnh tôi xách xe vòng xuống cuối hẻm! Cô vẫn bao năm rồi ngồi đó, se nhang se nhang đặng kịp chỗ người quen đặt, đặng bữa chợ sớm mai bà già có hàng bưng ra bỏ mối! Quãng rày biết cô bận, nên người ta không ra chợ, thì mình quành ngược xuống vậy! Gặp cô nhiều khi chỉ để ngửi cái mùi trầm nhà quê mà quen thuộc, để thấy cái dáng nhỏ gầy liêu xiêu khói, để thấy cái búi tóc - độ rày thấy tất tả quá rồi à nha, rồi thôi! Hơn hai chục năm rồi chớ có còn ít ỏi gì!
5. Cô cũng đau! Thì con người chớ có phải sỏi đá! Nhà cô nằm ở xóm trên còn nhà của người kia ngược vòng xóm dưới, xóm đó hổng có mần nhang, xóm đó là xóm chợ! Cha cô mất năm cô mười sáu tuổi, nhà còn lại mình ên cô với lại bà già! Cô thành tay se nhang chính, má lo việc kinh doanh buôn bán, cô gì cũng được nhưng khoản ăn nói là không được, thành ra nghỉ học, ở nhà se nhang, đắp chỉ, lên liếp, xuống bồ, đi bẻ lá gòn, phơi lá khô, hong, mài bột... Nhà người ta đó nhiều cây gòn lắm, chừng năm bữa nửa tháng cô lại trở lên xóm trên một lần, đặng vô mua lá! Gặp người ta đó từ hồi còn ở trần giọng ồm ồm như con vịt, cho tới lúc người ta thành thiếu niên tối tối đốt đèn đi coi cải lương đoàn Bông sao sáng đi ngang qua nhà cô - mà nhà cô ở cuối hẻm - cho chó rủa rân trời! Con người chớ có phải sỏi đá đâu, mà hổng hay hổng biết! Cô cũng hay trộm cười, bữa se nhang còn thờ ơ nhúng lộn đầu nước bột bị má chửi thiếu chết, bữa đó cũng sâm sẩm tết!
6. Rồi bữa nào đi chợ cô nghe người ta nói, vô tình thôi lúc cô đang lục túi trả tiền cho cái áo mới lâu quá lâu chưa sắm sải gì cho mình - định bụng tối nay đi coi cải lương, đoàn Bông sao sáng mới về! Ừ thì bữa đó người ta rỉ nhau cái nhà mần nhang cao số, rước vô đó khổ dữ dằn, thấy hông, cha con Trầm mới bốn chục tuổi đi bán nhang mẹ nó luôn rồi! Hồi xưa cũng cản, mà ổng quyết lấy bả, rồi cũng về mần nhang, rồi chết đó - gọn hơ! In như bữa đó má tôi đi chợ về tự nhiên đòi đưa tôi đi coi mắt, tự nhiên tối đó tôi đi lòng vòng hẻm dưới mấy bận mà hổng thấy cô ra ngoài cười lỏn lẻn tiếng cụt lủn đi đâu đây ông kia? In như bữa chợ đó cô đi về mà lòng khập khiễng, cái dáng liêu xiêu còn hơn khói mỏng lúc tàn canh. In như bữa đó có lòng người tan nát! In như cái bữa đó cũng là chuyện của hơn chục năm về trước, rồi!
7. Nhang cô se bán đắt nhất thẻo đất nhỏ, nhang mần ra không đủ bán! Cái mùi trầm quãng sau này tự nhiên đặc biệt, đậm đà hơn, thơm hơn và cũng buồn thắm thiết hơn! Bọn con nít hay rỉ tai nhau nói tại cô Trầm pha nước mắt nên nhang nhà cô Trầm thơm nức xứ! Cô Trầm vẫn thui thủi có một mình, se nhang đặng giao má ra chợ bán! Bữa cha tôi qua nhà mời thiệp, má cô nhận thiệp hồng mà cô ngồi se nhang má kêu rót nước cho bác hai uống cô lửng lơ kêu đặng bốn năm tiếng mới thấy đứng lên đi lấy nước! Chú Hai rổn rảng thằng út nhà tui lấy vợ ngoài Trảng, vợ nó giàu lắm đa! Cô thả nhang vào chậu bột màu mà giằng chéo, bữa đó có mẻ nhang nào bị đậm màu, mà lòng người thì bơn bớt, đau!
8. Đời mà, đâu ai biết trước! Cô vợ ngoài Trảng ở đâu được vài ba tháng, xung khắc với má, đòi ra riêng, má hổng chịu, cãi lộn tay đôi với má, con gái xóm Trảng mà, hiền hậu gì, cha xách cây rượt té khói! Bữa sau ông bà sui dắt con gái qua, lạy trả lễ, rồi đùm núm về! Vợ dòm lại cười hờ hờ, cái thẻo đất gì mà buồn hơ, với lại tui hổng chịu nổi cái mùi nhang, nghe nhức đầu quá! Mấy tháng sau nữa nghe đầu ngoài Trảng có đám cưới, chắp nối lần hai, vợ qua cầu gọn hơn, mà còn có còn là vợ của người ta đâu, con chung còn chưa có!
9. Cô vẫn ở vậy, vẫn se nhang. Tôi lâu lâu ghé thăm cô, thành ra chuyện vãn! Rồi thôi, dừng lại ở đó, liêu xiêu như nhang khói! Mà nhang khói, thì biết bao giờ mới thành hình, hở trời?
Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012
Thu gom lịch cũ!
Đang
định đi xin lịch năm cũ để bán ve chai để giáng sinh / cuối năm đi tặng
quà cho các em nhỏ khó khăn! Ý tưởng là như thế, nhưng bận quá chưa
share được với bạn bè! Treo status lên đây ngỏ ý trước, ai có lòng thì
ủng hộ Ton Phan với heng!
Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012
Đặt gạch để đó hay - Dầu Hạ nhớ thương!
1. Con trai yêu bằng mắt, con gái yêu bằng
tai! N. nói bữa anh sương sương ghé qua nhà N. chơi, ngồi quấy quá vọc
tung mớ quần áo N. treo trên tường nhà! N. khum khum cho mấy con chó ăn,
nói gọn hơ trọn lỏn kiểu gió thoảng mây bay! In như con người ta cũng
sương sương nên hổng có thấy, lúc nói câu này N. mím mím môi muốn cười,
mà che đi bằng cái kiểu gọi Mực ơi Mực à ráng ăn lẹ đừng đi rượng đực nha
cưng. Anh ngồi chơi với N. một chút rồi gà gật đi về, nửa đường mới nhớ
ra nãy hình như có ai nói nói gì vô tai mà nhớ hổng ra. Bữa sau đi công
chuyện bên phòng tài nguyên huyện mới nhớ tới cái câu N. nói. Tròm trèm
cũng hơn ba bữa rồi!
2. N. nhỏ người, tóc dài tới lưng, da rám nắng, con gái làm thợ may, thời xưa khổ, thời này còn khổ tợn! N. nói chuyện nhỏ nhẻ, nhưng đụng chuyện đi rồi thấy, N. cũng gấu không thua gì ai. Con gái xóm chợ mờ, không buôn dưa cá không thành ra cửa nhà! Hồi còn đi học, mấy đứa bạn chung xóm hay dựa hơi N. , kiểu coi N. là nữ thần công lý, thấy nhỏ đó hiền hiền vậy chớ bạn bè có chuyện gì uất ức, kêu N., để N. ra tay là khỏi lo. Nhưng được cái tính N. lành, đúng chuyện thì thôi, không đúng thì chơi tới lút! Nhiều khi cô mắc cười, trời đất ơi hay tại mình hay thế này, thế nọ, thế kia, mà bây giờ chèo queo, làm cô thợ may may áo bông cưới, áo dài cưới cho người ta riết, giờ hết ai thèm!
3. Anh không phải dân gốc Dầu Hạ. Nhà anh ở Bình, xa lắc. Đời may rủi xô anh trôi về Dầu Hạ một bữa anh cũng sương sương, sếp khèo chai rượu qua nói mày ráng heng, mơi mốt về chỗ mới rồi, đừng quên đồng nghiệp hỉ. Cái giọng sếp nhừa nhựa rót vào tai anh thành ra chói lói! Anh không muốn rời xa Bình, bởi từ bận anh bỏ Sài về nhà, anh chí thú mần ăn, anh không tòm tèm nơi nào nữa, yên ổn ở nhà với má, bữa má bảo xóm trên ngay góc Sương có mối này được lắm, hôm nào dắt đi coi mặt. Anh ừ hử, yên phận cho rồi, hơn ba mươi tuổi đầu, anh cũng còn đâu nhỏ nhít. Giờ thì anh nhận quyết định đi - thì cái lời của sếp gởi mớ bòng bong qua chung rượu coi như là thành tờ quyết định. Anh về Dầu Hạ một bữa nắng oi nồng, cái nắng xứ này in như thấy người từ phương xa thành ra sáng rỡ! Bữa đó anh nhậu, về ngang chợ ghé qua mua gói thuốc, mang máng có người nói dòm cái mặt xỉn xỉn thèm nghỉ bán cho rồi, cái giọng nhỏ nhẻ, con gái tóc dài tới lưng, da rám nắng! Trong lơ mơ anh nhớ được chừng nhiêu đó, rồi thôi!
4. Dân Dầu Hạ không ai không biết N, mà thiệt ra thì biết là biết cái gia trang nhà N. Bởi ông già cô hồi trước chuyên gia buôn đồ lậu qua biên giới. Đồng hồ, thuốc lá, tivi màu, cát sét có gì nhà cô buôn hết! Dầu Hạ nằm gần đường biên, con người ta lăn lộn riết thành ra thấy quen ngái! Rồi ông nhà nước mạnh tay, dập tắt từ từ những con đường buôn bán tiểu lộ! Ông già N. cũng vào xộ ra khám, nhưng tiếng tăm từ cái thuở ngày xưa làm sao mà mờ phai cho được. Ông già tía của N. giờ già, chỉ còn chí thú với chim hoa cá cảnh! N. giống ông già tía ở cái chỗ, khoái chăm sóc cây, khoái nuôi mèo, nuôi chó! Người ta nói trời đất cơi con gái đừng có đụng vô mấy cái thứ hoa cỏ chim muông thú vật thế này, tài hoa mà ế chết con ơi. N. thì khéo, may đồ đẹp nức tiếng cả Dầu Hạ, thương chó, thương mèo cũng nổi tiếng luôn! Nhưng cũng tròm trèm cái đầu ba mà N. vẫn cứ thui thủi một mình! Hay là cô giận tiếng người nên tối ngày tìm quên bên con Mực, con Tô, bên chậu bạch mai, bên hàng túc tát!
5. Ba mươi tuổi cho anh một cái nhìn tĩnh tại về cuộc đời. Thì cũng hơn nửa đời người chứ có chi mà ít ỏi nữa. Anh hồi nhỏ khó nuôi! Má phải đem bỏ bờ rào, giả bộ cắp giỏ đi chợ về, hô lên con nhà ai bỏ ở đây vậy đa? Rồi bưng về, nuôi tiếp! Anh lớn lên còng nhong chạy nhảy! Thấy vậy chớ con người sống âm thầm, như một chiếc bóng. Anh ngại tiếp xúc, cười cười nói nói vậy thôi. Đi Sài bốn năm, bỏ lên bản Rắc đi kinh tế mới, sáu năm sau quành ngược trở về, cầm tấm bằng kỹ sư xin vô cơ quan nhà nước, được non sáu tháng nhận quyết định chuyển công tác về Dầu Hạ. Ngại tiếp xúc nên người ta chỉ đi đâu anh đi theo đó, trong bụng cũng buồn vì định là sẽ ngơi lỏng chân rồi, không đi nữa, dè đâu cuối cùng cũng không được yên ổn ở lại với Bình. Những bữa Dầu Hạ mưa, buồn anh quành ra chỗ ngã ba chợ mua gói thuốc, ở đó có cô gái chủ quán mỗi bận gặp anh là ấm ớ! Anh lúc bình thường ít nói, sỉn vô rồi là câm như hến luôn!
-----------------------
lâu lâu là còn tiếp! Bây giờ thì Ton Phan về thôi, Dầu Hạ cho mình nhiều ý tưởng quá!
2. N. nhỏ người, tóc dài tới lưng, da rám nắng, con gái làm thợ may, thời xưa khổ, thời này còn khổ tợn! N. nói chuyện nhỏ nhẻ, nhưng đụng chuyện đi rồi thấy, N. cũng gấu không thua gì ai. Con gái xóm chợ mờ, không buôn dưa cá không thành ra cửa nhà! Hồi còn đi học, mấy đứa bạn chung xóm hay dựa hơi N. , kiểu coi N. là nữ thần công lý, thấy nhỏ đó hiền hiền vậy chớ bạn bè có chuyện gì uất ức, kêu N., để N. ra tay là khỏi lo. Nhưng được cái tính N. lành, đúng chuyện thì thôi, không đúng thì chơi tới lút! Nhiều khi cô mắc cười, trời đất ơi hay tại mình hay thế này, thế nọ, thế kia, mà bây giờ chèo queo, làm cô thợ may may áo bông cưới, áo dài cưới cho người ta riết, giờ hết ai thèm!
3. Anh không phải dân gốc Dầu Hạ. Nhà anh ở Bình, xa lắc. Đời may rủi xô anh trôi về Dầu Hạ một bữa anh cũng sương sương, sếp khèo chai rượu qua nói mày ráng heng, mơi mốt về chỗ mới rồi, đừng quên đồng nghiệp hỉ. Cái giọng sếp nhừa nhựa rót vào tai anh thành ra chói lói! Anh không muốn rời xa Bình, bởi từ bận anh bỏ Sài về nhà, anh chí thú mần ăn, anh không tòm tèm nơi nào nữa, yên ổn ở nhà với má, bữa má bảo xóm trên ngay góc Sương có mối này được lắm, hôm nào dắt đi coi mặt. Anh ừ hử, yên phận cho rồi, hơn ba mươi tuổi đầu, anh cũng còn đâu nhỏ nhít. Giờ thì anh nhận quyết định đi - thì cái lời của sếp gởi mớ bòng bong qua chung rượu coi như là thành tờ quyết định. Anh về Dầu Hạ một bữa nắng oi nồng, cái nắng xứ này in như thấy người từ phương xa thành ra sáng rỡ! Bữa đó anh nhậu, về ngang chợ ghé qua mua gói thuốc, mang máng có người nói dòm cái mặt xỉn xỉn thèm nghỉ bán cho rồi, cái giọng nhỏ nhẻ, con gái tóc dài tới lưng, da rám nắng! Trong lơ mơ anh nhớ được chừng nhiêu đó, rồi thôi!
4. Dân Dầu Hạ không ai không biết N, mà thiệt ra thì biết là biết cái gia trang nhà N. Bởi ông già cô hồi trước chuyên gia buôn đồ lậu qua biên giới. Đồng hồ, thuốc lá, tivi màu, cát sét có gì nhà cô buôn hết! Dầu Hạ nằm gần đường biên, con người ta lăn lộn riết thành ra thấy quen ngái! Rồi ông nhà nước mạnh tay, dập tắt từ từ những con đường buôn bán tiểu lộ! Ông già N. cũng vào xộ ra khám, nhưng tiếng tăm từ cái thuở ngày xưa làm sao mà mờ phai cho được. Ông già tía của N. giờ già, chỉ còn chí thú với chim hoa cá cảnh! N. giống ông già tía ở cái chỗ, khoái chăm sóc cây, khoái nuôi mèo, nuôi chó! Người ta nói trời đất cơi con gái đừng có đụng vô mấy cái thứ hoa cỏ chim muông thú vật thế này, tài hoa mà ế chết con ơi. N. thì khéo, may đồ đẹp nức tiếng cả Dầu Hạ, thương chó, thương mèo cũng nổi tiếng luôn! Nhưng cũng tròm trèm cái đầu ba mà N. vẫn cứ thui thủi một mình! Hay là cô giận tiếng người nên tối ngày tìm quên bên con Mực, con Tô, bên chậu bạch mai, bên hàng túc tát!
5. Ba mươi tuổi cho anh một cái nhìn tĩnh tại về cuộc đời. Thì cũng hơn nửa đời người chứ có chi mà ít ỏi nữa. Anh hồi nhỏ khó nuôi! Má phải đem bỏ bờ rào, giả bộ cắp giỏ đi chợ về, hô lên con nhà ai bỏ ở đây vậy đa? Rồi bưng về, nuôi tiếp! Anh lớn lên còng nhong chạy nhảy! Thấy vậy chớ con người sống âm thầm, như một chiếc bóng. Anh ngại tiếp xúc, cười cười nói nói vậy thôi. Đi Sài bốn năm, bỏ lên bản Rắc đi kinh tế mới, sáu năm sau quành ngược trở về, cầm tấm bằng kỹ sư xin vô cơ quan nhà nước, được non sáu tháng nhận quyết định chuyển công tác về Dầu Hạ. Ngại tiếp xúc nên người ta chỉ đi đâu anh đi theo đó, trong bụng cũng buồn vì định là sẽ ngơi lỏng chân rồi, không đi nữa, dè đâu cuối cùng cũng không được yên ổn ở lại với Bình. Những bữa Dầu Hạ mưa, buồn anh quành ra chỗ ngã ba chợ mua gói thuốc, ở đó có cô gái chủ quán mỗi bận gặp anh là ấm ớ! Anh lúc bình thường ít nói, sỉn vô rồi là câm như hến luôn!
-----------------------
lâu lâu là còn tiếp! Bây giờ thì Ton Phan về thôi, Dầu Hạ cho mình nhiều ý tưởng quá!
Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012
Chỉ là ca cao sữa nóng
1.
Cô 23 tuổi, tốt nghiệp loại Khá, trường Thương. Cô quay về nhà ngay khi
ra trường, cụm nụm phụ nhà buôn bán! Sáu tháng sau cô xin đi dạy, kèm
trẻ học tiếng Anh ngay chỗ trung tâm mới mở gần nhà. Cô cười hiền, con
gái mờ, cần chi bon chen, với lại má cũng thích con gái của má không cần
đi đâu xa, lẩn quẩn quanh chân má, là được. Cô cười trong bóng tối của
quán cà phê sân vườn, ánh cười bẽn lẽn vờn mái ngói cong cong của căn
nhà cà phê cổ. Nụ cười trong veo, tóc mây lượn lờ trong gió tối, quán cà
phê nằm ngay giữa đồng không mông quạnh, nụm nịu chân người bằng cái
hương đồng gió nội bữa ruộng vừa xạ mùi bùn còn ngai ngái! Cô cử nhân
kinh tế tối nay hình như vui, cười suốt!
2. Cô kể đứa con nít,
níu áo cô nói bằng cái giọng ngọng líu ngọng lịu. Cô ơi cô ơi tuần này
con đi Phan Thiết. Bé gái học chung ngồi kế bên cũng ngọng líu ngọng liu
xà qua, Phan Thiết là chỗ nào vậy bạn? Cô cười, ờ thì Phan Thiết giống
Vũng Tàu đó, trong bụng cô thiệt tình cũng nghĩ vậy, mà Phan Thiết ở cái
chỗ nào ta, chắc là cũng có biển. Thằng bé lớp mầm nói hông hông, chu
mỏ lên, dễ thương ghê nơi, Phan Thiết hổng có giống Vũng Tàu đâu cô, con
tôm ở Phan Thiết nó bự hơn con tôm ở Vũng Tàu đó! Mấy hôm sau cô còn
cười, đi dạy góp nhặt niềm vui từ những điều nhoi nhỏ và giản đơn như
thế!
3. Ly cà phê vơi theo từng câu chuyện cô kể. Ly cà phê là
của anh heng, chớ cô lúc nào cũng là ca cao sữa nóng, xà quần mượn cái
menu đặc khệt món vậy thôi chớ quay qua quay lại cũng là cái món nước
đó, đi cà phê với cô mấy lần rồi, anh hiểu! Anh cũng cười, vì chuyện cô
kể, bình thường qua môi của người khác chắc là cũng nhạt thếch bình
thường thôi. Mà có làm sao qua lời cô, thấy nó hấp dẫn và tếu tếu quá
trời quá đất! Vầy nè, thằng bé lớp chồi, má nó cho nó thanh chewing, ăn
xong nó nuốt luôn, má hỏi tại sao, cầm cái vỏ lên, thằng bé nói: ăn
chewing là ... nuốt. Má đánh, chiều lại đưa cho thanh chewing khác, cầm
cái vỏ lên, thằng bé sửa lại: ăn chewing là... nhả hột ra. Cô kể chuyện
hàng ngày cô sống, cô gặp, cô đi qua nhẹ tênh mà sao thấy cuộc đời nó
thi vị quá, đơn giản và thi vị. Đôi lúc anh cũng thèm, có đứa con nhỏ,
tập cho nó từng bước đi, lụm chụm lum khum mà vui. Có con nhỏ sẽ làm anh
quên đi cuộc sống nhiều bon chen vất vả - hoặc anh tạm chấp nhận là -
có con nhỏ thì mình vất vả, bon chen cũng vì con nhỏ mìn, hy sinh đời bố
củng cố đời con vậy! Cô cười, thấy T. bận đồ này dòm trẻ quá heng. Anh
bổ bả, vậy hả, thiệt không? Trời ơi T. già rồi, trẻ trung gì nữa?
4. Cô khuyên anh đừng nhậu nhiều, có hại cho sức khỏe. Chuyện của mình
mình lo, mốt về già hối hận làm sao mà kịp! Cô tốt nghiệp trường Thường,
mà sao thấy cô nhỏ nhẹ, thiệt tình, chơn chất quá! Bận nào cà phê về,
cô cũng sẽ nhắn cái tin, cảm ơn T. đã mời cà phê heng (có mời cà phê
đâu, toàn uống ca cao sữa nóng, hổng biết món đó có gì ngon không nữa,
chắc là uống vô ngủ được!). Bữa cô làm anh hết hồn, vì lúc ra lấy xe, cô
nói cảm ơn T. heng. Anh luống cuống, trời ơi lâu lắm rồi anh mới hết
hồn như vậy, nhận lại tiếng cảm ơn mà thấy thương, thấy xúc động, thấy
bổi hổi bồi hồi quá! Tình cảm chân thành lúc nào cũng khiến con người ta
cảm động hết trơn hà. Chắc cũng bởi vì, một ngày hai mươi bốn tiếng anh
dạ cám ơn, không có chi, anh chị vui lòng, xin lỗi... đầu môi chót lưỡi
chắc cũng hết phân nửa quỹ thời gian ngày mất tiêu rồi! Nay nghe lại
tiếng cảm ơn, mà thấy xa lạ mà thấy gần gũi mà thấy ngu ngơ bân khuân
quá xá!
5. Đường cô về có mình ên. Chỗ ngã tư Hoa, cô quẹo,
ngoảnh qua còn vói theo T. về cẩn thận heng. Anh cười, trời đất cơi xứ
này mới tám giờ người ta đóng cửa theo con gà vô chuồng đi ngủ, thân gái
dặm trường cô hông lo đi lo cho tui là sao là sao? Cô cười, ờ, tại cái
tính giống mấy bà già, ăn chay trường, xức dầu cù là, không quen dặm
phấn tô son đi dạy, không quen tối ngủ rửa sữa rửa mặt bôi kem dưỡng da
nên đi đâu cũng gởi lời hỏi thăm, dặn dò con người ta. Lần này anh cười,
trời, thời đại nào rồi mà cô vẫn còn giữ nguyên những nét tính tình như
thế? Anh khoái quá!
6. Nhưng rồi khoái thì khoái chớ có biết
làm gì đâu? Chỉ là lâu lâu rủ cô cà phê (nhưng rồi cô lại ca cao sữa
nóng, đời nó định như thế!). Cô ăn chay trường, theo đạo Đài. Nói chuyện
với cô thấy đời vẫn còn đẹp lắm! Rồi thôi!
Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012
Rớt ra từ facebook
1. Má nói cái chân thằng nhỏ này là cái chân
đi, đi mải miết, đi xuôi đi ngược đi riết quên luôn má. Anh cười ngỏn
ngẻn, trời ơi con lớn dữ thần rồi mà má cứ thằng nhỏ này thằng nhỏ nọ
ghệ con nó cười ngất luôn má. Má giả vờ dòm anh, hỏi tới! Anh có ghệ rồi đa, hôm nào dắt về cho má
coi! Anh chuyển cười bỗ bả, con nói giỡn đó má, còn mà ghệ ghiết gì, ế
luôn rồi! Má dứ dứ nắm tay, thằng nhỏ làm sao thì làm, tui không sống
đời
ở kiếp với anh mãi được! Vậy chớ chút
sau bếp lại bập bùng khói, thứ bếp nhà binh cà xịch cà tang bắt nồi cơm
rêu canh cá mà ăn hoài hổng thấy ngán!
2. Anh thả vào bậu cửa niềm vui của má bữa anh về chơi, trệu trạo được mấy hôm rồi anh lại đi. Đời anh gắn với chiếc xe ngựa thồ mà cái đồng hồ cây số nhảy riết hết thèm nhảy nữa. Và dăm ba bận anh mới ghé về thăm má, có mình ên, áo phong sương. Má thì già đi, chỉ có anh - với má là lúc nào cũng nhỏ xíu, bỏ vào tay, lọt thỏm! Anh đi nhiều nơi thiệt, có bữa hứng chí sương sương vài ly đế là xách xe chạy xuống tuốt tiểu vùng Mê kong đặng coi cá linh mùa này nước nổi. Bữa thằng bạn a lô kêu mày đi với tao, lên bản Rắc, coi cô sơn nữ tắm suối hè, anh thổi vù vù qua đường dây điện thoại, tao đang bệnh. Nhưng hồi chuông điện thoại thứ hai, chờ tao chạy qua nhờ em - hai - dây hàng xóm cạo xí gió, rồi ra, nhớ chờ tao! Bữa còn độc hơn, đang ngồi bệt thấy đoàn xe biển số lạ, anh dí theo, tới hồi đụng biên giới bạn mới hay, còn vài vòng bánh xe lăn nữa, là thành ra đi xuất ngoại rồi!
3. Anh cười! Chứ cái cuộc đời này dòm đi dòm lại thấy cái gì cũng khổ. Má tui khổ từ đận sinh tui ra, cha bỏ đi theo một bà bán vé số ở giá có cái mông bự lắm (này là lời má anh nói, anh thuật lại, giọng chưng hửng ... mà đắng ngét!). Giờ ra đường hết thấy lô cốt rồi, nhưng bù lại bữa nào mát trời thế nào cũng được bữa ngâm chân đã đời, nhất là những ngày nước triều lên - lối rằm, mùng một hàng tháng. Và cuộc sống cứ đưa đẩy, sáng ra giở tờ báo thấy ông chính quyền xin nghỉ kỳ họp thứ tư, trời ơi ông đại diện tiếng nói người dân mà ông đi mất thì coi như dân tụi tui tắt tiếng! Ở bên kia biên giới thì súng ống bom bi đạn lạc! Ở cái thời đại nào rồi mà con người ta ăn tối ngày giành nhau miếng đất! Anh phủi tay, đứng lên! Và anh lại đi!
4. Đi cho đã, rồi thì cũng sẽ trở về. Anh có nhà, thì chắc ăn sẽ có má. Hên xui trên đường anh qua, có cô gái, tóc dài thả lưng, cười khoe răng lúng liếng, nói bộ đàn bà không biết đi hay sao, đời nào định đoạt cái số phận cung tên thì được đã đời bắn đi xa, còn cái gương thì chỉ để người ta cầm lên, bỏ xuống hoặc treo đại để trên tường mà thôi.
Anh khoái! Chuyến đi đó biết đâu anh về, ở luôn với má, cho rồi! Má sẽ mừng, thằng nhỏ dắt theo con nhỏ, nhà rôm rốp vui!
5. Thấy chưa, con người ta khi đạt được niềm vui nho nhỏ rồi, là quên mất tiêu những chuyện vĩ đại mà thời còn tay trắng, người ta hay đau đáu! Phận người nấy lo, thôi!
2. Anh thả vào bậu cửa niềm vui của má bữa anh về chơi, trệu trạo được mấy hôm rồi anh lại đi. Đời anh gắn với chiếc xe ngựa thồ mà cái đồng hồ cây số nhảy riết hết thèm nhảy nữa. Và dăm ba bận anh mới ghé về thăm má, có mình ên, áo phong sương. Má thì già đi, chỉ có anh - với má là lúc nào cũng nhỏ xíu, bỏ vào tay, lọt thỏm! Anh đi nhiều nơi thiệt, có bữa hứng chí sương sương vài ly đế là xách xe chạy xuống tuốt tiểu vùng Mê kong đặng coi cá linh mùa này nước nổi. Bữa thằng bạn a lô kêu mày đi với tao, lên bản Rắc, coi cô sơn nữ tắm suối hè, anh thổi vù vù qua đường dây điện thoại, tao đang bệnh. Nhưng hồi chuông điện thoại thứ hai, chờ tao chạy qua nhờ em - hai - dây hàng xóm cạo xí gió, rồi ra, nhớ chờ tao! Bữa còn độc hơn, đang ngồi bệt thấy đoàn xe biển số lạ, anh dí theo, tới hồi đụng biên giới bạn mới hay, còn vài vòng bánh xe lăn nữa, là thành ra đi xuất ngoại rồi!
3. Anh cười! Chứ cái cuộc đời này dòm đi dòm lại thấy cái gì cũng khổ. Má tui khổ từ đận sinh tui ra, cha bỏ đi theo một bà bán vé số ở giá có cái mông bự lắm (này là lời má anh nói, anh thuật lại, giọng chưng hửng ... mà đắng ngét!). Giờ ra đường hết thấy lô cốt rồi, nhưng bù lại bữa nào mát trời thế nào cũng được bữa ngâm chân đã đời, nhất là những ngày nước triều lên - lối rằm, mùng một hàng tháng. Và cuộc sống cứ đưa đẩy, sáng ra giở tờ báo thấy ông chính quyền xin nghỉ kỳ họp thứ tư, trời ơi ông đại diện tiếng nói người dân mà ông đi mất thì coi như dân tụi tui tắt tiếng! Ở bên kia biên giới thì súng ống bom bi đạn lạc! Ở cái thời đại nào rồi mà con người ta ăn tối ngày giành nhau miếng đất! Anh phủi tay, đứng lên! Và anh lại đi!
4. Đi cho đã, rồi thì cũng sẽ trở về. Anh có nhà, thì chắc ăn sẽ có má. Hên xui trên đường anh qua, có cô gái, tóc dài thả lưng, cười khoe răng lúng liếng, nói bộ đàn bà không biết đi hay sao, đời nào định đoạt cái số phận cung tên thì được đã đời bắn đi xa, còn cái gương thì chỉ để người ta cầm lên, bỏ xuống hoặc treo đại để trên tường mà thôi.
Anh khoái! Chuyến đi đó biết đâu anh về, ở luôn với má, cho rồi! Má sẽ mừng, thằng nhỏ dắt theo con nhỏ, nhà rôm rốp vui!
5. Thấy chưa, con người ta khi đạt được niềm vui nho nhỏ rồi, là quên mất tiêu những chuyện vĩ đại mà thời còn tay trắng, người ta hay đau đáu! Phận người nấy lo, thôi!
Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012
Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012
Suối Nhím mù xa!
Chủ nhật tuần rồi bạn quày quả mình ên đi đảo Suối Nhím - một hòn đảo rộng gần 340 mẫu đất, nằm tềnh khênh giữa lòng hồ Dầu Tiếng, công trình thủy lợi lớn nhất Việt Nam và cả Đông Nam Á - một niềm tự hào nhoi nhỏ của bạn về quê hương mình!
Chủ nhật trời mưa lâm thâm, thì tháng tám âm mà, bao giờ trời hổng nhõng nhẽo đụng vào là xịt nước. Đã lên kế hoạch đi, thì phải đi thôi! Đi vì sức mình còn dài, vai mình còn rộng và cả bầu trời này bạn muốn thu hết vào tầm mắt. Đi để tận hưởng nhịp đời qua từng bước chân trẻ, đi cho thỏa sức mình và đi cả cho người! Đường không quá xa để mắt bạn mờ đi vì từng cột cây số trôi qua trên đồng hồ km của chiếc xe máy cùi bắp, cũng chẳng quá gần đặng bạn thỏa thuê dòm những quãng ruộng đồng ngập trắng nước, con nít đi bắt cá đồng chạy tềnh hênh phơi cái bụng chang bang. Những chùm sim tím mọc tan nát bờ ruộng một quãng nào đó, những căn nhà ngói thâm nghiêm im lìm dưới hàng giậu phơi cây chùm nụm, buổi sáng cuối tuần trời ui ui, ngược hoàn toàn với lòng người trẻ ta đang phơi phới!
Dừng lại ở quán cóc ven đường đặng làm một tô hủ tiếu! Quán nhỏ mà bán đủ thứ món, như bưng hết cả cái chợ con con vào trong một vạt quán ven đường! Bỏ thêm vào tô một chút tỏi chua, cái thứ ngậy mùi mà nóng nóng làm cho bạn tỉnh hết cả người! Đồng nghiệp hoặc người quen gặp cảnh này chắc cười thúi mũi vì dân ngân hàng mà ngồi ơ hờ quán cóc - thiệt - là - cóc thế này mất! Nhưng vui, và thấy ngon!
Bạn không biết đường đến Suối Nhím đâu! Nhưng đường thì ở trong miệng mình mà ra! Chạy thẳng hoài hoài rồi đụng chân bờ kè của hồ Tiếng! Ngay chỗ ngã ba bạn cho xe chạy thẳng lên luôn! Thu vào tầm mắt là một trời nước! Lóng rày ngày nào cũng mưa, nên nước thôi là lênh láng! Ở đâu cũng là nước, chỗ nào cũng có nước!
Và rồi bắt đò đi lên đảo! Quãng hành trình ngắn bạn ra vẻ đáng thương, cong đuôi tội nghiệp rên rỉ thở than với mấy cô chú đi chung đò, con là sinh viên, đang định ra đảo đặng khảo sát để dịp trung thu này con với đám bạn đi tặng quà cho mấy bé thiếu nhi! Người ta thương, chỉ dẫn tận tình! Con đường ra đảo gập ghềnh xa ngái! Trời chuyển mưa ù ù, cái xuồng nhỏ xíu y chang như tấm lá vắt ngang qua một khoảng trời con! Ngồi trên ghe mà trong bụng mở cờ trời ơi vui quá, trời ơi khoái quá! Tuổi trẻ của ta phải là những khoảng khắc băng xuồng, lội ruộng, lên rừng, xuống biển như thế này!
Mưa đi kèm với bạn suốt chặng đường còn lại kể từ khi lên đến đảo! Cảnh vật thì hoang sơ thôi rồi, dòm qua quẩn lại chỉ có rừng, mênh mang những rẫy mì, độ chừng vài chục nóc lá, và thưa thớt tiếng người!
Dân trong đảo hầu hết đều biết đến nhau! Bước những bước đầu tiên lên đảo mà nghe tiếng lòng trai trẻ mình thổn thức! Trời ơi mình đã đến được với nơi này, với những hoang sơ rừng dại này! Cảnh đẹp và buồn đến nức nở hết cả lòng, y chang như trong một cuốn phim quay chậm nào đó! Cảnh đón bằng cái chòi lá đầu hè, nơi mà dân trong đảo túm bảy tụm ba đặng nghe radio, hoặc coi cải lương từ cái tivi rột rẹt chạy bằng máy phát! Anh trưởng công an ấp - thì chắc cũng tự nhận luôn thôi - cười khoe hàm răng phớ lớ với hàm râu quai nón mà nói chuyện ra thì lành như đất: đi hết nguyên đảo này được 3 cái máy phát đó chú em, thấy chỗ tui ngon lành không?
Chòi lá bưng ra vài nải chuối già, mấy trái cà trứng, vài cọng hành lá còng queo, dăm củ tỏi, mấy hũ đựng đường, muối, bột ngọt, bột niêm! Chái kế bên chất mấy thùng nước ngọt, và cái phin cà phê thì pha không mệt mỏi, phía ngoài cất ra cái chái, cụm nụm là ba bốn cái bàn tre, bắc thêm ba cái võng tòn ten lắc lẻo! Đảo buồn nhưng vui nhất chính là ở nơi cái chái nhỏ này! Chái đón khách đường xa, tiễn bạn đường xa cũng chính ở nơi này! Người quen trong đảo đi ra đất liền trong lúc chờ đò cũng thủng thẳng làm dăm ba câu chuyện nơi chiếc võng tòn ten! Người vào trong đảo đi qua cũng phải tạt ngang chào anh trưởng ấp một hai tiếng, hỏi chú hai đợt mì này trúng đậm không? Hỏi vợ chồng anh chị vô đây bao lâu rồi, cười phở lở vô từ hồi năm mười lăm mười sáu tuổi gì đó, mà giờ nhỏ con gái lớn nhất đã học tới mười hai rồi đa!
Bạn tranh thủ mần quen, hỏi thăm coi đảo mình được bao nhiêu cháu bé? Nếu thứ bảy, chủ nhật tụi nhỏ về thì được đâu chừng hai chục đứa, nhưng mưa gió cỡ này, chắc tụi nhỏ cũng ít về, trắc trở đò đưa quá mà! Hỏi ủa, bộ độ rày trong mình còn khó khăn nhiều như chục năm về trước không anh? Ảnh cười, mấy ông khách già trong quán nói vọng vô cho câu chuyện thêm rôm rả, nghèo chứ, nghèo rớt vàng, rớt kim cương không a!
Dân trong đảo khoảng mười năm trước thì cực, cực vô cùng! Đa phần đều có nhà ngoài đất liền, nhưng cuộc sống khăn khó lần mò dắt nhau ra đảo phát hoang làm rẫy, chủ yếu là trồng mì! Đất rộng thênh thang chia làm bốn ấp, từ ấp một đến ấp bốn tẻ đường rừng mà đi có khi một ngày còn chưa hết một vòng rốt đảo! Ngày trước dân trong đảo còn nhiều, trên đảo có một ngôi trường nhỏ, trường tiểu học, nằm te he bên những bạt ngàn rừng! Có bốn, năm thầy cô từ đất liền ra! Rồi chính quyền có kế hoạch di dời dân tái định cư, thầy cô bỏ đi hết, dân cũng rải rác còn lại vài chục nóc lá, trẻ em không còn chỗ để học, lần lượt rời đảo! Chỉ có cha mẹ chúng vẫn còn bám trụ lại cái thẻo đất mút cà tha này, mần rẫy mì!
Và nếu nói thẳng ra thì, dân đảo giờ không còn quá khổ như mười năm về trước nữa. Mía, mì, mủ, mãng giờ thành lợi thế cạnh tranh của Ninh mình mà! Dân đảo canh tác mì, mì cao sản, sáu tháng, tám tháng! Khi vô vụ thì ở suốt, có khi ba đến bốn tháng mới quày quả theo đò về thăm nhà ở trong đất liền! Nhờ cây mì mà nhiều hộ có của ăn. Và dù đảo buồn tênh hênh nằm ở cái chỗ mút chỉ cà tha cách trở đò giang nhưng họ vẫn kiên trì bám trụ thẻo đất này! Con nít được gởi ra ngoài đi học, thứ bảy, chủ nhật trở về nhà! Âu họ cũng gọi đây là nhà, cặm sào, dù tạm bợ, nhưng vẫn gọi là nhà!
Bạn nhớ mãi cái nụ cười nhẹ tênh của một chị khi bạn ghé tạt qua nhà đụt cơn mưa ẩm ương khi lành khi trở. Chị vô đảo đâu bận hai chục năm về trước, lấy chồng trong đảo sinh con cũng ở trong đảo luôn! Cái chòi lợp lá trống trước hở sau, có cái giàn bắt giống kiểu lafone treo tòn ten một quày chuối chim nhỏ tí, xanh lét! Bạn ghé khi chị đang ngồi lột bao măng tầm vông, cái dáng ngồi còng queo giữa đảo vắng và nụ cười gọn lỏn khi bạn hỏi ủa rồi sống như vầy có buồn không chị? Buồn gì em ơi, tưởng em nhà báo vô đây chơi, ở đây nhà báo ghé hoài, cũng vui! Không muốn rời đảo vì sống lâu nó quen rồi, nó quen với cái buồn luôn rồi! Và làm rẫy mì thì cũng có ăn. Nhưng con chị thì sao? Chị con ba đứa, gởi nó ra ngoải hết ráo rồi! Con mình thì chắc ăn là không bám đảo rồi!
Đảo thì vắng và người thì ít! Bạn đi tiền trạm về mà bổi hổi bồi hồi! Trung thu này chắc bạn sẽ không đến với đảo, bởi nơi đó... có cảm giác dân cũng không đến nỗi thiếu thốn như bạn nghĩ! Và chắc ăn là còn nhiều chỗ cần mình lắm trên mảnh đất quê nhà này! Bắt đầu từ những điều đơn giản và nhỏ nhặt nhất, bạn hẹn Suối Nhím vào một ngày không xa sẽ trở lại, ăn chơi tơi bời tẹt ga cho thỏa thời trai trẻ! Trung thu này bạn đi mái ấm tình thương!
Đảo Suối Nhím ... một ngày mưa!
Chủ nhật trời mưa lâm thâm, thì tháng tám âm mà, bao giờ trời hổng nhõng nhẽo đụng vào là xịt nước. Đã lên kế hoạch đi, thì phải đi thôi! Đi vì sức mình còn dài, vai mình còn rộng và cả bầu trời này bạn muốn thu hết vào tầm mắt. Đi để tận hưởng nhịp đời qua từng bước chân trẻ, đi cho thỏa sức mình và đi cả cho người! Đường không quá xa để mắt bạn mờ đi vì từng cột cây số trôi qua trên đồng hồ km của chiếc xe máy cùi bắp, cũng chẳng quá gần đặng bạn thỏa thuê dòm những quãng ruộng đồng ngập trắng nước, con nít đi bắt cá đồng chạy tềnh hênh phơi cái bụng chang bang. Những chùm sim tím mọc tan nát bờ ruộng một quãng nào đó, những căn nhà ngói thâm nghiêm im lìm dưới hàng giậu phơi cây chùm nụm, buổi sáng cuối tuần trời ui ui, ngược hoàn toàn với lòng người trẻ ta đang phơi phới!
Dừng lại ở quán cóc ven đường đặng làm một tô hủ tiếu! Quán nhỏ mà bán đủ thứ món, như bưng hết cả cái chợ con con vào trong một vạt quán ven đường! Bỏ thêm vào tô một chút tỏi chua, cái thứ ngậy mùi mà nóng nóng làm cho bạn tỉnh hết cả người! Đồng nghiệp hoặc người quen gặp cảnh này chắc cười thúi mũi vì dân ngân hàng mà ngồi ơ hờ quán cóc - thiệt - là - cóc thế này mất! Nhưng vui, và thấy ngon!
Bạn không biết đường đến Suối Nhím đâu! Nhưng đường thì ở trong miệng mình mà ra! Chạy thẳng hoài hoài rồi đụng chân bờ kè của hồ Tiếng! Ngay chỗ ngã ba bạn cho xe chạy thẳng lên luôn! Thu vào tầm mắt là một trời nước! Lóng rày ngày nào cũng mưa, nên nước thôi là lênh láng! Ở đâu cũng là nước, chỗ nào cũng có nước!
Và rồi bắt đò đi lên đảo! Quãng hành trình ngắn bạn ra vẻ đáng thương, cong đuôi tội nghiệp rên rỉ thở than với mấy cô chú đi chung đò, con là sinh viên, đang định ra đảo đặng khảo sát để dịp trung thu này con với đám bạn đi tặng quà cho mấy bé thiếu nhi! Người ta thương, chỉ dẫn tận tình! Con đường ra đảo gập ghềnh xa ngái! Trời chuyển mưa ù ù, cái xuồng nhỏ xíu y chang như tấm lá vắt ngang qua một khoảng trời con! Ngồi trên ghe mà trong bụng mở cờ trời ơi vui quá, trời ơi khoái quá! Tuổi trẻ của ta phải là những khoảng khắc băng xuồng, lội ruộng, lên rừng, xuống biển như thế này!
Mưa đi kèm với bạn suốt chặng đường còn lại kể từ khi lên đến đảo! Cảnh vật thì hoang sơ thôi rồi, dòm qua quẩn lại chỉ có rừng, mênh mang những rẫy mì, độ chừng vài chục nóc lá, và thưa thớt tiếng người!
Dân trong đảo hầu hết đều biết đến nhau! Bước những bước đầu tiên lên đảo mà nghe tiếng lòng trai trẻ mình thổn thức! Trời ơi mình đã đến được với nơi này, với những hoang sơ rừng dại này! Cảnh đẹp và buồn đến nức nở hết cả lòng, y chang như trong một cuốn phim quay chậm nào đó! Cảnh đón bằng cái chòi lá đầu hè, nơi mà dân trong đảo túm bảy tụm ba đặng nghe radio, hoặc coi cải lương từ cái tivi rột rẹt chạy bằng máy phát! Anh trưởng công an ấp - thì chắc cũng tự nhận luôn thôi - cười khoe hàm răng phớ lớ với hàm râu quai nón mà nói chuyện ra thì lành như đất: đi hết nguyên đảo này được 3 cái máy phát đó chú em, thấy chỗ tui ngon lành không?
Chòi lá bưng ra vài nải chuối già, mấy trái cà trứng, vài cọng hành lá còng queo, dăm củ tỏi, mấy hũ đựng đường, muối, bột ngọt, bột niêm! Chái kế bên chất mấy thùng nước ngọt, và cái phin cà phê thì pha không mệt mỏi, phía ngoài cất ra cái chái, cụm nụm là ba bốn cái bàn tre, bắc thêm ba cái võng tòn ten lắc lẻo! Đảo buồn nhưng vui nhất chính là ở nơi cái chái nhỏ này! Chái đón khách đường xa, tiễn bạn đường xa cũng chính ở nơi này! Người quen trong đảo đi ra đất liền trong lúc chờ đò cũng thủng thẳng làm dăm ba câu chuyện nơi chiếc võng tòn ten! Người vào trong đảo đi qua cũng phải tạt ngang chào anh trưởng ấp một hai tiếng, hỏi chú hai đợt mì này trúng đậm không? Hỏi vợ chồng anh chị vô đây bao lâu rồi, cười phở lở vô từ hồi năm mười lăm mười sáu tuổi gì đó, mà giờ nhỏ con gái lớn nhất đã học tới mười hai rồi đa!
Bạn tranh thủ mần quen, hỏi thăm coi đảo mình được bao nhiêu cháu bé? Nếu thứ bảy, chủ nhật tụi nhỏ về thì được đâu chừng hai chục đứa, nhưng mưa gió cỡ này, chắc tụi nhỏ cũng ít về, trắc trở đò đưa quá mà! Hỏi ủa, bộ độ rày trong mình còn khó khăn nhiều như chục năm về trước không anh? Ảnh cười, mấy ông khách già trong quán nói vọng vô cho câu chuyện thêm rôm rả, nghèo chứ, nghèo rớt vàng, rớt kim cương không a!
Dân trong đảo khoảng mười năm trước thì cực, cực vô cùng! Đa phần đều có nhà ngoài đất liền, nhưng cuộc sống khăn khó lần mò dắt nhau ra đảo phát hoang làm rẫy, chủ yếu là trồng mì! Đất rộng thênh thang chia làm bốn ấp, từ ấp một đến ấp bốn tẻ đường rừng mà đi có khi một ngày còn chưa hết một vòng rốt đảo! Ngày trước dân trong đảo còn nhiều, trên đảo có một ngôi trường nhỏ, trường tiểu học, nằm te he bên những bạt ngàn rừng! Có bốn, năm thầy cô từ đất liền ra! Rồi chính quyền có kế hoạch di dời dân tái định cư, thầy cô bỏ đi hết, dân cũng rải rác còn lại vài chục nóc lá, trẻ em không còn chỗ để học, lần lượt rời đảo! Chỉ có cha mẹ chúng vẫn còn bám trụ lại cái thẻo đất mút cà tha này, mần rẫy mì!
Và nếu nói thẳng ra thì, dân đảo giờ không còn quá khổ như mười năm về trước nữa. Mía, mì, mủ, mãng giờ thành lợi thế cạnh tranh của Ninh mình mà! Dân đảo canh tác mì, mì cao sản, sáu tháng, tám tháng! Khi vô vụ thì ở suốt, có khi ba đến bốn tháng mới quày quả theo đò về thăm nhà ở trong đất liền! Nhờ cây mì mà nhiều hộ có của ăn. Và dù đảo buồn tênh hênh nằm ở cái chỗ mút chỉ cà tha cách trở đò giang nhưng họ vẫn kiên trì bám trụ thẻo đất này! Con nít được gởi ra ngoài đi học, thứ bảy, chủ nhật trở về nhà! Âu họ cũng gọi đây là nhà, cặm sào, dù tạm bợ, nhưng vẫn gọi là nhà!
Bạn nhớ mãi cái nụ cười nhẹ tênh của một chị khi bạn ghé tạt qua nhà đụt cơn mưa ẩm ương khi lành khi trở. Chị vô đảo đâu bận hai chục năm về trước, lấy chồng trong đảo sinh con cũng ở trong đảo luôn! Cái chòi lợp lá trống trước hở sau, có cái giàn bắt giống kiểu lafone treo tòn ten một quày chuối chim nhỏ tí, xanh lét! Bạn ghé khi chị đang ngồi lột bao măng tầm vông, cái dáng ngồi còng queo giữa đảo vắng và nụ cười gọn lỏn khi bạn hỏi ủa rồi sống như vầy có buồn không chị? Buồn gì em ơi, tưởng em nhà báo vô đây chơi, ở đây nhà báo ghé hoài, cũng vui! Không muốn rời đảo vì sống lâu nó quen rồi, nó quen với cái buồn luôn rồi! Và làm rẫy mì thì cũng có ăn. Nhưng con chị thì sao? Chị con ba đứa, gởi nó ra ngoải hết ráo rồi! Con mình thì chắc ăn là không bám đảo rồi!
Đảo thì vắng và người thì ít! Bạn đi tiền trạm về mà bổi hổi bồi hồi! Trung thu này chắc bạn sẽ không đến với đảo, bởi nơi đó... có cảm giác dân cũng không đến nỗi thiếu thốn như bạn nghĩ! Và chắc ăn là còn nhiều chỗ cần mình lắm trên mảnh đất quê nhà này! Bắt đầu từ những điều đơn giản và nhỏ nhặt nhất, bạn hẹn Suối Nhím vào một ngày không xa sẽ trở lại, ăn chơi tơi bời tẹt ga cho thỏa thời trai trẻ! Trung thu này bạn đi mái ấm tình thương!
Đảo Suối Nhím ... một ngày mưa!
Thứ Tư, 5 tháng 9, 2012
Trung thu mail!
Mọi người ơi,
Hôm nay đã là giữa tháng bảy rồi, sắp tới là rằm tháng tám, tết trung thu, tết thiếu nhi!
Mấy năm trước ở Sài Gòn, mình rất hay tham gia vào các đội công tác xã hội đi quyên góp quà, lồng đèn để tặng cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn. Hai năm gần đây thì mình trở về quê rồi nên không còn được chia sẻ nhiều với các hoạt động thiện nguyện đầy ý nghĩa đó nữa. Cuộc sống cần lắm những tấm lòng, thì chỉ cần mở bàn tay ra, chia sẻ với mọi người sẽ thấy cuộc sống này có nhiều điều đáng quý và đáng sống lắm!
Có lần mình đi đảo Nhím - ở giữa hồ Dầu Tiếng, Dương Minh Châu - một trong những xã nghèo và heo hút dữ dằn nhất của Tây Ninh mình! Ở đó không có điện, trẻ em cũng không nhiều nhưng có quá trời thiếu thốn và khó khăn. Mình muốn làm một cái gì đó, nhỏ nhỏ thôi, nhưng chắc ăn là sẽ mang đến rất nhiều niềm vui cho các em trong dịp tết trung thu này! Mình đang nghĩ đến một buổi đi - để - chia -se giữa những người bạn. Nhưng một mình mình thì làm không được.
Với ý nghĩ ấy, mình viết mail này, gửi đến một số bạn bè, anh chị em và cả cô Hương nữa, những người quen ít ỏi nhưng có điểm chung đều là dân Tây Ninh mình, đều nhiệt tình, vui vẻ và... dễ đặt vấn đề để đại khái là... kêu gọi mọi người cùng tham gia với mình trong một dịp đặc biệt như thế này.
Nếu trung thu năm nay, mọi người không có việc gì làm hoặc... nếu mọi người có nhã ý muốn chia sẻ một vài thứ gì đó cho các em nhỏ ở đảo Nhím, thì mọi người hãy hú lên với Tồn nhé.
Trước tiên thì phải quyên góp xí mới được. Ngày xưa sinh viên, tụi mình không quen biết nhiều và cũng không có nhiều tiền, nên toàn dành dụm mua giấy má và tre nứa các loại về để làm lồng đèn tặng các em. Nếu anh chị nào có nhã ý muốn tặng lồng đèn thì hú nhé. Mình cần lồng đèn, sữa (khoảng 100 hộp - loại 350ml / lon), 100 cục xà phòng, 100 cái bàn chải đánh răng, quần áo đi học...
Do ngày xưa xuất phát từ sự nhiệt huyết của thời sinh viên, mình đi mần từ thiện mà thấy thương cả mình và cả các em thiếu nhi lắm, vì lá rách đùm lá nát thì cuối cùng dòm lại chỉ thấy toàn nát với rách thêm thôi! Nhưng tấm lòng thì quý, vậy nên anh chị em nào có nhã ý muốn có một mùa trung thu thật khác thì reply lại cho mình nhé.
Mình đang lên kế hoạch để liên hệ đi đảo Nhím vào một ngày gần đây. Hy vọng sẽ nhận được thật nhiều những cánh tay chìa ra của mọi người! Và dĩ nhiên là, xin lỗi nếu mail này làm phiền mọi người. Trân trọng cảm ơn.
Tồn Phan thăng đây ạ!
P/s: Thiệt ra đây là cái mail bạn soạn ra và gửi lòng vòng trong danh sách bạn bè trên facebook. Mà faceboook bạn có ít bạn bè quá nên thành ra bạn bưng qua đây trưng lên luôn. Nếu ai có hảo tâm, hú bạn ngay nhé!
+ Thêm thông tin:
- Kể từ hôm bạn rải lời kêu gọi trên ít ỏi những bạn bè của bạn ở nhà facebook, bạn nhận được khá nhiều những lời ủng hộ! Vui và mừng dữ dằn lắm vì khi mà người ta tin tưởng và đồng hành trong một hành trình gọi là sẻ chia như thế! Tấm lòng của mọi người, quý lắm, thương lắm! Có bạn vừa nghe mình rủ rê xong, ngay tắp lự tặng xung phong gửi tặng 100 cái bàn chải đánh răng. Bạn bảo khi nào đi nhớ hú bạn đi với! Bạn khác thì gởi tiền mặt, và còn bảo sẽ truyền thông tin đi cho bạn của bạn nữa! Chỉ cần như thế thôi cũng đã mừng rồi!
- Hiện công cuộc quyên góp đã hoàn thành ở các hạng mục: bàn chải đánh răng, xà phòng và 50 hộp sữa. Hiện vẫn còn 50 hộp sữa nữa, rồi bánh kẹo để các em liên hoan, và nếu có lồng đèn thì càng tốt! (Có bạn bảo với mình thôi đừng lấy lồng đèn, vì hổng có ích lợi gì! Mình thì không nghĩ vậy, hơ hơ)
- Theo dự định thì tuần tới mình sẽ đi tiền trạm đảo Nhím! Liên hệ này nọ!
- Có nhiêu đó thông tin, mình quánh dây thép cho mọi người!
Hôm nay đã là giữa tháng bảy rồi, sắp tới là rằm tháng tám, tết trung thu, tết thiếu nhi!
Mấy năm trước ở Sài Gòn, mình rất hay tham gia vào các đội công tác xã hội đi quyên góp quà, lồng đèn để tặng cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn. Hai năm gần đây thì mình trở về quê rồi nên không còn được chia sẻ nhiều với các hoạt động thiện nguyện đầy ý nghĩa đó nữa. Cuộc sống cần lắm những tấm lòng, thì chỉ cần mở bàn tay ra, chia sẻ với mọi người sẽ thấy cuộc sống này có nhiều điều đáng quý và đáng sống lắm!
Có lần mình đi đảo Nhím - ở giữa hồ Dầu Tiếng, Dương Minh Châu - một trong những xã nghèo và heo hút dữ dằn nhất của Tây Ninh mình! Ở đó không có điện, trẻ em cũng không nhiều nhưng có quá trời thiếu thốn và khó khăn. Mình muốn làm một cái gì đó, nhỏ nhỏ thôi, nhưng chắc ăn là sẽ mang đến rất nhiều niềm vui cho các em trong dịp tết trung thu này! Mình đang nghĩ đến một buổi đi - để - chia -se giữa những người bạn. Nhưng một mình mình thì làm không được.
Với ý nghĩ ấy, mình viết mail này, gửi đến một số bạn bè, anh chị em và cả cô Hương nữa, những người quen ít ỏi nhưng có điểm chung đều là dân Tây Ninh mình, đều nhiệt tình, vui vẻ và... dễ đặt vấn đề để đại khái là... kêu gọi mọi người cùng tham gia với mình trong một dịp đặc biệt như thế này.
Nếu trung thu năm nay, mọi người không có việc gì làm hoặc... nếu mọi người có nhã ý muốn chia sẻ một vài thứ gì đó cho các em nhỏ ở đảo Nhím, thì mọi người hãy hú lên với Tồn nhé.
Trước tiên thì phải quyên góp xí mới được. Ngày xưa sinh viên, tụi mình không quen biết nhiều và cũng không có nhiều tiền, nên toàn dành dụm mua giấy má và tre nứa các loại về để làm lồng đèn tặng các em. Nếu anh chị nào có nhã ý muốn tặng lồng đèn thì hú nhé. Mình cần lồng đèn, sữa (khoảng 100 hộp - loại 350ml / lon), 100 cục xà phòng, 100 cái bàn chải đánh răng, quần áo đi học...
Do ngày xưa xuất phát từ sự nhiệt huyết của thời sinh viên, mình đi mần từ thiện mà thấy thương cả mình và cả các em thiếu nhi lắm, vì lá rách đùm lá nát thì cuối cùng dòm lại chỉ thấy toàn nát với rách thêm thôi! Nhưng tấm lòng thì quý, vậy nên anh chị em nào có nhã ý muốn có một mùa trung thu thật khác thì reply lại cho mình nhé.
Mình đang lên kế hoạch để liên hệ đi đảo Nhím vào một ngày gần đây. Hy vọng sẽ nhận được thật nhiều những cánh tay chìa ra của mọi người! Và dĩ nhiên là, xin lỗi nếu mail này làm phiền mọi người. Trân trọng cảm ơn.
Tồn Phan thăng đây ạ!
P/s: Thiệt ra đây là cái mail bạn soạn ra và gửi lòng vòng trong danh sách bạn bè trên facebook. Mà faceboook bạn có ít bạn bè quá nên thành ra bạn bưng qua đây trưng lên luôn. Nếu ai có hảo tâm, hú bạn ngay nhé!
+ Thêm thông tin:
- Kể từ hôm bạn rải lời kêu gọi trên ít ỏi những bạn bè của bạn ở nhà facebook, bạn nhận được khá nhiều những lời ủng hộ! Vui và mừng dữ dằn lắm vì khi mà người ta tin tưởng và đồng hành trong một hành trình gọi là sẻ chia như thế! Tấm lòng của mọi người, quý lắm, thương lắm! Có bạn vừa nghe mình rủ rê xong, ngay tắp lự tặng xung phong gửi tặng 100 cái bàn chải đánh răng. Bạn bảo khi nào đi nhớ hú bạn đi với! Bạn khác thì gởi tiền mặt, và còn bảo sẽ truyền thông tin đi cho bạn của bạn nữa! Chỉ cần như thế thôi cũng đã mừng rồi!
- Hiện công cuộc quyên góp đã hoàn thành ở các hạng mục: bàn chải đánh răng, xà phòng và 50 hộp sữa. Hiện vẫn còn 50 hộp sữa nữa, rồi bánh kẹo để các em liên hoan, và nếu có lồng đèn thì càng tốt! (Có bạn bảo với mình thôi đừng lấy lồng đèn, vì hổng có ích lợi gì! Mình thì không nghĩ vậy, hơ hơ)
- Theo dự định thì tuần tới mình sẽ đi tiền trạm đảo Nhím! Liên hệ này nọ!
- Có nhiêu đó thông tin, mình quánh dây thép cho mọi người!
Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012
Một chuyến đi, vui!
Cả nhà toán 1 - Hoàng Lê Kha 04 - 07 vừa mần một chuyến đi Kê Gà hoành tráng, mặc dù chỉ có 11 mống thôi nhưng vẫn vui nổ trời!
Cả nhà mình đi từ hôm khuya thứ sáu, bạn vẫn phải đi làm vào ngày thứ bảy (số làm nhà nước, nó khổ như vậy đó!). Xui cái là thứ bảy hôm đó các anh chị đồng nghiệp đang đi dự hội thao, cũng ở Bình Thuận luôn, bạn phải ở lại mần, khách đông, tan sở trễ.
Vừa xong việc là tức tốc chạy xe máy vượt gần 80 cây số xuống Sài, từ đó bắt xe đò đi Lagi. Nằm vật và vật vưỡng ở Bến xe Miền Đông đến gần 2h30 mới có tuyến xe chạy! Đi bằng niềm tin và những tiếng cười của bạn bè mình từ đầu cầu Lagi gửi về! Chốc chốc tụi nó lại gọi điện hỏi mày tới đâu rồi! Từ đầu dây điện thoại bạn gởi qua cho nó là quá chừng những niềm vui, tụi bây phải chờ tao, không được chơi nhiều quá, không được bỏ rơi tao!
Ngồi xe hơn bốn tiếng đồng hồ mới tới nơi. Lần đầu tiên đi xe khách kiểu này, đến Lagi rồi thì hỏi thăm đường tới chỗ nhà nghỉ của lớp!
Cuối cùng cũng đến nơi! Ăn chơi ngủ nghỉ với những đứa bạn cũ lúc nào cũng đáng nhớ cả!
Một chuyến đi đầy niềm vui, chỉ tiếc là ngắn ngủi quá! Y chang cuộc đời này, cuộc vui nào cũng ngắn ngủi, rồi cuộc vui tàn, chỉ còn lại con người với nhau!
Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012
Của nơi khác!
Ngày còn ở phố bạn dòm phố chỉ thấy toàn người xe tấp nập
Nhà cao tầng che khuất hết những đêm trăng
Phố về đêm thì sáng choang
Không có chỗ trống để đom đóm lạc bầy tìm về với bạn!
Phố về đêm chập chờn những giấc mộng mị
Tiếng gầm rú của những tay quái xế độ xe xé toang giấc bình yên
Phố ầm ì phố tất bật phố chung chiêng!
Bạn cũng mịt mùng trong những dòng chảy như mắc cửi đó
Bạn thấy mình nhỏ nhỏ
Trong cái thành phố to to mà do đông người quá thành ra cũng nhỏ nhỏ, chật chật, hẹp hẹp luôn!
Những khoảng trống thênh thang
Bạn tự tạo ra bằng cái cổng nhà trọ lúc nào cũng đóng kín, bằng tâm hồng đóng khép, bằng những bước chập chờn, những ánh nhìn vô cảm khi bước qua những ngã tư đường!
Giờ thì bạn đã rời phố mất tiêu rồi!
Đêm mơ phố thấy đèn thành thị nhiều khi cũng hấp dẫn lắm!
Giấc thị thành chếnh choáng!
Đi xa rồi, mới thấm nhớ, thấm thương!
Và chập chờn giữa những ấm ớ vấn vương
Là bạn của sống nơi này mà mơ về nơi khác!
Lung liêng quá mà thành ra lắc lẻo
Kỳ cục ghê!
Nhà cao tầng che khuất hết những đêm trăng
Phố về đêm thì sáng choang
Không có chỗ trống để đom đóm lạc bầy tìm về với bạn!
Phố về đêm chập chờn những giấc mộng mị
Tiếng gầm rú của những tay quái xế độ xe xé toang giấc bình yên
Phố ầm ì phố tất bật phố chung chiêng!
Bạn cũng mịt mùng trong những dòng chảy như mắc cửi đó
Bạn thấy mình nhỏ nhỏ
Trong cái thành phố to to mà do đông người quá thành ra cũng nhỏ nhỏ, chật chật, hẹp hẹp luôn!
Những khoảng trống thênh thang
Bạn tự tạo ra bằng cái cổng nhà trọ lúc nào cũng đóng kín, bằng tâm hồng đóng khép, bằng những bước chập chờn, những ánh nhìn vô cảm khi bước qua những ngã tư đường!
Giờ thì bạn đã rời phố mất tiêu rồi!
Đêm mơ phố thấy đèn thành thị nhiều khi cũng hấp dẫn lắm!
Giấc thị thành chếnh choáng!
Đi xa rồi, mới thấm nhớ, thấm thương!
Và chập chờn giữa những ấm ớ vấn vương
Là bạn của sống nơi này mà mơ về nơi khác!
Lung liêng quá mà thành ra lắc lẻo
Kỳ cục ghê!
Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2012
Bạn kể chuyện (số 1)
Bạn nhớ cái hồi còn học tiểu học trường làng, vui lắm, những bận trời
vừa chuyển bấc, sáng giật mình tỉnh dậy thể nào dòm trời cũng tưởng
rằng còn sớm lắm! Co ro trong cái mền mỏng lét mà thấy sao trời cứ u u,
làm biếng ngồi dậy, làm biếng xỏ chân vô đôi dép nhựa đục lỗ chỗ mang ba
bốn năm trời không đứt, làm biếng cả những thói quen, những công chuyện
phải làm hằng ngày trong những ngày bình thường khác. Tiếng gà gáy
những buổi sáng bâng bấc gió như thế, tự nhiên mà thấy ghét vô cùng vô
tận.
Bữa đầu tiên bạn đi học, tính từ lúc học mẫu giáo vậy, cho nó vui! Bữa đó bạn nhỏ xíu, in như má với cha đi mần hay bận gì đó, nhờ Út Thúy đưa bạn đến trường giùm! Cái trường mẫu giáo bông sen tám (sao hồi đó mấy trường mẫu giáo hay lấy tên kiểu thế này?) nhỏ xíu, có hai phòng học, mái tole, nền gạch đá tây, cửa sổ tổ tò vò bằng gỗ. Đoạn đường từ nhà đến trường chưa đầy một cây số mà hồi đó út Thúy dắt bạn đi lệch kệch, bạn vấp lên vấp xuống không biết bao nhiêu bận, thấy xa ơi là xa. Con đường đá đỏ sáng tháng chín trời quang mây tạnh, cái cảm giác bạn nhỏ bé lần đầu tiên đi mẫu giáo thấy nó hồi hồi hộp hộp chi mà lạ lùng vô tận!
Trường mẫu giáo nhà quê, lũ trẻ quê dòm mặt nhau quen hết ráo, mà đứa nào lần đầu tiên đến lớp cũng khóc ngấu! Bạn cũng mếu mếu, kiểu thấy tủi thân vì con người ta cha mạ đưa đến tận cửa lớp, rồi dòm vô rồi nhảy bổ vô phụ cô giáo dỗ dành mấy trẻ khóc quấy, còn mình ên mình thì cha mạ đi đâu mất tiêu rồi, cô Út Thúy cũng về rồi!
Và hồi mẫu giáo là hồi mà bạn xênh xang nhất, kiểu như bạn là hot boy trong trường á! Bởi bạn lanh và sáng quá mà! Lúc nhỏ bạn mập mập, trắng trắng (sau lớn dần lên thì bạn ốm bớt đi, đen thui luôn vì ăn tối ngày trốn má chạy ngoài đường, giang nắng, chơi đủ thứ trò, cứ thế mà nhan sắc của bạn đến bây giờ... thấy mà tội!). Bạn khoái coi truyện từ hồi nhỏ, lúc học mẫu giáo thì chưa biết chữ, nhưng vẫn khoái dòm dòm và đoán nội dung qua mấy cái truyện cổ tích nhà xuất bản in bé như bàn tay, bán năm trăm một quyển, toàn những truyện cổ tích Việt Nam từ sự tích con muỗi, sao hôm sao mai, Mai An Tiêm, nàng cóc... khiến bạn khoái lắm! Học mẫu giáo chứ có học gì đâu, hát hát, múa múa, nghe cô giáo kể chuyện rồi xung phong lên kể lại cho cả lớp nghe. Bạn rành sáu câu, lanh nữa nên lúc nào cũng dẫn đầu!
Lên tiểu học, bạn sợ lắm! Vì nghe nói học dở là ở lại lớp, mà bạn sợ ở lại lớp lắm luôn. Cái nôi ở nhà toàn dân học dốt! Mấy anh chị em sàn sàn lứa tuổi, có người học lớp một đến hai năm, mà thời đó rớt là rớt, là ở lại học chừng nào lên được lớp mới thôi chớ không phải như bây giờ mà kiểu nào cũng sẽ được tống lên lớp trên, thành ra hổng chân, và thầy cô ở lớp cao hơn thì cứ đổ thừa cho thầy cô ở cấp dưới dạy dỗ làm sao mà tụi học trò càng lớn... càng hổng biết gì hết (thì cũng vì cái bệnh thành tích á!)
Sợ thì sợ những vẫn phải đi học, như một quy luật tự nhiên, tới tuổi thì tới trường, ngày năm tháng chín ngày toàn dân đưa trẻ tới trường (in như bây giờ các bạn trẻ của bạn không còn theo cái quy luật ấy nữa, mỗi trường mỗi phách, mỗi nơi mỗi ngày - mất đi một niềm vui nho nhỏ và tập thể của những ngày xưa cũ, đáng buồn chứ bộ!). Trường tiểu học của bạn ngày xưa nhỏ xíu, học ké phân hiệu của cái trường cấp ba của xã, mấy bé cấp một thường lúc nào khi ra về cũng có giang mấy chị bận áo dài trắng đặng đi về, cha má khỏi phải rước!
Học cấp một nhớ có bận buổi trưa ra về bạn cùng mấy thằng giang hồ khác, bắt được con ốc hay châu chấu hay chim chóc gì đó, con vật đó chết. Cả đám hè nhau đem ra sau trường chôn, làm đám ma, giả bộ khóc, rồi đọc kinh - bị lậm bởi đạo Cao Đài nhà mình mà! Hồi đó con nít làm nghiêm túc lắm, qua ba ngày sau còn ra sau trường mở cửa mả cho con vật đáng thương nữa! Ký ức trong trẻo ngọt lành mà mỗi bận bạn nhớ tới là thấy thương thấy xót là thấy cả tuổi thơ cựa mình tỉnh dậy ngơ ngác hỏi, ủa hồi xưa có thời tui cũng điên dữ dội vậy đó hả?
Và cũng bày đặt bứt lá thuộc bài với lại bông phượng làm bươm bướm ép vô trang vở cho mấy cái gọi là... mau thuộc bài và chia tay lớp. Mắc cười lắm có bận bạn nghĩ, ép bông phượng làm chi trời, đen thui mà cũng chả thơm tho gì cả, thế là đem cả chục quyển vở trắng phần thưởng cuối năm đi ép vô mấy cái bông... sứ cho nó thơm! Dè đâu bông sứ tươi nó có nước, làm ố hết trơn mấy quyển vở. Bạn hổng biết đến nửa tháng sau mở ra thì thúi hoắc, đem vứt luôn chục vở mà tiếc trời thần đất lỡ, ai biểu cái tội tài lanh!
Năm lớp ba trường có mấy bác sinh viên đại học Văn Lang xuống thăm và phát quà trung thu nhơn ngày rằm tháng tám! Mới bữa đó học lịch sử có dạy bài về nước Văn Lang, má ơi, bạn hết hồn nói trời đất cơi giờ này mà còn vua Hùng xuống thăm bạn nữa sao? Con nít quê trớt nào giờ đâu có biết là sau khi mình học xong thì sẽ tới cái gì, mà lúc đó cũng chả biết trường đại học nó là cái gì và Văn Lang nó là cái thế nào! Tự nhiên đùng một phát ứng dụng ngay vào bài học lịch sử và... đến giờ mỗi khi nghĩ lại vẫn thấy mắc cười với những suy nghĩ non dại của bạn như thế!
Kỷ niệm ngày đi học thì còn nhiều vô số. Lâu lâu bạn lại kể tiếp, phải tranh thủ chứ! Như những người muôn năm cũ, bạn góp nhặt lại để dành, để lâu lâu mở ra đặng nhớ, đặng cười đó đặng quên đó mà thương!
Bạn không lưu lại những file trong trang bờ lau này, rồi có khi nào trang này bị hack (hay đại loại thế) thì ký ức biết trốn nơi nao?
Bữa đầu tiên bạn đi học, tính từ lúc học mẫu giáo vậy, cho nó vui! Bữa đó bạn nhỏ xíu, in như má với cha đi mần hay bận gì đó, nhờ Út Thúy đưa bạn đến trường giùm! Cái trường mẫu giáo bông sen tám (sao hồi đó mấy trường mẫu giáo hay lấy tên kiểu thế này?) nhỏ xíu, có hai phòng học, mái tole, nền gạch đá tây, cửa sổ tổ tò vò bằng gỗ. Đoạn đường từ nhà đến trường chưa đầy một cây số mà hồi đó út Thúy dắt bạn đi lệch kệch, bạn vấp lên vấp xuống không biết bao nhiêu bận, thấy xa ơi là xa. Con đường đá đỏ sáng tháng chín trời quang mây tạnh, cái cảm giác bạn nhỏ bé lần đầu tiên đi mẫu giáo thấy nó hồi hồi hộp hộp chi mà lạ lùng vô tận!
Trường mẫu giáo nhà quê, lũ trẻ quê dòm mặt nhau quen hết ráo, mà đứa nào lần đầu tiên đến lớp cũng khóc ngấu! Bạn cũng mếu mếu, kiểu thấy tủi thân vì con người ta cha mạ đưa đến tận cửa lớp, rồi dòm vô rồi nhảy bổ vô phụ cô giáo dỗ dành mấy trẻ khóc quấy, còn mình ên mình thì cha mạ đi đâu mất tiêu rồi, cô Út Thúy cũng về rồi!
Và hồi mẫu giáo là hồi mà bạn xênh xang nhất, kiểu như bạn là hot boy trong trường á! Bởi bạn lanh và sáng quá mà! Lúc nhỏ bạn mập mập, trắng trắng (sau lớn dần lên thì bạn ốm bớt đi, đen thui luôn vì ăn tối ngày trốn má chạy ngoài đường, giang nắng, chơi đủ thứ trò, cứ thế mà nhan sắc của bạn đến bây giờ... thấy mà tội!). Bạn khoái coi truyện từ hồi nhỏ, lúc học mẫu giáo thì chưa biết chữ, nhưng vẫn khoái dòm dòm và đoán nội dung qua mấy cái truyện cổ tích nhà xuất bản in bé như bàn tay, bán năm trăm một quyển, toàn những truyện cổ tích Việt Nam từ sự tích con muỗi, sao hôm sao mai, Mai An Tiêm, nàng cóc... khiến bạn khoái lắm! Học mẫu giáo chứ có học gì đâu, hát hát, múa múa, nghe cô giáo kể chuyện rồi xung phong lên kể lại cho cả lớp nghe. Bạn rành sáu câu, lanh nữa nên lúc nào cũng dẫn đầu!
Lên tiểu học, bạn sợ lắm! Vì nghe nói học dở là ở lại lớp, mà bạn sợ ở lại lớp lắm luôn. Cái nôi ở nhà toàn dân học dốt! Mấy anh chị em sàn sàn lứa tuổi, có người học lớp một đến hai năm, mà thời đó rớt là rớt, là ở lại học chừng nào lên được lớp mới thôi chớ không phải như bây giờ mà kiểu nào cũng sẽ được tống lên lớp trên, thành ra hổng chân, và thầy cô ở lớp cao hơn thì cứ đổ thừa cho thầy cô ở cấp dưới dạy dỗ làm sao mà tụi học trò càng lớn... càng hổng biết gì hết (thì cũng vì cái bệnh thành tích á!)
Sợ thì sợ những vẫn phải đi học, như một quy luật tự nhiên, tới tuổi thì tới trường, ngày năm tháng chín ngày toàn dân đưa trẻ tới trường (in như bây giờ các bạn trẻ của bạn không còn theo cái quy luật ấy nữa, mỗi trường mỗi phách, mỗi nơi mỗi ngày - mất đi một niềm vui nho nhỏ và tập thể của những ngày xưa cũ, đáng buồn chứ bộ!). Trường tiểu học của bạn ngày xưa nhỏ xíu, học ké phân hiệu của cái trường cấp ba của xã, mấy bé cấp một thường lúc nào khi ra về cũng có giang mấy chị bận áo dài trắng đặng đi về, cha má khỏi phải rước!
Học cấp một nhớ có bận buổi trưa ra về bạn cùng mấy thằng giang hồ khác, bắt được con ốc hay châu chấu hay chim chóc gì đó, con vật đó chết. Cả đám hè nhau đem ra sau trường chôn, làm đám ma, giả bộ khóc, rồi đọc kinh - bị lậm bởi đạo Cao Đài nhà mình mà! Hồi đó con nít làm nghiêm túc lắm, qua ba ngày sau còn ra sau trường mở cửa mả cho con vật đáng thương nữa! Ký ức trong trẻo ngọt lành mà mỗi bận bạn nhớ tới là thấy thương thấy xót là thấy cả tuổi thơ cựa mình tỉnh dậy ngơ ngác hỏi, ủa hồi xưa có thời tui cũng điên dữ dội vậy đó hả?
Và cũng bày đặt bứt lá thuộc bài với lại bông phượng làm bươm bướm ép vô trang vở cho mấy cái gọi là... mau thuộc bài và chia tay lớp. Mắc cười lắm có bận bạn nghĩ, ép bông phượng làm chi trời, đen thui mà cũng chả thơm tho gì cả, thế là đem cả chục quyển vở trắng phần thưởng cuối năm đi ép vô mấy cái bông... sứ cho nó thơm! Dè đâu bông sứ tươi nó có nước, làm ố hết trơn mấy quyển vở. Bạn hổng biết đến nửa tháng sau mở ra thì thúi hoắc, đem vứt luôn chục vở mà tiếc trời thần đất lỡ, ai biểu cái tội tài lanh!
Năm lớp ba trường có mấy bác sinh viên đại học Văn Lang xuống thăm và phát quà trung thu nhơn ngày rằm tháng tám! Mới bữa đó học lịch sử có dạy bài về nước Văn Lang, má ơi, bạn hết hồn nói trời đất cơi giờ này mà còn vua Hùng xuống thăm bạn nữa sao? Con nít quê trớt nào giờ đâu có biết là sau khi mình học xong thì sẽ tới cái gì, mà lúc đó cũng chả biết trường đại học nó là cái gì và Văn Lang nó là cái thế nào! Tự nhiên đùng một phát ứng dụng ngay vào bài học lịch sử và... đến giờ mỗi khi nghĩ lại vẫn thấy mắc cười với những suy nghĩ non dại của bạn như thế!
Kỷ niệm ngày đi học thì còn nhiều vô số. Lâu lâu bạn lại kể tiếp, phải tranh thủ chứ! Như những người muôn năm cũ, bạn góp nhặt lại để dành, để lâu lâu mở ra đặng nhớ, đặng cười đó đặng quên đó mà thương!
Bạn không lưu lại những file trong trang bờ lau này, rồi có khi nào trang này bị hack (hay đại loại thế) thì ký ức biết trốn nơi nao?
Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012
Út lấy chồng!
Dì út lấy chồng hồi tuần trước!
Dì út sanh năm 1978, chạy như năm nay út 34 tuổi, cái tuổi mà ai cũng ngỡ là rồi thì út cũng như cô Hương con của ông Hai nhà lầu đối diện nhà, cũng giống như bà Năm trong xóm - muộn đường chồng con, ở giá! Cô Hương đã qua cái ngưỡng bốn mươi, mở tiệm may, ở mình ên ở cái nhà lầu hai tầng khang trang mà buồn hiu hắt. Và bà năm thì thui thủi ngày ngày đi chùa tụng kinh cúng kiếng, cũng có mình ên!
Nhưng dì út thì lấy chồng, mới đưa dâu hồi tuần trước, ba ngày sau phản bái, vợ chồng cô dâu chú rể về nhà ngoại, ăn bữa cơm, sum họp!
Cái số út khổ! Sinh ra vào cái thời điểm nhà ngoại không dư dả gì! Bận đó má với bà ngoại cùng có thai, út sinh ra trước chị hai mấy tháng, nhưng năm hết tết đến nên thành ra út lớn hơn chị hai một tuổi! Chị hai với út lớn lên chung với nhau, dì cháu mà như hai chị em, mần gì cũng con Nga với con Thảo, rồi sau này là chị ba, nhỏ hơn út bốn tuổi! Gộp chung lại thành một nhóm! Nhà hồi đó ông ngoại làm trại cây, cha với má thì làm trại đũa, sau giải phóng nên mần ăn nói chung cũng khó, nhưng gom góp cũng có đồng ra đồng vào! Út với hai chị lớn lên cùng nhau, nhà thì đông anh em - bên ngoại có tới 15 người, sau út còn có dì út nữa, nhưng dì út chót thì bị bệnh, tới giờ vẫn còn bệnh, nên thành ra tính có mình út là thương nhất, bởi ông bà ngoại mất sớm, út phải lo cho dì út chót nữa, vậy nên anh chị em thương, thương sâu, thương đầm!
Nhớ hồi còn nhỏ, nhà ngoại là nhà cổ, mái ngói, ba gian, cửa lá xép, bằng cây, mấy cây cột bằng gỗ, con nít trồi lên hụp xuống bóng láng. Có cái ván gỗ, tối ngủ văng mùng, muỗi kêu xè xè. Út ngủ chung trên bộ ván gỗ đó với chị hai và chị ba. Ba người ai cũng ghiền đọc tiểu thuyết. Bận đó chưa có điện, tối nào cũng chong đèn dầu đọc sách! Ban ngày đâu dám đọc, bà ngoại thấy là la chết, con gái toàn đọc ba cái tiểu thuyết, riết hư người! Nên có bữa đêm quên thổi đèn, nửa đêm lửa bén chạy trụi lủi cái mùng, cũng may ba người tỉnh kịp, dập tắt lửa!
Nhưng út thì vẫn không rời được cái niềm mê đọc sách! Hồi đó nhỏ lắm mà đã đọc ké sách của út, tờ Kiến thức ngày nay và Thế giới mới mở ra một vùng kiến thức cho bạn và kéo dài cho đến tận bây giờ! Út đọc Mực tím, đọc tạp chí Phim (in như bây giờ tạp chí này nghỉ chơi rồi, chắc tại không sống được với những tạp chí mạng toàn khoe hàng, lộ ngực, bơm vá, đại gia và cạp đất mà ăn với chuẩn men thôi!). Trong tủ sách của út giờ giở ra là toàn những tờ báo của hơn chục năm về trước, giấy đen thui mà út trân trọng dữ lắm, cất trong hộc tủ thờ của ngoại, lâu lâu lại bưng ra, xếp vô, thấy mà thương!
Út học hết lớp chín, nghỉ, đi học nghề may! Ngày xưa học may đối với con gái là nghề thời thượng, in như nhà nào có con gái lớn lên cũng đi học nghề may! Má cũng có nghề may, mà dì mười, dì tám, mợ ba, mợ chín... ai cũng một tay may đồ hết ráo! Út khéo tay, nên tết nào cũng được người ta đặt hàng may tới tấp! Cái thời khăn khó, con người ta in như chưa biết đua chen sửa sạng là gì, tết con nít toàn đi may đồ chứ không phải như bây giờ, toàn mặc đồ của shop này, nhãn hiệu nọ! Tết út may đồ đắt dữ lắm! Khéo tay, út bày ra thiết kế này nọ, có cả một cuốn sổ út vẽ mẫu, có bận giở ra thấy út vẽ mấy cái hình giang hồ nhân hiệp nghĩa sĩ, đẹp lắm!
Ngày ngoại mất thì út đang học lại bổ túc! Rồi bằng chiếc xe đạp ngày ngày út đạp vô chùa học cho lấy được cái bằng cấp ba, thi vô trường Nông xúc tỉnh nhưng không đậu - làm sao mà đậu cho được khi mà vừa phải lo cho em vừa phải lo cho cuộc sống, khi mà anh chị em cũng không ai khá hết! Út cứ thế mà sống, hiên ngang mà sống, hình như bận đó chả có ai nghĩ đến chuyện út sẽ lập gia đình! Vì cuộc sống của út là căn nhà thờ, là những bông hoa trà quả út khéo tay chưng đẹp như nghệ nhân trong những ngày tết, là năm cái đám giỗ, là út chót bệnh, là... cả sự ngại lấy chồng của một người... nào giờ luôn nghĩ rằng... mình sẽ không lấy chồng, mà ở vậy, thôi!
Nhưng út lấy chồng, ở cái tuổi quá ... dừ của một người phụ nữ!
Cháu của út giờ thì nhiều đứa con đã đi lẫm chẫm, có đứa đã vào mẫu giáo, gọi bằng bà, nghe phát sợ! Bữa lạy công cô, con cháu tụ về đông như cái chợ! Cô dâu bẽn lẽn bận áo dài màu hồng phấn bước ra, không tóc tai chi hết mà cười hề hà "Tụi bây làm cái gì mà người ta lạy công cô khóc như mây như mưa mà tới tao thì cười thấy toàn răng không là sao?". Út tí toáy ngày cưới tự nhiên cũng thấy bẽn lẽn, cái từng trải cũng không làm cho con người ta bớt đi nỗi sợ hãi và cả bối rối khi cuộc sống bấy lâu nay chỉ quen với gia đình mình giờ phải chia đôi với một người mình khác! Út không khóc mà hình như có cả bầy cháu đang rấm rứt khóc! Nhà chú rể khó khăn quá rồi út mình sẽ ra sao?
Ra sao là ra sao? Cũng phải cho người ta bước tiếp đi chứ sao!
Dì út sanh năm 1978, chạy như năm nay út 34 tuổi, cái tuổi mà ai cũng ngỡ là rồi thì út cũng như cô Hương con của ông Hai nhà lầu đối diện nhà, cũng giống như bà Năm trong xóm - muộn đường chồng con, ở giá! Cô Hương đã qua cái ngưỡng bốn mươi, mở tiệm may, ở mình ên ở cái nhà lầu hai tầng khang trang mà buồn hiu hắt. Và bà năm thì thui thủi ngày ngày đi chùa tụng kinh cúng kiếng, cũng có mình ên!
Nhưng dì út thì lấy chồng, mới đưa dâu hồi tuần trước, ba ngày sau phản bái, vợ chồng cô dâu chú rể về nhà ngoại, ăn bữa cơm, sum họp!
Cái số út khổ! Sinh ra vào cái thời điểm nhà ngoại không dư dả gì! Bận đó má với bà ngoại cùng có thai, út sinh ra trước chị hai mấy tháng, nhưng năm hết tết đến nên thành ra út lớn hơn chị hai một tuổi! Chị hai với út lớn lên chung với nhau, dì cháu mà như hai chị em, mần gì cũng con Nga với con Thảo, rồi sau này là chị ba, nhỏ hơn út bốn tuổi! Gộp chung lại thành một nhóm! Nhà hồi đó ông ngoại làm trại cây, cha với má thì làm trại đũa, sau giải phóng nên mần ăn nói chung cũng khó, nhưng gom góp cũng có đồng ra đồng vào! Út với hai chị lớn lên cùng nhau, nhà thì đông anh em - bên ngoại có tới 15 người, sau út còn có dì út nữa, nhưng dì út chót thì bị bệnh, tới giờ vẫn còn bệnh, nên thành ra tính có mình út là thương nhất, bởi ông bà ngoại mất sớm, út phải lo cho dì út chót nữa, vậy nên anh chị em thương, thương sâu, thương đầm!
Nhớ hồi còn nhỏ, nhà ngoại là nhà cổ, mái ngói, ba gian, cửa lá xép, bằng cây, mấy cây cột bằng gỗ, con nít trồi lên hụp xuống bóng láng. Có cái ván gỗ, tối ngủ văng mùng, muỗi kêu xè xè. Út ngủ chung trên bộ ván gỗ đó với chị hai và chị ba. Ba người ai cũng ghiền đọc tiểu thuyết. Bận đó chưa có điện, tối nào cũng chong đèn dầu đọc sách! Ban ngày đâu dám đọc, bà ngoại thấy là la chết, con gái toàn đọc ba cái tiểu thuyết, riết hư người! Nên có bữa đêm quên thổi đèn, nửa đêm lửa bén chạy trụi lủi cái mùng, cũng may ba người tỉnh kịp, dập tắt lửa!
Nhưng út thì vẫn không rời được cái niềm mê đọc sách! Hồi đó nhỏ lắm mà đã đọc ké sách của út, tờ Kiến thức ngày nay và Thế giới mới mở ra một vùng kiến thức cho bạn và kéo dài cho đến tận bây giờ! Út đọc Mực tím, đọc tạp chí Phim (in như bây giờ tạp chí này nghỉ chơi rồi, chắc tại không sống được với những tạp chí mạng toàn khoe hàng, lộ ngực, bơm vá, đại gia và cạp đất mà ăn với chuẩn men thôi!). Trong tủ sách của út giờ giở ra là toàn những tờ báo của hơn chục năm về trước, giấy đen thui mà út trân trọng dữ lắm, cất trong hộc tủ thờ của ngoại, lâu lâu lại bưng ra, xếp vô, thấy mà thương!
Út học hết lớp chín, nghỉ, đi học nghề may! Ngày xưa học may đối với con gái là nghề thời thượng, in như nhà nào có con gái lớn lên cũng đi học nghề may! Má cũng có nghề may, mà dì mười, dì tám, mợ ba, mợ chín... ai cũng một tay may đồ hết ráo! Út khéo tay, nên tết nào cũng được người ta đặt hàng may tới tấp! Cái thời khăn khó, con người ta in như chưa biết đua chen sửa sạng là gì, tết con nít toàn đi may đồ chứ không phải như bây giờ, toàn mặc đồ của shop này, nhãn hiệu nọ! Tết út may đồ đắt dữ lắm! Khéo tay, út bày ra thiết kế này nọ, có cả một cuốn sổ út vẽ mẫu, có bận giở ra thấy út vẽ mấy cái hình giang hồ nhân hiệp nghĩa sĩ, đẹp lắm!
Ngày ngoại mất thì út đang học lại bổ túc! Rồi bằng chiếc xe đạp ngày ngày út đạp vô chùa học cho lấy được cái bằng cấp ba, thi vô trường Nông xúc tỉnh nhưng không đậu - làm sao mà đậu cho được khi mà vừa phải lo cho em vừa phải lo cho cuộc sống, khi mà anh chị em cũng không ai khá hết! Út cứ thế mà sống, hiên ngang mà sống, hình như bận đó chả có ai nghĩ đến chuyện út sẽ lập gia đình! Vì cuộc sống của út là căn nhà thờ, là những bông hoa trà quả út khéo tay chưng đẹp như nghệ nhân trong những ngày tết, là năm cái đám giỗ, là út chót bệnh, là... cả sự ngại lấy chồng của một người... nào giờ luôn nghĩ rằng... mình sẽ không lấy chồng, mà ở vậy, thôi!
Nhưng út lấy chồng, ở cái tuổi quá ... dừ của một người phụ nữ!
Cháu của út giờ thì nhiều đứa con đã đi lẫm chẫm, có đứa đã vào mẫu giáo, gọi bằng bà, nghe phát sợ! Bữa lạy công cô, con cháu tụ về đông như cái chợ! Cô dâu bẽn lẽn bận áo dài màu hồng phấn bước ra, không tóc tai chi hết mà cười hề hà "Tụi bây làm cái gì mà người ta lạy công cô khóc như mây như mưa mà tới tao thì cười thấy toàn răng không là sao?". Út tí toáy ngày cưới tự nhiên cũng thấy bẽn lẽn, cái từng trải cũng không làm cho con người ta bớt đi nỗi sợ hãi và cả bối rối khi cuộc sống bấy lâu nay chỉ quen với gia đình mình giờ phải chia đôi với một người mình khác! Út không khóc mà hình như có cả bầy cháu đang rấm rứt khóc! Nhà chú rể khó khăn quá rồi út mình sẽ ra sao?
Ra sao là ra sao? Cũng phải cho người ta bước tiếp đi chứ sao!
Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012
Làm vài cái so sánh a!
Ha ha, tự nhiên bữa mình ngồi, làm cái so sánh chỗ làm cũ với chỗ làm mới, nó như thế này này:
1. Hồi trước mình làm ở ANZ, mỗi lần mình về quê mình nói với bạn mình hay bà con mình rằng ngân hàng này này này, ai cũng hổng biết. Còn giờ mình làm ở Vietcombank, mình đi tiếp thị hoặc đi tiếp xúc khách hàng, nhiều người toàn nhầm qua Vietinbank. Nói chung, toàn ngân hàng lớn mà ở quê mình ít người biết, chậc!
2. ANZ trước làm ở phòng Marketing & PR, tối ngày ăn chơi nhảy múa, đi karaoke, đi ăn với khách hàng. Vietcombank giờ làm tín dụng, tối ngày cũng nhong nhong ngoài đường, đi cà phê, đi nhậu với khách hàng!
3. Ngân hàng Z mình ngồi vắt vẻo ở tầng 10, có bận ngồi nói chơi lỡ mai mốt có động đất hay gì gì đó chắc chết hết quá! Vietcombank giờ ở trệt, má ơi, khỏi phải lo vụ tai nạn, thiên tai gì sất! Sàn nhà không có thảm nữa, đi ở ngoài về nhiều khi giày dơ, dẫm lên cái sàn dòm... tội cái sàn gạch bông ghê ghớm!
4. Mùa mưa năm trước mình làm ở Z được cho có... 300 cái áo mưa, xài hổng hết nên cấp tốc liên hệ Hội đồng hương Tây Ninh ở bên trường Ngân hàng đặng cho gấp, đặng các bác bên ấy đem cho từ thiện quê mình! Mùa mưa năm nay, hẩm hiu, đến một cái áo mưa branding cho ngân hàng cũng hổng có! Bữa đi công tác ở trong vùng sâu vùng sa, khu vực ba nông thôn ở Phước Chỉ (quê của nghệ sĩ cải lương Châu Thanh), lúc về trời mưa cũng may khách hàng cho các áo mưa thuốc trừ sâu bận về!
5. Bánh trung thu nghe bảo cơ quan cho là đặt của Kinh Đô, nhỏ đồng nghiệp ngồi cười hí hửng, đã quá đã quá! Mình ngồi kế bên rung đùi, trời đất cơi nhớ ngày xưa tui làm ở Z, trung thu được cho nguyên cái hộp bánh trung thu làm bằng gỗ, khảm xà cừ, có logo ANZ, bánh đặt ở khách sạn 5 sao, có cái trống bỏi với cả hai cái lồng đèn bằng giấy nữa, sang và đẳng cấp lắm ạ!
6. Được cái lương thì bằng nhau a! Thưởng bên Vietcombank ba tháng, sáu tháng lên đều đều! Z thì hổng biết bonus ra sao, nhưng chắc cũng nhiều, hà hà!
7. Làm ở Z sếp khuyến khích nhân viên nghỉ! Vietcombank thì sếp cho nghỉ nhưng chả đứa nào dám nghỉ, nhiều khi nghỉ sếp còn dặn nghỉ nhưng phải kiếm khách hàng ở nhà, hoặc... nghỉ ở nhà làm cái gì! Trình độ chênh lệch quá!
8. Nhiều cái khác biệt nữa, thì dĩ nhiên rồi, một cái là của Nhà nước và một cái là của nước ngoài! So sánh hoài chắc tới mơi cũng hổng hết nữa a!
1. Hồi trước mình làm ở ANZ, mỗi lần mình về quê mình nói với bạn mình hay bà con mình rằng ngân hàng này này này, ai cũng hổng biết. Còn giờ mình làm ở Vietcombank, mình đi tiếp thị hoặc đi tiếp xúc khách hàng, nhiều người toàn nhầm qua Vietinbank. Nói chung, toàn ngân hàng lớn mà ở quê mình ít người biết, chậc!
2. ANZ trước làm ở phòng Marketing & PR, tối ngày ăn chơi nhảy múa, đi karaoke, đi ăn với khách hàng. Vietcombank giờ làm tín dụng, tối ngày cũng nhong nhong ngoài đường, đi cà phê, đi nhậu với khách hàng!
3. Ngân hàng Z mình ngồi vắt vẻo ở tầng 10, có bận ngồi nói chơi lỡ mai mốt có động đất hay gì gì đó chắc chết hết quá! Vietcombank giờ ở trệt, má ơi, khỏi phải lo vụ tai nạn, thiên tai gì sất! Sàn nhà không có thảm nữa, đi ở ngoài về nhiều khi giày dơ, dẫm lên cái sàn dòm... tội cái sàn gạch bông ghê ghớm!
4. Mùa mưa năm trước mình làm ở Z được cho có... 300 cái áo mưa, xài hổng hết nên cấp tốc liên hệ Hội đồng hương Tây Ninh ở bên trường Ngân hàng đặng cho gấp, đặng các bác bên ấy đem cho từ thiện quê mình! Mùa mưa năm nay, hẩm hiu, đến một cái áo mưa branding cho ngân hàng cũng hổng có! Bữa đi công tác ở trong vùng sâu vùng sa, khu vực ba nông thôn ở Phước Chỉ (quê của nghệ sĩ cải lương Châu Thanh), lúc về trời mưa cũng may khách hàng cho các áo mưa thuốc trừ sâu bận về!
5. Bánh trung thu nghe bảo cơ quan cho là đặt của Kinh Đô, nhỏ đồng nghiệp ngồi cười hí hửng, đã quá đã quá! Mình ngồi kế bên rung đùi, trời đất cơi nhớ ngày xưa tui làm ở Z, trung thu được cho nguyên cái hộp bánh trung thu làm bằng gỗ, khảm xà cừ, có logo ANZ, bánh đặt ở khách sạn 5 sao, có cái trống bỏi với cả hai cái lồng đèn bằng giấy nữa, sang và đẳng cấp lắm ạ!
6. Được cái lương thì bằng nhau a! Thưởng bên Vietcombank ba tháng, sáu tháng lên đều đều! Z thì hổng biết bonus ra sao, nhưng chắc cũng nhiều, hà hà!
7. Làm ở Z sếp khuyến khích nhân viên nghỉ! Vietcombank thì sếp cho nghỉ nhưng chả đứa nào dám nghỉ, nhiều khi nghỉ sếp còn dặn nghỉ nhưng phải kiếm khách hàng ở nhà, hoặc... nghỉ ở nhà làm cái gì! Trình độ chênh lệch quá!
8. Nhiều cái khác biệt nữa, thì dĩ nhiên rồi, một cái là của Nhà nước và một cái là của nước ngoài! So sánh hoài chắc tới mơi cũng hổng hết nữa a!
Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012
Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012
Bạn sẽ buông tay!
Bạn mệt rồi, bạn mệt rồi!
Chiều nay khi bạn a lô cho chị đồng nghiệp ngày trước làm chung ở ANZ, than than thở thở với chị, chị quăng cho một câu ngay tắp lự: trời đất cơi VCB là niềm mơ ước của chị đó cưng! Ở đầu dây bên này bạn quăng nguyên cục lơ to tổ bố, thì là niềm mơ ước của chị, nhưng giờ là nỗi ám ảnh của em đó, chị ơi!
Bạn vào VCB làm tròm trèm một năm rồi! Nhớ ngày nộp hồ sơ, bạn lóc cóc lèng xèng vác mỗi cái CV với máy tấm giấy khen này nọ lên văn phòng chi nhánh nộp, bị từ chối! Lần thứ hai lên - đỡ lèng xèng hơn nhưng cũng bị từ chối - thiếu đủ thứ bằng cấp từ vi tính đến tiếng anh và cả... bằng tốt nghiệp đại học nữa. Lần cuối cùng, chưa có đủ hết các thể loại bằng nhưng bạn mệt mỏi lắm rồi, chỉ để hồ sơ một cái cộp lên bàn, loắn xoắn bên tai là tiếng của chị trưởng phòng bảo em để đó thì chị nhận nhưng nhận thôi chứ không có cơ hội cho em đâu, em chưa đủ bằng mà! Cuối cùng bạn đậu, bạn cũng ngỡ ngàng y chang như cô bạn làm bên U có bận hỏi mình: ủa chứ ông làm ở quê chắc có quen biết mới xin vô được hả? Và cả ông anh cùng trường cấp ba dạo trước cũng thẳng băng phang cho mình một câu: làm ngân hàng chắc em quen biết mới được nhận vô phải không?
Thì không, không quen biết, không dây mơ rễ má, nên giờ bạn mới cảm thấy mệt mỏi như thế này nè! Bạn làm mảng tín dụng! Sếp giao hồ sơ, không nắm bất cứ thông tin nào của khách hàng hết, vẫn phải ký, mà còn phải ký nhanh, ký lẹ, kẻo khách hàng giận, kẻo mất mặt sếp! Bạn làm mảng tín dụng, nghĩa là mỗi ngày phải bươn bả ngoài nắng đặng đi tìm khách hàng về! Thời buổi khăn khó, không kiếm được về báo cáo sếp, mong nhận lại vài lời an ủi động viên kiểu cố gắng lên em ơi thì bị quăng ngay một cục lơ, sếp ủa ủa bộ khó chứ đâu phải không làm được đâu! Bạn im re, cái thằng háo thắng với thẳng tính trong đầu bốc khói. Nhiều bữa sáng ngủ dậy, thèm viết đơn xin nghỉ việc cho rồi, chia tay sớm bớt đau khổ, vậy!
Nhưng nhiều bận bạn suy nghĩ thế này! Trời đất cơi làm nghề nào mà không khó, không khổ! Mới đụng có tí xíu chuyện mà đã than than thở thở, dễ nán quá thì dù có chuyển công việc khác thì nếu đụng chuyện gì đó không vừa ý, không vừa lòng, bạn lại coi mòi muốn chuyển đi, như vậy thì đâu có được, nhà còn ba má vẫn phải trợ cấp mà! Bạn nghĩ vậy đó cho nên cái chữ nhiều khi muốn viết đơn xin nghỉ việc cho rồi ở trên kia lúc lắc, vẫy vẫy bảo làm đi, thực hiện đi, nghỉ đại đi rồi lõng la lõng lẻo bay đi! Bạn lại cắm đầu vào công việc,tìm kiếm khách hàng huy động vốn, và năn nỉ khách hàng đi vay!
Mắc cười ghê chưa: năn nỉ khách hàng đi vay! Cái này thiệt, khách hàng tốt thì khó kiếm, khách hàng cà lơ phất phơ thì đầy, chỗ nào cũng có, khi nào cũng có! Nên muốn khách hàng đàng hoàng, phải năn nỉ, phải cạnh tranh, chào lãi suất và dày mặt! Bạn mệt mỏi với cái chuỗi dài đi năn nỉ người ta đó! Bạn biết rằng mình không khoái sales đâu, cũng không khoái cả ngân hàng, dễ ở tù như cái hồi viết đơn chọn trường thi đại học! Nếu khoái thì bạn đã nộp đơn vào trường Ngân hàng rồi mà!
Nhưng ngân hàng như một cái vận, lôi bạn vào, day dứt mãi không ra! Hồi trước bạn làm bên ANZ, mảng marketing, hồi bạn kết thúc bên đó, chị sếp có đề nghị bạn bay qua làm mortgage, bạn từ chối - bạn ớn đi sales lắm! Rồi sau đó bạn vác cái CV có kinh nghiệm mảng ngân hàng qua các công ty FMCG, hổng ai thèm nhận! Chỉ duy nhất nộp một bộ hồ sơ cho VCB, thì vào làm luôn, bất ngờ, không thể tưởng nổi!
Bây giờ thì bạn đã quá chán nản rồi! Không có cơ hội đặng bạn phát triển bản thân, sự rủi ro quá xá cao trong từng bộ hồ sơ bạn ký! Và cả tình đồng nghiệp lỏng lẻo được kết nhau bằng những: sợ mất lòng sếp, nịnh đặng sếp thương, dòm mặt sếp mà ăn nói khép nép!
Chắc là bạn sẽ buông tay, vào một ngày không xa!
Nhớ Sài Gòn!
Chiều nay khi bạn a lô cho chị đồng nghiệp ngày trước làm chung ở ANZ, than than thở thở với chị, chị quăng cho một câu ngay tắp lự: trời đất cơi VCB là niềm mơ ước của chị đó cưng! Ở đầu dây bên này bạn quăng nguyên cục lơ to tổ bố, thì là niềm mơ ước của chị, nhưng giờ là nỗi ám ảnh của em đó, chị ơi!
Bạn vào VCB làm tròm trèm một năm rồi! Nhớ ngày nộp hồ sơ, bạn lóc cóc lèng xèng vác mỗi cái CV với máy tấm giấy khen này nọ lên văn phòng chi nhánh nộp, bị từ chối! Lần thứ hai lên - đỡ lèng xèng hơn nhưng cũng bị từ chối - thiếu đủ thứ bằng cấp từ vi tính đến tiếng anh và cả... bằng tốt nghiệp đại học nữa. Lần cuối cùng, chưa có đủ hết các thể loại bằng nhưng bạn mệt mỏi lắm rồi, chỉ để hồ sơ một cái cộp lên bàn, loắn xoắn bên tai là tiếng của chị trưởng phòng bảo em để đó thì chị nhận nhưng nhận thôi chứ không có cơ hội cho em đâu, em chưa đủ bằng mà! Cuối cùng bạn đậu, bạn cũng ngỡ ngàng y chang như cô bạn làm bên U có bận hỏi mình: ủa chứ ông làm ở quê chắc có quen biết mới xin vô được hả? Và cả ông anh cùng trường cấp ba dạo trước cũng thẳng băng phang cho mình một câu: làm ngân hàng chắc em quen biết mới được nhận vô phải không?
Thì không, không quen biết, không dây mơ rễ má, nên giờ bạn mới cảm thấy mệt mỏi như thế này nè! Bạn làm mảng tín dụng! Sếp giao hồ sơ, không nắm bất cứ thông tin nào của khách hàng hết, vẫn phải ký, mà còn phải ký nhanh, ký lẹ, kẻo khách hàng giận, kẻo mất mặt sếp! Bạn làm mảng tín dụng, nghĩa là mỗi ngày phải bươn bả ngoài nắng đặng đi tìm khách hàng về! Thời buổi khăn khó, không kiếm được về báo cáo sếp, mong nhận lại vài lời an ủi động viên kiểu cố gắng lên em ơi thì bị quăng ngay một cục lơ, sếp ủa ủa bộ khó chứ đâu phải không làm được đâu! Bạn im re, cái thằng háo thắng với thẳng tính trong đầu bốc khói. Nhiều bữa sáng ngủ dậy, thèm viết đơn xin nghỉ việc cho rồi, chia tay sớm bớt đau khổ, vậy!
Nhưng nhiều bận bạn suy nghĩ thế này! Trời đất cơi làm nghề nào mà không khó, không khổ! Mới đụng có tí xíu chuyện mà đã than than thở thở, dễ nán quá thì dù có chuyển công việc khác thì nếu đụng chuyện gì đó không vừa ý, không vừa lòng, bạn lại coi mòi muốn chuyển đi, như vậy thì đâu có được, nhà còn ba má vẫn phải trợ cấp mà! Bạn nghĩ vậy đó cho nên cái chữ nhiều khi muốn viết đơn xin nghỉ việc cho rồi ở trên kia lúc lắc, vẫy vẫy bảo làm đi, thực hiện đi, nghỉ đại đi rồi lõng la lõng lẻo bay đi! Bạn lại cắm đầu vào công việc,tìm kiếm khách hàng huy động vốn, và năn nỉ khách hàng đi vay!
Mắc cười ghê chưa: năn nỉ khách hàng đi vay! Cái này thiệt, khách hàng tốt thì khó kiếm, khách hàng cà lơ phất phơ thì đầy, chỗ nào cũng có, khi nào cũng có! Nên muốn khách hàng đàng hoàng, phải năn nỉ, phải cạnh tranh, chào lãi suất và dày mặt! Bạn mệt mỏi với cái chuỗi dài đi năn nỉ người ta đó! Bạn biết rằng mình không khoái sales đâu, cũng không khoái cả ngân hàng, dễ ở tù như cái hồi viết đơn chọn trường thi đại học! Nếu khoái thì bạn đã nộp đơn vào trường Ngân hàng rồi mà!
Nhưng ngân hàng như một cái vận, lôi bạn vào, day dứt mãi không ra! Hồi trước bạn làm bên ANZ, mảng marketing, hồi bạn kết thúc bên đó, chị sếp có đề nghị bạn bay qua làm mortgage, bạn từ chối - bạn ớn đi sales lắm! Rồi sau đó bạn vác cái CV có kinh nghiệm mảng ngân hàng qua các công ty FMCG, hổng ai thèm nhận! Chỉ duy nhất nộp một bộ hồ sơ cho VCB, thì vào làm luôn, bất ngờ, không thể tưởng nổi!
Bây giờ thì bạn đã quá chán nản rồi! Không có cơ hội đặng bạn phát triển bản thân, sự rủi ro quá xá cao trong từng bộ hồ sơ bạn ký! Và cả tình đồng nghiệp lỏng lẻo được kết nhau bằng những: sợ mất lòng sếp, nịnh đặng sếp thương, dòm mặt sếp mà ăn nói khép nép!
Chắc là bạn sẽ buông tay, vào một ngày không xa!
Nhớ Sài Gòn!
Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012
Đợi tới tết nửa năm!
Hôm nay
đã là ngày 23 tháng tư rồi, tháng tư nhuận, không thì đã cuối tháng năm, loay
quay là tới tết, lại hết một năm, thời gian gì mà nhanh quá! Mà như vậy là sắp
tới tết nửa năm rồi, mùng năm tháng năm, tết Đoan ngọ!
Bốn năm
đi học dưới Sài in như làm cho con người ta gấp rãi, bốn năm trước, năm đầu
tiên còn háo háo hức hức rủ bạn đi chơi ngày mùng năm! Năm thứ hai nằm nhà, gọi
điện về cho má bảo tết nửa năm con hổng có về, năm thứ ba được bác chủ nhà đem
cơm rượu nấu bằng gạo lức qua cho ăn, năm thứ tư đăng đăng đê đê khóa luận tốt
nghiệp nên quay qua quay lại hóa ra cái mùng năm tháng năm nó trôi đi đâu mất
tiêu! Thành thử ra đã lâu lắm rồi mới lại có cảm giác trông chờ tới ngày tết nửa
năm như những ngày còn nhỏ nít đã xa quá chừng xa!
Ngày nhỏ,
mong chờ tới mùng năm tháng năm lắm! Bởi con nít mà, chỉ cần nghe chữ tết, là
thấy khoái! Tết giữa năm rơi vào tháng hè, không phải đi học, được cha má chở về
nhà nội, ngoại, được ăn mấy món ngon hơn ngày bình thường, sáng theo má ra chợ
thấy chợ quê đông ơi là đông, vui ơi là vui, là đã thấy nôn nao dữ lắm rồi!
Thông
thường thì quãng này miền Nam ngày nào cũng sáng nắng chiều mưa, khổ lắm, sáng
mới bưng đồ ra phơi một giàn đầy nhóc quần áo, trưa hanh hao một xí là chiều trời
đổ mưa ầm ào, khí hậu đặc biệt làm thành ra những con người đặc biệt, và cả các
thể loại cây trái miệt vườn cũng đặc biệt luôn! Thôi thì tết giữa năm cây trái
nhiều vô kể, chôm chôm, nhãn chỉ cần ra chợ đã thấy rực đỏ, rực vàng (cơ mà bây
giờ nhà vườn nghỉ chơi trái nhãn rồi, không còn bán nhãn dày đặc như những ngày
xưa nữa!). Sầu riêng cả năm chỉ có mùa này mới có trái (bây chừ thì mùa nào
cũng có, khi nào cũng có!). Măng cụt, bòn bon (những trái này coi bộ cũng hiếm,
dân quê nghèo ít khi được ăn lắm!). Và quả vải – miền Nam không có quả này,
nhưng hồi nhỏ có coi tuồng cải lương Dương Quý Phi – nghệ sỹ Phượng Mai đóng
đào chính, Vũ Linh đóng kép chính và Kim Tử Long vai An Lộc Sơn, có cảnh An Lộc
Sơn bưng trái lệ chi cho Dương Quý Phi thưởng thức, thấy ngộ quá ngon quá a! Vậy
mới nói, tết giữa năm con nít khoái lắm, vì đây là mùa của các thể loại cây
trái mà!
Đạo Cao
Đài ngày mùng năm tháng năm là ngày lễ lớn – tôi nhớ không nhầm là ngày kỷ niệm
Thần Thánh Tiên Phật và ngày kỷ niệm Đức Phạm Hộ Pháp. Nhà tôi đạo Cao Đài, mỗi
năm đến ngày này thể nào cũng đi chợ mua trái cây, bông hoa về cúng, xôn xao từ
trước đó ba bốn ngày. Mình thì thế nào cũng được nhưng đồ cúng ông bà phải tươm
tất, phải đơm cái chò trái cây cho rôm rả tí, phải chưng bông cho tươi cho đẹp!
Nhiều khi thấy cha mẹ già ở nhà thấy tội, ăn chay trường tiền có bao nhiêu là
ngày chay ra chợ mua bông hoa về cúng, về dĩa trái cây trên bàn thờ nhà tôi bao
giờ cũng có nải chuối, ngày rằm mồng một có thêm vài loại trái cây khác bổ sung
thêm!
Chả hiểu
sao khoảng hơn chục năm về trước, tết Đoan ngọ năm nào cả xóm tôi cũng đều xào
hủ tiếu! Món này coi như thành truyền thống luôn đấy! Mấy bà bán giá, hẹ, hủ tiếu
ngày này là coi như đắt khách nhất chợ! Ai lu bu công chuyện nắng lên đầu ngọn
sào mới quầy quả chạy ra chợ mua miếng hủ tiếu vài cọng giá về sào mâm cơm cúng
ông bà là coi chừng hết! Món này đơn giản mà dễ làm, ăn ngán thấy mồ luôn nhưng
thiệt tình không hiểu vì sao cả nhà năm nào cũng bị má bắt ăn!
Rồi khi
con cái lớn lên, như tôi đi Sài học đại học, tết nửa năm không về, in như cha
má ở nhà cũng chỉ làm dăm ba món gọi là cúng cơm ông bà! Ngày tết nửa năm đáng
lẽ ra là ngày gia đình tụ họp, ăn miếng bánh, uống miếng thành vui mà thành ra
lại trôi qua tan tác! Đau nhất là có bận tôi hỏi bạn ở Sài có biết ngày tết nửa
năm không, bạn quay qua cười toe toét, ủa ủa có ngày đó nữa hả!
Năm nay
đi làm rồi, đi làm gần nhà nên chắc ăn phải về ăn bữa cơm với má! Chắc má không
còn làm món hủ tiếu xào nữa, má sẽ mần gà, mần vịt, má không ăn đâu nhưng dòm tụi
con má quây quần mà má sẽ biết là món má mần ra ngon lắm! Thì ngon hay không
cũng do lòng người mà!
Cùng đợi
ngày vậy!
Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012
Cho những ngày hè trôi qua
Mỗi bận hè đến, thể nào đài truyền hình, không HTV thì VTV, không VTV thì SCTV... sẽ chiếu lại Tây du ký, mỗi tập phim đi qua, là một trời nhớ, một trời thương về một thời đã qua xa ngái.
Cái thời đó là khi mà cả xóm chục nóc nhà cộng lại mà chắc được chừng vài ba nóc có được cái truyền hình (dân xóm tôi vẫn quen gọi là cái truyền hình - chứ ít ai gọi là cái ti vi , đó, ai nói dân mình vọng ngoại nào!). Con nít thì không hiểu sao nhiều quá trời, nhà nào cũng đông anh em, sinh năm sinh ba mà nhiều khi trọ trẹ toàn cách nhau năm hai, năm nhất! Vậy nên hè tới không vướng bận chuyện học thêm, học bớt, ngày tha hồ chạy tơi bời trên những ruộng đồng vừa mới phóng, chơi năm mười, chơi ống thụt, chơi u táng, chơi tạt lon... Chiều quờn đất là rủ nhau đi coi phim Tây du ký, chỉ cần nghe nhạc điệu chiếu phim tèn tén ten trên HTV7 là thôi rồi ù té chạy! Thằng anh cõng thằng em băng hàng rào chạy ù một phát ngồi xuống, dán mắt lên màn hình mà không hay cái cẳng bị kẽm gai cào rách một mảng! Thằng bạn ôm tô cơm chưa kịp nuốt chạy phới lới quên luôn cả cái đói. Và thể nào cũng sẽ có đứa con nhà giàu, nhà có truyền hình làm cái mặt thấy ghét coi bộ muốn ôm cả cái truyền hình không cho ai coi! Nhưng con nít quê cũng sẽ quây quần tìm cho được một chỗ đặng mà thả cửa ngồi theo dõi theo hành trình tây du của thầy trò Đường tăng! Phim gì mà hay dễ sợ!
Hồi đó tôi mắc cười dữ dằn lắm! Không dám coi phim ma, không dám coi phim yêu quái, yêu tinh, nhưng lại ghiền Tây du ký! Thì coi, khoái nhất là 4 tập đầu, đại khái toàn tiên nhân đạo cốt, toàn những cảnh Ngộ không đại náo thiên cung vui ơi là vui, coi hoài mà hổng thấy chán! Qua tới mấy tập có Bạch cốt tinh, bảy yêu nhền nhện là thôi rồi, mỗi bận yêu tinh xuất hiện là nhắm chặt mắt lại, không thôi vùi vào đùi chị gái - tại con nít mà, ngồi lâu mỏi, vậy là nằm dài trên đùi chị, hoặc, lăn luôn ra đất, coi cho nó thoải mái! Thời con nít ngây thơ quá, mà bây giờ coi phim kinh dị nhiều khi phì cười, nhất là mấy thể loại Bóng ma học đường vậy!
Tây du ký thì rõ là con nít nào mà không mê! Cái thời mà ra đường mua bịch cốm bắp, bên trong người bán cũng kèm theo mấy tấm hình Ngộ Không, Trư Bát giới, Đường Tam Tạng này nọ đặng cho con nít dòm khoái mà mua, bắp thì để ăn còn hình thì để dành sưu tập, không thôi đem ra so đứa nào có nhiều... Tề thiên hơn! Và mặt nạ, có đủ bộ bốn thầy trò, rồi cả Phật tổ Như lai nữa! Nhớ bận học lớp sáu, học môn Văn, cô cho thuyết trình - đóng kịch! Nhóm tôi diễn lại vở kịch gì mà có ông bá hộ đem con ngựa thồ ra chợ, chất cả đống đồ lên rồi bắt con ngựa khiêng lặt lè, đến lúc con ngựa gần kiệt sức thì ông bá hộ vắt lên thêm một cái áo nữa, con ngựa sụm bà chè, ông bá hộ chê ỏng chê eo con ngựa gì mà dở quá xá! Vở đó hình như nhóm tôi có mua một cái mặt nạ Phật về đóng kịch, vui quá chừng! Nói để biết, ăn theo Tề thiên ngày xưa, cũng có nhiều niềm vui nhỏ nhoi, chỉ riêng thuộc về Tôn Ngộ không mà thôi!
Rồi dòm qua dòm lại, thấy bây giờ không biết con nít thời nay giải trí bằng những thứ gì! Mình ngày xưa thiếu thốn trăm bề mà thành ra dư dả quá nhiều thứ, mà thành ra toàn là những đặc sản không thể nào quên! Giải trí bằng những trò chơi dân dã mà vui nổ trời nổ đất, bằng những câu hát đồng dao mà lớn lên nghĩ lại thấy hay quá lá hay - mà giờ lại quên mất tiêu, tiếc đứt ruột, bằng những buổi đi coi phim ké bận về tối thui sợ ma, sợ bụi tre kêu kẽo kà kẽo kẹt ù té chạy, bằng những củ mì lùi tro đọt rau lang chấm mắm xả ăn mà ngậm ngùi quẹt nước mũi chảy lẹt quẹt! Con nít bây giờ đủ đầy mà sao thấy nó đơn độc trong cái thiếu thốn mà vui của mình ngày xưa quá!
Và mỗi bận phim tây du ký chiếu lại trên truyền hình là thể nào cũng sẽ có một đám người lớn tôi ngồi lại chung quanh thầm nhớ, thầm tiếc về những ngày xưa! Ngoài kia đám con nít đang bằn chéo bán tuổi thơ mình cho những buổi học thêm hoặc trong cuốn truyện tranh hình nhiều chữ ít hay lên mạng chat ola!
Những ngày hè trôi qua!
Cái thời đó là khi mà cả xóm chục nóc nhà cộng lại mà chắc được chừng vài ba nóc có được cái truyền hình (dân xóm tôi vẫn quen gọi là cái truyền hình - chứ ít ai gọi là cái ti vi , đó, ai nói dân mình vọng ngoại nào!). Con nít thì không hiểu sao nhiều quá trời, nhà nào cũng đông anh em, sinh năm sinh ba mà nhiều khi trọ trẹ toàn cách nhau năm hai, năm nhất! Vậy nên hè tới không vướng bận chuyện học thêm, học bớt, ngày tha hồ chạy tơi bời trên những ruộng đồng vừa mới phóng, chơi năm mười, chơi ống thụt, chơi u táng, chơi tạt lon... Chiều quờn đất là rủ nhau đi coi phim Tây du ký, chỉ cần nghe nhạc điệu chiếu phim tèn tén ten trên HTV7 là thôi rồi ù té chạy! Thằng anh cõng thằng em băng hàng rào chạy ù một phát ngồi xuống, dán mắt lên màn hình mà không hay cái cẳng bị kẽm gai cào rách một mảng! Thằng bạn ôm tô cơm chưa kịp nuốt chạy phới lới quên luôn cả cái đói. Và thể nào cũng sẽ có đứa con nhà giàu, nhà có truyền hình làm cái mặt thấy ghét coi bộ muốn ôm cả cái truyền hình không cho ai coi! Nhưng con nít quê cũng sẽ quây quần tìm cho được một chỗ đặng mà thả cửa ngồi theo dõi theo hành trình tây du của thầy trò Đường tăng! Phim gì mà hay dễ sợ!
Hồi đó tôi mắc cười dữ dằn lắm! Không dám coi phim ma, không dám coi phim yêu quái, yêu tinh, nhưng lại ghiền Tây du ký! Thì coi, khoái nhất là 4 tập đầu, đại khái toàn tiên nhân đạo cốt, toàn những cảnh Ngộ không đại náo thiên cung vui ơi là vui, coi hoài mà hổng thấy chán! Qua tới mấy tập có Bạch cốt tinh, bảy yêu nhền nhện là thôi rồi, mỗi bận yêu tinh xuất hiện là nhắm chặt mắt lại, không thôi vùi vào đùi chị gái - tại con nít mà, ngồi lâu mỏi, vậy là nằm dài trên đùi chị, hoặc, lăn luôn ra đất, coi cho nó thoải mái! Thời con nít ngây thơ quá, mà bây giờ coi phim kinh dị nhiều khi phì cười, nhất là mấy thể loại Bóng ma học đường vậy!
Tây du ký thì rõ là con nít nào mà không mê! Cái thời mà ra đường mua bịch cốm bắp, bên trong người bán cũng kèm theo mấy tấm hình Ngộ Không, Trư Bát giới, Đường Tam Tạng này nọ đặng cho con nít dòm khoái mà mua, bắp thì để ăn còn hình thì để dành sưu tập, không thôi đem ra so đứa nào có nhiều... Tề thiên hơn! Và mặt nạ, có đủ bộ bốn thầy trò, rồi cả Phật tổ Như lai nữa! Nhớ bận học lớp sáu, học môn Văn, cô cho thuyết trình - đóng kịch! Nhóm tôi diễn lại vở kịch gì mà có ông bá hộ đem con ngựa thồ ra chợ, chất cả đống đồ lên rồi bắt con ngựa khiêng lặt lè, đến lúc con ngựa gần kiệt sức thì ông bá hộ vắt lên thêm một cái áo nữa, con ngựa sụm bà chè, ông bá hộ chê ỏng chê eo con ngựa gì mà dở quá xá! Vở đó hình như nhóm tôi có mua một cái mặt nạ Phật về đóng kịch, vui quá chừng! Nói để biết, ăn theo Tề thiên ngày xưa, cũng có nhiều niềm vui nhỏ nhoi, chỉ riêng thuộc về Tôn Ngộ không mà thôi!
Rồi dòm qua dòm lại, thấy bây giờ không biết con nít thời nay giải trí bằng những thứ gì! Mình ngày xưa thiếu thốn trăm bề mà thành ra dư dả quá nhiều thứ, mà thành ra toàn là những đặc sản không thể nào quên! Giải trí bằng những trò chơi dân dã mà vui nổ trời nổ đất, bằng những câu hát đồng dao mà lớn lên nghĩ lại thấy hay quá lá hay - mà giờ lại quên mất tiêu, tiếc đứt ruột, bằng những buổi đi coi phim ké bận về tối thui sợ ma, sợ bụi tre kêu kẽo kà kẽo kẹt ù té chạy, bằng những củ mì lùi tro đọt rau lang chấm mắm xả ăn mà ngậm ngùi quẹt nước mũi chảy lẹt quẹt! Con nít bây giờ đủ đầy mà sao thấy nó đơn độc trong cái thiếu thốn mà vui của mình ngày xưa quá!
Và mỗi bận phim tây du ký chiếu lại trên truyền hình là thể nào cũng sẽ có một đám người lớn tôi ngồi lại chung quanh thầm nhớ, thầm tiếc về những ngày xưa! Ngoài kia đám con nít đang bằn chéo bán tuổi thơ mình cho những buổi học thêm hoặc trong cuốn truyện tranh hình nhiều chữ ít hay lên mạng chat ola!
Những ngày hè trôi qua!
Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012
Bị bệnh!
Bạn bị nổi trái rạ rồi, nghỉ bệnh nằm nhà, nằm một đống!
Xức mấy cái thứ thuốc tím, leng teng beng dòm y chang như con chó đốm vậy! Khổ nhất là ngày xưa, dòm mấy em nhỏ bị thủy đậu xức thuốc, dòm cứ thấy mắc ói thế nào, mà dòm bạn bây giờ, chắc cũng thấy ghớm như vậy!
Đau nhất là không được ra gió, không được tắm nước lạnh, không bật máy quạt! Trời tháng này điên loạn luôn vì nóng mà bạn phải chịu đựng tất cả những chỉ định kể trên thì cũng hiểu là bạn đã bốc mùi đến cỡ nào rồi!
Nhớ nhiều lần trước, mỗi bận đến tháng này... cao điểm của tháng bị thủy đậu, là bạn lại sợ! Nói chung bạn cũng có hỏi mẹ bạn rồi, là bạn bị chưa? Mẹ bảo bạn bị rồi đó, nhưng trong tâm trí, bạn thấy cái quãng ký ức mà mình bị bệnh sao nó mờ nhạt đến như gió thoảng!
Hồi năm trước, quãng này là quãng bạn đang thi nước rút cho hoàn tất bốn năm đại học, bạn chỉ sợ mình mà ngã xuống vì cái bệnh thủy đậu này chắc có nước chết thôi!
Rồi cái bận thi đại học cũng vậy, chỉ sợ mình bị dính!
Bây giờ có công ăn chuyện mần rồi, bệnh thì xin nghỉ! CHỉ có điều, dạo này hồ sơ dí dữ quá, mới tuần trước còn ngồi không hóng gió, đến khi mang về 3 cái hồ sơ thì dính chưởng. Đau nhất là cái hồ sơ 2 tỷ, giờ bạn bệnh rồi, khách hàng chắc cũng đi luôn! Ai đâu mà chờ bạn hết bệnh rồi mới đi ra!
Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012
Người xưa biết đâu mà tìm...
Những bận đi karaoke với bạn bè, thường lần nào bạn cũng sẽ bật lên những bài tình quê hương - thì bởi, bạn cũng chỉ hát được những thể loại nhạc mà bạn bè ai cũng cười, bảo là sến, là cổ lổ sỉ ấy. Và trong danh sách những bài tình quê hương vừa sến vừa cổ lổ sỉ, thể nào cũng sẽ có Hương tóc mạ non và Hoài cổ và Nỗi buồn hoa phượng - những bài đã thành quá quen thuộc và nổi danh rồi! Bạn biết nhạc sĩ Thanh Sơn - tác giả của ba bài tình nổi tiếng ấy, cũng từ những bận đi karaoke như thế!
Cha bạn cũng rành sáu câu những bài tình đó. Bạn lớn lên bên câu vọng cổ cha sàng sê những tối đắp mền tắt đèn đi ngủ sớm, những bữa trời mưa sáng bảnh mắt ra nước trnagứ cả đồng, nhứng bữa nhậu cà kê qua lại ly rượu! Từ vọng cổ cha sẽ chuyển qua chơi tân nhạc, thể nào cũng sẽ có những câu "Mỗi năm đến hè...!" Tiếng ngân cha vang mà nghe ngọt quá xá, con nít bạn mà tâm hồn ngắc ngơ "người xưa biết đâu mà tìm" - mà nghe xót hết cả ruột! Không biết ông nhạc sỹ nào mà viết nhạc nghe hay quá, nghe nó mướt quá trời quá đất!
Người nhạc sĩ đó đã ra đi mất tiêu vào một buổi bạn đi nhậu về, mắt nhắm mắt mở tom tem giở tờ nhật trình ra, và bất ngờ và lặng yên và đau xót trước tin nhạc sỹ Thanh Sơn mất!
Vì bởi nói nào ngay, bạn cũng thường đọc tin văn nghệ! Từ blog của một anh nhà báo mảng showbiz, mới hơn một năm trước thôi, bạn thấy người nhạc sỹ ấy còn tham dự buổi ra mắt album nhạc của anh ca sĩ chuyên trị nhạc quê hương bên hải ngoại! Rồi trước đó vài năm, hồi bận bạn còn dang dang dở dở ở trường phổ thông, thằng bạn cho mượn đĩa Thúy Nga Paris, băng chủ đề về nhạc sỹ Thanh Sơn, có liên khúc Nỗi buồn hoa phượng với Lưu bút ngày xanh chuyên chở bởi giọng thơ Hoàng Oanh, ca sỹ Hương Lan và Như Quỳnh! Cái đĩa đó mỗi bận bạn mở lên coi lại thì cũng chỉ tua đến cái liên khúc nói trên mà thôi!
Nhạc sỹ Thanh Sơn trong tiềm thức của bạn là một miền Nam thu nhỏ với tất tần tật những địa danh, quê quán, phương ngữ và cả tính tình, hồn cách của một dân Nam Bộ rặt! Nhạc của ông gần gũi và dễ ca lắm, thương và yêu dữ lắm! Chắc cũng bởi "nghe em hát câu dân ca, sao mượt mà lòng anh thương quá......." mà!
Rồi thì người nhạc sỹ đó cũng đá hết một đời thơ nhạc. Bạn nghĩ nghĩ rồi thấy sao mà nhức nhối quá! Những bài tình đẳng cấp ấy, rồi từ đây biết dang dở cho ai!
Bạn buồn vì "Người xưa biết đâu mà tìm!"
.................
Cha bạn cũng rành sáu câu những bài tình đó. Bạn lớn lên bên câu vọng cổ cha sàng sê những tối đắp mền tắt đèn đi ngủ sớm, những bữa trời mưa sáng bảnh mắt ra nước trnagứ cả đồng, nhứng bữa nhậu cà kê qua lại ly rượu! Từ vọng cổ cha sẽ chuyển qua chơi tân nhạc, thể nào cũng sẽ có những câu "Mỗi năm đến hè...!" Tiếng ngân cha vang mà nghe ngọt quá xá, con nít bạn mà tâm hồn ngắc ngơ "người xưa biết đâu mà tìm" - mà nghe xót hết cả ruột! Không biết ông nhạc sỹ nào mà viết nhạc nghe hay quá, nghe nó mướt quá trời quá đất!
Người nhạc sĩ đó đã ra đi mất tiêu vào một buổi bạn đi nhậu về, mắt nhắm mắt mở tom tem giở tờ nhật trình ra, và bất ngờ và lặng yên và đau xót trước tin nhạc sỹ Thanh Sơn mất!
Vì bởi nói nào ngay, bạn cũng thường đọc tin văn nghệ! Từ blog của một anh nhà báo mảng showbiz, mới hơn một năm trước thôi, bạn thấy người nhạc sỹ ấy còn tham dự buổi ra mắt album nhạc của anh ca sĩ chuyên trị nhạc quê hương bên hải ngoại! Rồi trước đó vài năm, hồi bận bạn còn dang dang dở dở ở trường phổ thông, thằng bạn cho mượn đĩa Thúy Nga Paris, băng chủ đề về nhạc sỹ Thanh Sơn, có liên khúc Nỗi buồn hoa phượng với Lưu bút ngày xanh chuyên chở bởi giọng thơ Hoàng Oanh, ca sỹ Hương Lan và Như Quỳnh! Cái đĩa đó mỗi bận bạn mở lên coi lại thì cũng chỉ tua đến cái liên khúc nói trên mà thôi!
Nhạc sỹ Thanh Sơn trong tiềm thức của bạn là một miền Nam thu nhỏ với tất tần tật những địa danh, quê quán, phương ngữ và cả tính tình, hồn cách của một dân Nam Bộ rặt! Nhạc của ông gần gũi và dễ ca lắm, thương và yêu dữ lắm! Chắc cũng bởi "nghe em hát câu dân ca, sao mượt mà lòng anh thương quá......." mà!
Rồi thì người nhạc sỹ đó cũng đá hết một đời thơ nhạc. Bạn nghĩ nghĩ rồi thấy sao mà nhức nhối quá! Những bài tình đẳng cấp ấy, rồi từ đây biết dang dở cho ai!
Bạn buồn vì "Người xưa biết đâu mà tìm!"
.................
Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2012
Hội sách 7
Đã lên kế hoạch từ trước, chiều thứ tư ráng mần cho xong đám hồ sơ tín dụng khách hàng đang mòn mỏi, đặng quảy quả ngược từ Ninh ra Sài, đi Hội sách!
Chiều thứ tư, cúp điện, nghỉ sớm! Kiếm gì đó bỏ bụng - ăn chay (rằm cơ!) - và thế là một mình một ngựa, không báo với ai hết - tôi đi Sài Gòn!
Hội sách đã bước sang lần hội thứ bảy rồi, hai lần Hội trước, coi như lần nào tôi cũng lê la ít nhất là 6 / 7 bữa, có ngày vô hai lần, sáng - trưa và đôi khi mần luôn buổi tối! Hai năm trước, vẫn còn là một cậu sinh viên ham sách nhưng chưa có tiền nhiều để mua sách, hai năm sau - vẫn vẹn nguyên một đam mê vô bờ đối với sách (thì cũng dễ hiểu thôi mà, ngược đường từ Ninh ra phố khi trời buông tối, và đi về chỉ trong ba tiếng đồng hồ - thời gian đi thăm thú Hội sách còn chưa bằng quãng thời gian di chuyển nữa!)
Năm nay Hội sách thiếu cô Lý Lan - có ghé qua thăm bờ lau nhà cô - thấy cô cũng có tiếc tiếc nuối nuối lắm. Hai lần trước, một lần là khi cô ra quyển Tiểu thuyết đàn bà - bên nhà xuất bản (hình như là Nhã Nam?) có mời cô về giao lưu, vào buổi tối - đó là lần đầu tiên tôi gặp cô ở ngoài đời, và trong cái không gian tôi tối của nhà hội nghị, đụng côm cốp những tâm hồn khác - già có, lớn có, nho nhỏ có - y chang một niềm yêu với văn của cô. Hai năm sau, cũng gặp lại cô Lan, mà đến hai lần lận. Lần đầu tiên là ở buổi giao lưu với nhà văn Bích Ngân khi nhà văn ra tập sách mới, lần đó thấy cô bưng theo nguyên một giỏ bông bự đến mừng bạn. Và lần thứ hai là ngay ở buổi giao lưu của riêng cô cho tập sách "Ở ngưỡng cửa cuộc đời". Và trong tủ sách của mình giờ vẫn còn quyển sách này với chữ ký tác giả thật trang trọng "thân tặng anh Tồn" (nhiều khi giở ra mà mắc cười ghê ghớm!)
Năm giờ chiều bắt đầu đi, khoảng bảy giờ kém thì tới công viên Tám. Trời mưa từ chiều, ướt lướt thướt! Xà quần đi kiếm chỗ đặng gửi gắm cái xe yêu quý, rồi bắt đầu rong rong ruổi ruổi đi về với sách. Cũng thừa biết là sách ở Hội sách hai năm một lần này nhiều khi còn mắc hơn cả sách bày ở những cửa hiệu giảm giá bên đường Liệu, nhưng cũng vì hai năm mới có một lần nên lòng người nó phây phây, háo háo hức hức và tâm lý chung chi nó cũng ... dễ thở hơn!
Chắc có lẽ do tôi đi hội sách vào giữa tuần, phải đợi thêm ngày hai nữa, là các gian hàng thể nào cũng sẽ bày ra nhiều sách, sách cũ đại hạ giá - sách mới thì hạ giá nhiều hơn! Kinh nghiệm mà, đi hội sách sớm quá, chắc ăn sẽ bị mua lầm, mua hớ! Nhưng biết sao được, từ đây tới cuối tuần, lần ra được tí thời gian quỡn là chết liền a!
Không gọi cho đứa bạn nào cả, tôi không thích chia sẻ cái niềm vui khi đứng đọc trước một vài trang sách, nhẩn nhơ qua từng chữ văn mà phải chờ chờ đợi đợi và bị xen vào bởi những chuyện bạn, chuyện bè! Bạn bè thì để dịp khác, giờ thì xếp qua, chỉ dành riêng cho sách!
Mua được hơn chục quyển, cảm giác rất đã, chỉ muốn phóng về ngay nhà đặng giở ra mà đọc thâu đêm suốt sáng, hoặc giả không làm gì hết, ăn - đọc - nằm - đọc - ngủ xong - dậy đọc tiếp! Vậy đó, nhưng mà đâu có được, tính đến giờ cũng đã năm ngày rồi mà chỉ mới gặm xong quyển Anne tóc đỏ dưới Chái nhà xành (một tình yêu vô bờ bến khi hơn mười năm trước bạn nhỏ có được coi phim chuyển thể từ sách này rồi - Cô bé tóc đỏ - rất thích!)
Hội sách lần thứ bảy, người vẫn đông, sách vẫn nhiều! Và vẫn một tình yêu như một thuở nào!
Chiều thứ tư, cúp điện, nghỉ sớm! Kiếm gì đó bỏ bụng - ăn chay (rằm cơ!) - và thế là một mình một ngựa, không báo với ai hết - tôi đi Sài Gòn!
Hội sách đã bước sang lần hội thứ bảy rồi, hai lần Hội trước, coi như lần nào tôi cũng lê la ít nhất là 6 / 7 bữa, có ngày vô hai lần, sáng - trưa và đôi khi mần luôn buổi tối! Hai năm trước, vẫn còn là một cậu sinh viên ham sách nhưng chưa có tiền nhiều để mua sách, hai năm sau - vẫn vẹn nguyên một đam mê vô bờ đối với sách (thì cũng dễ hiểu thôi mà, ngược đường từ Ninh ra phố khi trời buông tối, và đi về chỉ trong ba tiếng đồng hồ - thời gian đi thăm thú Hội sách còn chưa bằng quãng thời gian di chuyển nữa!)
Năm nay Hội sách thiếu cô Lý Lan - có ghé qua thăm bờ lau nhà cô - thấy cô cũng có tiếc tiếc nuối nuối lắm. Hai lần trước, một lần là khi cô ra quyển Tiểu thuyết đàn bà - bên nhà xuất bản (hình như là Nhã Nam?) có mời cô về giao lưu, vào buổi tối - đó là lần đầu tiên tôi gặp cô ở ngoài đời, và trong cái không gian tôi tối của nhà hội nghị, đụng côm cốp những tâm hồn khác - già có, lớn có, nho nhỏ có - y chang một niềm yêu với văn của cô. Hai năm sau, cũng gặp lại cô Lan, mà đến hai lần lận. Lần đầu tiên là ở buổi giao lưu với nhà văn Bích Ngân khi nhà văn ra tập sách mới, lần đó thấy cô bưng theo nguyên một giỏ bông bự đến mừng bạn. Và lần thứ hai là ngay ở buổi giao lưu của riêng cô cho tập sách "Ở ngưỡng cửa cuộc đời". Và trong tủ sách của mình giờ vẫn còn quyển sách này với chữ ký tác giả thật trang trọng "thân tặng anh Tồn" (nhiều khi giở ra mà mắc cười ghê ghớm!)
Năm giờ chiều bắt đầu đi, khoảng bảy giờ kém thì tới công viên Tám. Trời mưa từ chiều, ướt lướt thướt! Xà quần đi kiếm chỗ đặng gửi gắm cái xe yêu quý, rồi bắt đầu rong rong ruổi ruổi đi về với sách. Cũng thừa biết là sách ở Hội sách hai năm một lần này nhiều khi còn mắc hơn cả sách bày ở những cửa hiệu giảm giá bên đường Liệu, nhưng cũng vì hai năm mới có một lần nên lòng người nó phây phây, háo háo hức hức và tâm lý chung chi nó cũng ... dễ thở hơn!
Chắc có lẽ do tôi đi hội sách vào giữa tuần, phải đợi thêm ngày hai nữa, là các gian hàng thể nào cũng sẽ bày ra nhiều sách, sách cũ đại hạ giá - sách mới thì hạ giá nhiều hơn! Kinh nghiệm mà, đi hội sách sớm quá, chắc ăn sẽ bị mua lầm, mua hớ! Nhưng biết sao được, từ đây tới cuối tuần, lần ra được tí thời gian quỡn là chết liền a!
Không gọi cho đứa bạn nào cả, tôi không thích chia sẻ cái niềm vui khi đứng đọc trước một vài trang sách, nhẩn nhơ qua từng chữ văn mà phải chờ chờ đợi đợi và bị xen vào bởi những chuyện bạn, chuyện bè! Bạn bè thì để dịp khác, giờ thì xếp qua, chỉ dành riêng cho sách!
Mua được hơn chục quyển, cảm giác rất đã, chỉ muốn phóng về ngay nhà đặng giở ra mà đọc thâu đêm suốt sáng, hoặc giả không làm gì hết, ăn - đọc - nằm - đọc - ngủ xong - dậy đọc tiếp! Vậy đó, nhưng mà đâu có được, tính đến giờ cũng đã năm ngày rồi mà chỉ mới gặm xong quyển Anne tóc đỏ dưới Chái nhà xành (một tình yêu vô bờ bến khi hơn mười năm trước bạn nhỏ có được coi phim chuyển thể từ sách này rồi - Cô bé tóc đỏ - rất thích!)
Hội sách lần thứ bảy, người vẫn đông, sách vẫn nhiều! Và vẫn một tình yêu như một thuở nào!
Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012
Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012
Thèm nhớ!
Nhiều khi tôi muốn mình trở lại thời đi học, thiệt tình, kiểu như đã quá lâu rồi quên mất tiêu cái cảm giác cầm cây bút, viết chạy ro ro trên trang giấy trắng học trò. Hồi ấy tôi viết bằng thứ bút hero mực tím, cọ cọ rì rì gò từng nét chữ! Má với chị tôi nào giờ không bao giờ cho tôi viết bài bằng bút bi cả, viết bic hư tay mày à! Bàn tay tôi chai sàm ở ngay chỗ da non sát bên móng, và lúc nào cũng âm ẩm một màu mực tím và cả vết thân bút hẻo đầm sâu vào da thịt! Cả thời học sinh lớn lên chung với màu mực tím, để bây giờ cầm viết bi ký nghệch ngoạc tên mình mà là cả ơ hờ một trời nhớ!
Đi học ngày chưa xa vui lắm, cũng có kiểu bạn bè ganh đua phát bài kiểm tra sẽ lần lần coi đứa này bao nhiêu, đứa kia bao nhiêu, tao cao hơn mày không chấm năm đó nha! Bạn bè nhiều lần nhỏ to mày ơi sao tao học hoài mà nó hổng có vô, sao ngộ ghê tao coi phim thuộc từng lời thoại luôn đó, mắc cái gì cầm sách lên là buồn ngủ đau buồn ngủ đớn, lạ thiệt! Ờ thì học trò mà, bệnh của học trò nó là như vậy mà! Bạn tôi giờ tản mác ở Sài, một vài đứa ở Ninh, nhiều đứa không còn liên lạc nữa, dăm ba đứa lâu lâu hí họa nhắn tin, hỏi ơ hờ mày ơi dạo này sao rồi, có tin tức gì mới hôn, kể nghe coi! Và tình bạn lỏng lẻo kết nối nhau bằng những cái hỏi thăm thảng hoặc, bằng dòng status trên facebook kiểu như tao có bồ rồi đó nghen, bằng cái nút like bắng nhắng bằng nhằng hồi xa xưa thấy ghét ghê lắm nhưng bây giờ có like là vui rồi! Ừ thì có giao tiếp - dù là bằng cách đi chăng nữa - cũng sẽ khiến con người ta thấy ấm cái bụng hơn - bởi do lỗi của cái gọi là vô tâm!
Những ngày còn đi học cũng qua có xa xôi mù tít gì đâu! Mới hơn có một năm, thành thử ra bưng cái khoảng một năm đó so với hai năm mẫu giáo, mười hai năm học trò và bốn năm sinh viên giảng đường đại học thành ra là một trời khập khiễng! Ai biết đâu được, ai biểu nhỏ tới lớn chỉ biết học, nên nghỉ học rồi là thấy nhớ - mới nghỉ nhớ nhiều, lâu dần chắc thành ra êm dịu, lâu lâu mới nhớ, thảng hoặc mới nhớ - rồi quên!
Nhưng mà cũng chưa có chắc đâu, bởi nhiều khi đi ra đường, nghểnh ngảng chạy xe thấy bóng một tà áo trắng cặp sách nào đó chợt thấy mình non trẻ, hồn nhiên trong đó! Kiểu như lẩn khuất trong cái ổ bánh mì mà buổi qua bạn rủ mình ăn sáng - nhắc mình nhớ đến cái xe bánh mì năm ngàn một ổ rẻ rề trước cổng trường đại học - có cô chủ trẻ măng từ miền Trung xa xôi về phố kiếm tiền gửi về cho cha mạ! Kiểu như cọt kẹt trong cái ngăn bàn nhỏ xếp lớp những bức hình sôi nổi, những tấm thiệp giáng sinh năm mới, mấy món quà sinh nhựt, những bài kiểm tra cũ đặng lâu lâu tôi giở ra mà nghe tim mình nó rung rung, nó thổn thức. Kiểu như tốc mái những khuôn mặt người vào ra mà tự nhiên lại thèm vô cùng một khoảng khắc nào đó dừng lại, ngay chóc ở phòng học này, tiết học này, những gương mặt bạn bè này và giọng cô giáo dạy văn chòng ghẹo khiến cho lũ học trò lớp toán cười nghiêng ngả! Kiểu như cái bắt tay sẽ làm cho người ta thấy rằng mình đang lớn và ngày xưa - sẽ chỉ có những cái ôm thật nhẹ và những lời chúc thành công của đám sinh viên ngày cuối ra trường - giờ thì thương mại hóa bằng cái bắt tay siết riết hết ráo rồi!
Rớt lại chỉ là những nụ cười, khô như ngói, kiểu cười thương mại, gặp ai cũng cười, cười cười nói nói mà thành ra xa lơ xa lắc! Tôi thấy nhớ mình của những năm về trước! Đại khái thì cũng như lúc này thôi, được cái này lại đòi cái nọ, ở Sài thì khoái về Ninh, về Ninh lại khao khát nhớ Sài Gòn! Đi chung với đám bạn đại học thì cò ke muốn nhắc đến bạn hồi cấp ba, và nhậu với đám bạn cấp ba thì thèm ăn chè đậu đen đá với nhóm bạn đại học!
Thì bởi, con người ta chỉ thấy nhớ những cái gì đã đi qua rồi, trân trọng quá khứ mà bỏ quên mất tiêu hiện tại thôi!
Đi học ngày chưa xa vui lắm, cũng có kiểu bạn bè ganh đua phát bài kiểm tra sẽ lần lần coi đứa này bao nhiêu, đứa kia bao nhiêu, tao cao hơn mày không chấm năm đó nha! Bạn bè nhiều lần nhỏ to mày ơi sao tao học hoài mà nó hổng có vô, sao ngộ ghê tao coi phim thuộc từng lời thoại luôn đó, mắc cái gì cầm sách lên là buồn ngủ đau buồn ngủ đớn, lạ thiệt! Ờ thì học trò mà, bệnh của học trò nó là như vậy mà! Bạn tôi giờ tản mác ở Sài, một vài đứa ở Ninh, nhiều đứa không còn liên lạc nữa, dăm ba đứa lâu lâu hí họa nhắn tin, hỏi ơ hờ mày ơi dạo này sao rồi, có tin tức gì mới hôn, kể nghe coi! Và tình bạn lỏng lẻo kết nối nhau bằng những cái hỏi thăm thảng hoặc, bằng dòng status trên facebook kiểu như tao có bồ rồi đó nghen, bằng cái nút like bắng nhắng bằng nhằng hồi xa xưa thấy ghét ghê lắm nhưng bây giờ có like là vui rồi! Ừ thì có giao tiếp - dù là bằng cách đi chăng nữa - cũng sẽ khiến con người ta thấy ấm cái bụng hơn - bởi do lỗi của cái gọi là vô tâm!
Những ngày còn đi học cũng qua có xa xôi mù tít gì đâu! Mới hơn có một năm, thành thử ra bưng cái khoảng một năm đó so với hai năm mẫu giáo, mười hai năm học trò và bốn năm sinh viên giảng đường đại học thành ra là một trời khập khiễng! Ai biết đâu được, ai biểu nhỏ tới lớn chỉ biết học, nên nghỉ học rồi là thấy nhớ - mới nghỉ nhớ nhiều, lâu dần chắc thành ra êm dịu, lâu lâu mới nhớ, thảng hoặc mới nhớ - rồi quên!
Nhưng mà cũng chưa có chắc đâu, bởi nhiều khi đi ra đường, nghểnh ngảng chạy xe thấy bóng một tà áo trắng cặp sách nào đó chợt thấy mình non trẻ, hồn nhiên trong đó! Kiểu như lẩn khuất trong cái ổ bánh mì mà buổi qua bạn rủ mình ăn sáng - nhắc mình nhớ đến cái xe bánh mì năm ngàn một ổ rẻ rề trước cổng trường đại học - có cô chủ trẻ măng từ miền Trung xa xôi về phố kiếm tiền gửi về cho cha mạ! Kiểu như cọt kẹt trong cái ngăn bàn nhỏ xếp lớp những bức hình sôi nổi, những tấm thiệp giáng sinh năm mới, mấy món quà sinh nhựt, những bài kiểm tra cũ đặng lâu lâu tôi giở ra mà nghe tim mình nó rung rung, nó thổn thức. Kiểu như tốc mái những khuôn mặt người vào ra mà tự nhiên lại thèm vô cùng một khoảng khắc nào đó dừng lại, ngay chóc ở phòng học này, tiết học này, những gương mặt bạn bè này và giọng cô giáo dạy văn chòng ghẹo khiến cho lũ học trò lớp toán cười nghiêng ngả! Kiểu như cái bắt tay sẽ làm cho người ta thấy rằng mình đang lớn và ngày xưa - sẽ chỉ có những cái ôm thật nhẹ và những lời chúc thành công của đám sinh viên ngày cuối ra trường - giờ thì thương mại hóa bằng cái bắt tay siết riết hết ráo rồi!
Rớt lại chỉ là những nụ cười, khô như ngói, kiểu cười thương mại, gặp ai cũng cười, cười cười nói nói mà thành ra xa lơ xa lắc! Tôi thấy nhớ mình của những năm về trước! Đại khái thì cũng như lúc này thôi, được cái này lại đòi cái nọ, ở Sài thì khoái về Ninh, về Ninh lại khao khát nhớ Sài Gòn! Đi chung với đám bạn đại học thì cò ke muốn nhắc đến bạn hồi cấp ba, và nhậu với đám bạn cấp ba thì thèm ăn chè đậu đen đá với nhóm bạn đại học!
Thì bởi, con người ta chỉ thấy nhớ những cái gì đã đi qua rồi, trân trọng quá khứ mà bỏ quên mất tiêu hiện tại thôi!
Thứ Năm, 2 tháng 2, 2012
Vui tính!
Nhiều khi tôi thấy mình cũng mắc cười lắm!
Ví dụ như tôi rất khoái coi chương trình Tâm hồn Việt, phát sóng vào ngày thứ hai đầu tháng, lúc 10 giờ rưỡi tối, trên kênh HTV7. Trước ngày đó tôi thường nhắc mình ráng nhớ đặng bật tivi coi, nhưng đến ngày đó là tôi quên mất, hoặc là không kiên nhẫn bỏ đi ngủ queo! Chương trình Tâm hồn Việt đầu tiên tôi coi là một phim tài liệu về Tết Việt, theo phong cách Bắc Bộ, in như ngay ngày 30 tết năm nào đó, xa lắm! Và chương trình gần đây nhất, kể ra cũng từ năm 2009 rồi, với giọng đọc của cô Kim Tiến, về đường làng Việt xưa! Nghe và cảm gì đâu!
Kế nữa là đại loại là mỗi bận đọc xong một quyển sách hoặc coi một bộ phim nào đó có kết thúc không đẹp, là thể nào tôi cũng sẽ day dứt và bị ám ảnh cho đến nhiều khi cả tuần sau! Quyển sách gần nhất tôi đọc là Nhắm mắt thấy Paris của Dương Thụy, nói chung truyện cũng bình thường, đọc cũng bình thường. Nhưng do cứ nghĩ là bạn nữ chính sẽ thành với bạn quý tộc, dè đâu cuối cùng không phải, và thế là hai tuần sau, khi cầm lại quyển sách, đọc những lời đề bạt của tác giả, lại thấy day dứt day dứt không thể tả! Và lần khác, lâu lơ lắc rồi, bận coi phim Tây Du Ký, bản Hong Kong, do Trần Hạo Dân đóng vai chính chứ không phải Trương Vệ Kiện nhé! Bận đó chắc cũng lối 1999 hoặc 2000, coi bằng đầu máy, mướn băng, chạy ro ro! Bị hụt hẫng khi coi đến tập phim cuối, đại khái - do cái giọng thuyết minh của các cô chú bác hay quá! Mãi hơn tuần sau mới dứt ra được!
Ngày tôi còn nhỏ, hơn mười tám năm về trước, má tôi không cho tôi đọc tiểu thuyết - những loại tiểu thuyết diễm tình, một truyện gồm 2, 3, 4,5 cuốn đóng trong giấy trắng ngà, bìa hình diễn viên, người đẹp in lịch, và nội dung thì xào qua xào lại quen biết, yêu đương, chia ly, hai chục năm sau, gặp lại, nối lại tình xưa... Quan điểm của má là con nít bày đặt học đòi đọc chuyện người lớn! Ngặt nỗi chị hai, chị ba tôi tối ngày cứ bay ra các hiệu sách mướn về coi miết! Có lần, năm học lớp ba, tối ngủ, tôi xách cây đèn pin vô mùng, chong mền, bật đèn, đọc tiểu thuyết! Đọc có ba mớ chữ, ngủ mất tiêu, vỡ ra, má ơi tiểu thuyết nó là vậy đó - dở ẹt, chuyển qua đọc những tập truyện ngăn ngắn của cô Lý Lan hay hơn. Truyện đầu tiên tôi đọc của cô Lý Lan là Khi người ta trẻ - năm học lớp ba, và khoái cô rốt từ bấy cho đến nay!
Hôm bữa mùng tám tháng giêng - theo đạo Cao Đài là ngày Vía Đức Chí Tôn, ăn chay, cúng Sao Hội. Sáng mùng tám - ăn chay, trưa, do ngày đầu năm đi mần lại nên khách hàng mời đi ăn trưa - xuống núi. Qua ngày mùng chín, sáng ra ăn sáng - định ăn mặn luôn rồi, nhưng cái quán quen hôm đó lại đóng cửa nghỉ, vậy là nhịn đói - cả ngày ăn chay luôn! Ăn chay bù, nói chung kiểu này rất là lạ và không hợp với đạo Cao Đài - ăn chay những ngày nhất định (ví dụ: mùng 1, 8, 14,15, 18. 23,24, 27,28,29,30). Hôm nay là mười một rồi!
Hồi giáng sinh năm trước nữa, tôi xách nải chuối đi tặng cho bạn gái! Và giáng sinh năm nay do quên bận áo khoác, giữa khuya chạy về, lạnh quá, mượn bạn cái mền, quấn thành một cục, chạy e e từ đường Hai Bà Trừng về tới Nguyễn Hữu Hào quận 4, chắc là điên dữ dội lắm!
Và những ngày sắp tới định mua vé tháng đi bơi, lý do: cái lưng cong quá xá, phải đi bơi cho nó giãn ra, có bác nào biết bí quyết gì đặng người gù lưng cải thiện thành thẳng không ạ?
Khuyến mãi tấm hình điên loạn của Tồn Phan tròn dịp tết này!
Ví dụ như tôi rất khoái coi chương trình Tâm hồn Việt, phát sóng vào ngày thứ hai đầu tháng, lúc 10 giờ rưỡi tối, trên kênh HTV7. Trước ngày đó tôi thường nhắc mình ráng nhớ đặng bật tivi coi, nhưng đến ngày đó là tôi quên mất, hoặc là không kiên nhẫn bỏ đi ngủ queo! Chương trình Tâm hồn Việt đầu tiên tôi coi là một phim tài liệu về Tết Việt, theo phong cách Bắc Bộ, in như ngay ngày 30 tết năm nào đó, xa lắm! Và chương trình gần đây nhất, kể ra cũng từ năm 2009 rồi, với giọng đọc của cô Kim Tiến, về đường làng Việt xưa! Nghe và cảm gì đâu!
Kế nữa là đại loại là mỗi bận đọc xong một quyển sách hoặc coi một bộ phim nào đó có kết thúc không đẹp, là thể nào tôi cũng sẽ day dứt và bị ám ảnh cho đến nhiều khi cả tuần sau! Quyển sách gần nhất tôi đọc là Nhắm mắt thấy Paris của Dương Thụy, nói chung truyện cũng bình thường, đọc cũng bình thường. Nhưng do cứ nghĩ là bạn nữ chính sẽ thành với bạn quý tộc, dè đâu cuối cùng không phải, và thế là hai tuần sau, khi cầm lại quyển sách, đọc những lời đề bạt của tác giả, lại thấy day dứt day dứt không thể tả! Và lần khác, lâu lơ lắc rồi, bận coi phim Tây Du Ký, bản Hong Kong, do Trần Hạo Dân đóng vai chính chứ không phải Trương Vệ Kiện nhé! Bận đó chắc cũng lối 1999 hoặc 2000, coi bằng đầu máy, mướn băng, chạy ro ro! Bị hụt hẫng khi coi đến tập phim cuối, đại khái - do cái giọng thuyết minh của các cô chú bác hay quá! Mãi hơn tuần sau mới dứt ra được!
Ngày tôi còn nhỏ, hơn mười tám năm về trước, má tôi không cho tôi đọc tiểu thuyết - những loại tiểu thuyết diễm tình, một truyện gồm 2, 3, 4,5 cuốn đóng trong giấy trắng ngà, bìa hình diễn viên, người đẹp in lịch, và nội dung thì xào qua xào lại quen biết, yêu đương, chia ly, hai chục năm sau, gặp lại, nối lại tình xưa... Quan điểm của má là con nít bày đặt học đòi đọc chuyện người lớn! Ngặt nỗi chị hai, chị ba tôi tối ngày cứ bay ra các hiệu sách mướn về coi miết! Có lần, năm học lớp ba, tối ngủ, tôi xách cây đèn pin vô mùng, chong mền, bật đèn, đọc tiểu thuyết! Đọc có ba mớ chữ, ngủ mất tiêu, vỡ ra, má ơi tiểu thuyết nó là vậy đó - dở ẹt, chuyển qua đọc những tập truyện ngăn ngắn của cô Lý Lan hay hơn. Truyện đầu tiên tôi đọc của cô Lý Lan là Khi người ta trẻ - năm học lớp ba, và khoái cô rốt từ bấy cho đến nay!
Hôm bữa mùng tám tháng giêng - theo đạo Cao Đài là ngày Vía Đức Chí Tôn, ăn chay, cúng Sao Hội. Sáng mùng tám - ăn chay, trưa, do ngày đầu năm đi mần lại nên khách hàng mời đi ăn trưa - xuống núi. Qua ngày mùng chín, sáng ra ăn sáng - định ăn mặn luôn rồi, nhưng cái quán quen hôm đó lại đóng cửa nghỉ, vậy là nhịn đói - cả ngày ăn chay luôn! Ăn chay bù, nói chung kiểu này rất là lạ và không hợp với đạo Cao Đài - ăn chay những ngày nhất định (ví dụ: mùng 1, 8, 14,15, 18. 23,24, 27,28,29,30). Hôm nay là mười một rồi!
Hồi giáng sinh năm trước nữa, tôi xách nải chuối đi tặng cho bạn gái! Và giáng sinh năm nay do quên bận áo khoác, giữa khuya chạy về, lạnh quá, mượn bạn cái mền, quấn thành một cục, chạy e e từ đường Hai Bà Trừng về tới Nguyễn Hữu Hào quận 4, chắc là điên dữ dội lắm!
Và những ngày sắp tới định mua vé tháng đi bơi, lý do: cái lưng cong quá xá, phải đi bơi cho nó giãn ra, có bác nào biết bí quyết gì đặng người gù lưng cải thiện thành thẳng không ạ?
Khuyến mãi tấm hình điên loạn của Tồn Phan tròn dịp tết này!
Đầu năm với HLK Cup!
Đại khái là hiện giờ tôi vẫn còn liên lạc với trường cấp ba cũ, và hiện giữ nhiệmvụ là Trưởng ban Phong trào của Hội Cựu học sinh trường Chuyên Hoàng Lê Kha, Ninh. Nói chung, những gì xuất phát từ trái tim thì lúc nào cũng khiến cho con người ta thanh thản và vui vì những gì mình làm được! Hội cựu học sinh còn rất non trẻ, vì trường Kha cũng thành lập mới có 18 năm thôi mà, đòi hỏi gì nhiều!
Những thế hệ cựu học sinh ra trường, giờ người khóa đầu so với người mới tốt nghiệp, chỏn lỏn cũng một thế hệ! Và hôm mùng sáu tết con rồng vừa rồi, tôi có tày lanh tày lọt tổ chức một hoạt động đại khái là HLK Cup, và kết quả cũng rất là trọn vẹn!
Mạn phép đăng một bài cảm nghĩ về HLK Cup lần thứ nhất này, lai rai sau những ngày nghỉ tết dài hạn!
Biết đâu được, lúc nhỏ nghe bà ngoại kể năm Thìn của sáu chục năm về trước, lũ lên tới nóc, và đến hẹn lại lên, năm thìn năm nay, nước từ bụng núi Bà Đen xì ra, người người không còn đất sống! Ngày tận thế - 2012 - theo lịch của người Maya!
HLK CUP - NHÌN LẠI
Vào một ngày tháng 12, tôi nhận được điện thoại của anh Kh.(Phạm Trọng Kh. – Hội trưởng Hội CHS HLK nhiệm kỳ III), và trong những phút ngắn ngủi giữa giờ làm việc, tôi được anh ngắn gọn thông báo rằng trên Facebook của Hội đang rầm rộ yêu cầu Hội mình tổ chức một hội thao giao hữu cho các anh chị em HLK nhân dịp xuân về. Và ý nghĩ hiện lên trong đầu tôi lúc bấy giờ, chỉ đơn giản là: má ơi, làm sao bây giờ?
Thực tế là ý tưởng về việc tổ chức một giải đấu dành riêng cho HLKer đã từng xuất hiện trong kế hoạch của Ban Phong trào từ nhiều nhiều tháng trước, khi mà ở buổi Ra mắt Hội nhiệm kỳ III vào kỳ offline ở Long Điền Sơn (Tây Ninh) hồi 30/04 của một năm về trước, anh H. (HLKer Khóa 01) đã chia sẻ với chúng tôi về những trận đấu giao hữu giữa các khóa đầu tiên vào những ngày đầu năm mới. Chúng tôi cũng nung nấu, dự định sẽ đi bắt những nhịp cầu HLK bằng những trận đấu như thế, vào một dịp nào đó, và hoàn toàn là không nghĩ rằng, dịp đó là dịp này – những ngày cuối năm 2011.
Tôi đã đưa ra một vài lý do yếu ớt đặng từ chối, không có kinh phí, chưa có kinh nghiệm tổ chức đặng lấp liếm với lời yêu cầu từ phía anh T. ( HLK khóa 03). Các anh cứ bảo tổ chức đi, vô tư lên, vui thôi mà! Nhưng trước một hoạt động nào đó, tất cả mọi sự vụ đều khiến cho chúng tôi lo lắng, và việc tổ chức một hoạt động thể thao, là đầy những khó khăn mà chưa cần giải đấu diễn ra, chúng tôi cũng có thể mường tượng ra được. Bởi thành viên cốt cán của Ban Phong trào hiện giờ chỉ có mình ên tôi và chị Ch ( HLK Khóa 10), em Th.( HLK khóa 12) và em C. ( HLK khóa 15) – một thành viên mới toanh của Ban. Bởi chúng tôi cũng đang chia lực cho hoạt động Cắm trại xuân ở trường, bởi dòm đi dòm lại các thành viên trong ban – hổng có ai rành về bóng đá hoặc chơi bóng đá hết ráo! Và với tôi, đơn giản là không tổ chức thì thôi, đã làm thì làm đàng hoàng ! Khi mà mình chưa có sự chuẩn bị tốt, thì cách tốt nhất là đừng nên liều mình với lửa đạn!
Nhưng cuối cùng thì Ban Phong trào cũng liều mình đứng ra tổ chức giải HLK cup lần thứ nhất năm 2012, với những lần họp online triền miên mải miết giữa bộ ba Tồn Phan – tôi (HLK khóa 11), Chị Ch. và anh Kh.. Những lần họp là những lần cãi vã nảy lửa, thì bởi, tranh cãi đặng cho ra kế hoạch hoàn hảo cuối cùng, và bởi – tranh cãi nghĩa là, chúng tôi thực sự đặt hết tâm huyết của mình vào cho giải đấu!
Chị Ch. được phân công lo phần Hội trại ở trường, và tôi sẽ làm leader cho giải đấu lần đầu tiên này! Không có nhiệm vụ nào là nhẹ nhàng cả, nhưng dĩ nhiên, lần đầu tiên – lúc nào cũng dễ làm cho lòng người ta nản nhất! Tôi viết kế hoạch, lập cân đối tài chính, liên hệ với các nhà tài trợ, gửi mail contact với mọi người, lên thông báo, tuyên truyền cho giải đấu, ngợp trong những mail qua lại nọ kia của các thành viên Ban tổ chức… Những ngày trước tết ấy là cả một quãng thời gian không ngừng nghỉ đối với tôi và cả các anh chị em trong Ban Phong trào – những người mà thực sự tôi nghĩ rằng, chính tình yêu với Hội và tinh thần hy sinh vô cùng to lớn mới có thể giúp họ làm những việc – rất – ư – là – cộng – đồng này!
Đã nhận được sự tài trợ từ phía các anh chị khóa 03 – lo vụ sân bãi và trọng tài này nọ! Đã có một khoản tài trợ kha khá từ công ty LKP, cụ thể hơn là các anh khóa 07 cho phần chi phí chung của giải đấu! Quan trọng hơn, hộp mail của Hội đã nhận được hơn 5 đơn đăng ký tham gia của các khóa! Tôi thì chỉ sợ rằng khi mà mình tổ chức ra, rồi mình ên mình tự sướng vì không ai thèm hưởng ứng mới chết! Còn đăng ký nhiều thì cũng chết, bởi lẽ người ta sẽ hy vọng vào một giải đấu đàng hoàng, và chỉ có tin tưởng mới làm cho người ta chìa bàn tay ra với mình! Dĩ nhiên, là đăng ký nhiều cũng dễ làm cho con người ta mất ăn mất ngủ - không biết các anh chị khác trong Ban tổ chức có nghĩ giống như tôi hay không?
Nửa đường thì anh Kh. gãy gánh, công ty anh khởi đầu sớm cho một năm bận rộn và xa ngái ở tuốt Vũng Tàu. Tôi và chị Ch. dòm nhau mỉm cười, lại còn có mình ên em với chị, cười hỉ hả, cả một giải đấu!
10 là con số cuối cùng, khi mà deadline đăng ký chấm dứt cái đùng! Gấp rút nhờ chị Châu đi đặt cờ lưu niệm, rồi bàn bạc lần cuối cho những điểm còn dang dở. Tìm người mần tiếp tân, tìm cộng tác viên hậu cần – mà khổ nổi giải diễn ra vào dịp Tết, ai cũng công lên chuyện xuống, rảnh đâu mà đi phụ mình, dàn mỹ nam mỹ nữ của những hoạt động trước đây của Hội cũng bận túi bụi hết rồi! Nói như vậy để cảm ơn vô cùng chị P. (HLK khóa 10) và chị Ph. (HLK khóa 09) đã đến với giải đấu, không ngại nắng, xém mưa để xách bông, xách cờ và ngồi lật bảng tỷ số không ngừng nghỉ! Xin ghi nhận và thật sự cảm ơn!
Bắt đầu bằng buổi họp mặt các đội vào ngày 28 tết! Vui lắm vì khi thông qua điều lệ, đội nào cũng ok, ok, ok! Cơ mà nói vậy thôi, chứ cá nhân tôi nghĩ rằng, ở giải năm sau các đội nên có những quan điểm ý kiến lại với BTC, chứ kiểu như chúng tôi tổ chức ra, chúng tôi nói và các bạn thông qua hết – dễ xảy ra trường hợp chủ quan Ban tổ chức duy ý chí lắm! Và kết thúc buổi họp mặt là những trận đấu giao hữu tiền giải đủ để coi giò coi cẳng của các đội! Những ứng cử viên cho chức vô địch HLK cup lần đầu tiên đã có, chỉ chờ đến giờ G!
Giờ G bắt đầu bằng những trận đấu nảy lửa! Tôi nhớ đội của anh Hoàng khóa 01 mãi đến sát giờ thi đấu vẫn chưa tập hợp đủ đội, và phải đá với 5 cầu thủ không thay trong suốt hiệp đấu! Cô M.L(Hội phó Hội CHS HLK – HLK khóa 01) chắc cũng đã có một ngày bởi hởi vì những cầu thủ đội nhà, và lần đầu tiên thấy cô máu lửa đến thế, kể từ ngày tôi bước một chân vào Ban chấp hành Hội!
Các đội manh, như đã nói đều giành được vé đi vào vòng trong! Cả buổi sáng là 12 trận cầu sôi nổi, chúng tôi chạy như lăng quăng, thì dĩ nhiên là phải kể tới mồ hôi, rồi nắng nóng, nhưng tựu trung lại là vui, vì các đội hết mình với giải đấu, vì còn nhiều lắc xắc nhưng chỉ cần cái phất tay ôi cho qua của các đội là đủ thấy mừng hết lớn rồi!
Buổi chiều còn nảy lửa hơn với những trận cầu siêu kinh điển! Chung kết gọi tên hai khóa 03 và 08. Và chiến thắng ghi danh vào lịch sử HLK cup với lần đầu tiên khóa 03 lên ngôi! Có thể năm sau năm sau nữa lịch sử giải sẽ thay đổi, nhưng cho đến thời điểm này, chiến thắng vẫn còn làm ngất ngây các cầu thủ và cả nhiều người khác nữa! Cũng nên ghi nhận những nỗ lực bền bỉ không ngưng nghỉ của các đội khóa 07, khóa 08 và khóa 12 cũng như tất cả các khóa khác, vì đã đến với giải đấu bằng tất cả niềm đam mê của mình! Gì chứ tôi thấy nhiều bạn cổ động viên ôm bụng lặt lè, tóc dài đến kiên nhẫn ghi hình trận đấu lại cho con cháu xem từ đầu đến cuối, rồi hai vợ chồng cùng học chung một lớp rồi cùng rủ nhau đi cổ vũ trận đấu đội nhà, và cả những anh chị lâu ơi là lâu rồi kể từ ngày rời khỏi HLK đến giờ mới gặp lại, những hình ảnh chạy qua tôi mà nói thiệt là cảm động gì mà cảm động quá xá! Ngày xưa tôi học chuyên toán, và bây giờ ngồi đây viết bài tuyên truyền dòm lại giải đấu, nói ra cũng thiệt là buồn cười ghê nơi! (lạc đề xí!)
Và giải đấu kết thúc trong buổi liên hoan không đầy đủ các đội nhưng dư dả những tiếng cụng ly rốp rẻng, tiếng hỏi thăm nhau, tiếng giới thiệu nhau, và những cái bắt tay làm nên quá trời những nhịp cầu. Tôi mừng chứ, vì mình đã làm được những chuyện nho nhỏ, là làm cho anh chị em đồng môn mai này có gặp nhau, cũng còn nhận ra nhau vì hồi xưa tụi mình chung HLK đó nghen! Tôi cười nghỏn nghẻn và cụng ly thiệt nhiều, vui mà! Ngoài ra còn có thêm tăng ba ở phòng karaoke với sự nhiệt tình quá xá của anh C. (HLK khóa 01), anh V. (HLK khóa 08), anh Tr.(HLK khóa 08), anh V.(HLK khóa 07), chị Ph. (HLK khóa 09), các em Th., H., M. … (HLK khóa 12) và còn nhiều nhiều anh chị nữa, mà vì tôi đã quá chén nên thiệt tình là giờ không nhớ hết!
Có một chuyện mà chắc ăn là tôi sẽ phải mần thêm một entry khác, đặng nói rõ hơn về danh tánh cũng như ghi nhận tấm lòng của các anh chị HLK đóng góp cho Quỹ Hội nhơn dịp HLK Cup này! Về con số thì trong ngày hôm đó chúng tôi đã quyên góp được ....... VNĐ, số tiền quá là khích lệ cho các hoạt động sau này của Hội nhà!
Ton Phan from Ban Phong trào - HCHS HLK nhiệm kỳ 03 - 2012 - 2013
Những thế hệ cựu học sinh ra trường, giờ người khóa đầu so với người mới tốt nghiệp, chỏn lỏn cũng một thế hệ! Và hôm mùng sáu tết con rồng vừa rồi, tôi có tày lanh tày lọt tổ chức một hoạt động đại khái là HLK Cup, và kết quả cũng rất là trọn vẹn!
Mạn phép đăng một bài cảm nghĩ về HLK Cup lần thứ nhất này, lai rai sau những ngày nghỉ tết dài hạn!
Biết đâu được, lúc nhỏ nghe bà ngoại kể năm Thìn của sáu chục năm về trước, lũ lên tới nóc, và đến hẹn lại lên, năm thìn năm nay, nước từ bụng núi Bà Đen xì ra, người người không còn đất sống! Ngày tận thế - 2012 - theo lịch của người Maya!
HLK CUP - NHÌN LẠI
Vào một ngày tháng 12, tôi nhận được điện thoại của anh Kh.(Phạm Trọng Kh. – Hội trưởng Hội CHS HLK nhiệm kỳ III), và trong những phút ngắn ngủi giữa giờ làm việc, tôi được anh ngắn gọn thông báo rằng trên Facebook của Hội đang rầm rộ yêu cầu Hội mình tổ chức một hội thao giao hữu cho các anh chị em HLK nhân dịp xuân về. Và ý nghĩ hiện lên trong đầu tôi lúc bấy giờ, chỉ đơn giản là: má ơi, làm sao bây giờ?
Thực tế là ý tưởng về việc tổ chức một giải đấu dành riêng cho HLKer đã từng xuất hiện trong kế hoạch của Ban Phong trào từ nhiều nhiều tháng trước, khi mà ở buổi Ra mắt Hội nhiệm kỳ III vào kỳ offline ở Long Điền Sơn (Tây Ninh) hồi 30/04 của một năm về trước, anh H. (HLKer Khóa 01) đã chia sẻ với chúng tôi về những trận đấu giao hữu giữa các khóa đầu tiên vào những ngày đầu năm mới. Chúng tôi cũng nung nấu, dự định sẽ đi bắt những nhịp cầu HLK bằng những trận đấu như thế, vào một dịp nào đó, và hoàn toàn là không nghĩ rằng, dịp đó là dịp này – những ngày cuối năm 2011.
Tôi đã đưa ra một vài lý do yếu ớt đặng từ chối, không có kinh phí, chưa có kinh nghiệm tổ chức đặng lấp liếm với lời yêu cầu từ phía anh T. ( HLK khóa 03). Các anh cứ bảo tổ chức đi, vô tư lên, vui thôi mà! Nhưng trước một hoạt động nào đó, tất cả mọi sự vụ đều khiến cho chúng tôi lo lắng, và việc tổ chức một hoạt động thể thao, là đầy những khó khăn mà chưa cần giải đấu diễn ra, chúng tôi cũng có thể mường tượng ra được. Bởi thành viên cốt cán của Ban Phong trào hiện giờ chỉ có mình ên tôi và chị Ch ( HLK Khóa 10), em Th.( HLK khóa 12) và em C. ( HLK khóa 15) – một thành viên mới toanh của Ban. Bởi chúng tôi cũng đang chia lực cho hoạt động Cắm trại xuân ở trường, bởi dòm đi dòm lại các thành viên trong ban – hổng có ai rành về bóng đá hoặc chơi bóng đá hết ráo! Và với tôi, đơn giản là không tổ chức thì thôi, đã làm thì làm đàng hoàng ! Khi mà mình chưa có sự chuẩn bị tốt, thì cách tốt nhất là đừng nên liều mình với lửa đạn!
Nhưng cuối cùng thì Ban Phong trào cũng liều mình đứng ra tổ chức giải HLK cup lần thứ nhất năm 2012, với những lần họp online triền miên mải miết giữa bộ ba Tồn Phan – tôi (HLK khóa 11), Chị Ch. và anh Kh.. Những lần họp là những lần cãi vã nảy lửa, thì bởi, tranh cãi đặng cho ra kế hoạch hoàn hảo cuối cùng, và bởi – tranh cãi nghĩa là, chúng tôi thực sự đặt hết tâm huyết của mình vào cho giải đấu!
Chị Ch. được phân công lo phần Hội trại ở trường, và tôi sẽ làm leader cho giải đấu lần đầu tiên này! Không có nhiệm vụ nào là nhẹ nhàng cả, nhưng dĩ nhiên, lần đầu tiên – lúc nào cũng dễ làm cho lòng người ta nản nhất! Tôi viết kế hoạch, lập cân đối tài chính, liên hệ với các nhà tài trợ, gửi mail contact với mọi người, lên thông báo, tuyên truyền cho giải đấu, ngợp trong những mail qua lại nọ kia của các thành viên Ban tổ chức… Những ngày trước tết ấy là cả một quãng thời gian không ngừng nghỉ đối với tôi và cả các anh chị em trong Ban Phong trào – những người mà thực sự tôi nghĩ rằng, chính tình yêu với Hội và tinh thần hy sinh vô cùng to lớn mới có thể giúp họ làm những việc – rất – ư – là – cộng – đồng này!
Đã nhận được sự tài trợ từ phía các anh chị khóa 03 – lo vụ sân bãi và trọng tài này nọ! Đã có một khoản tài trợ kha khá từ công ty LKP, cụ thể hơn là các anh khóa 07 cho phần chi phí chung của giải đấu! Quan trọng hơn, hộp mail của Hội đã nhận được hơn 5 đơn đăng ký tham gia của các khóa! Tôi thì chỉ sợ rằng khi mà mình tổ chức ra, rồi mình ên mình tự sướng vì không ai thèm hưởng ứng mới chết! Còn đăng ký nhiều thì cũng chết, bởi lẽ người ta sẽ hy vọng vào một giải đấu đàng hoàng, và chỉ có tin tưởng mới làm cho người ta chìa bàn tay ra với mình! Dĩ nhiên, là đăng ký nhiều cũng dễ làm cho con người ta mất ăn mất ngủ - không biết các anh chị khác trong Ban tổ chức có nghĩ giống như tôi hay không?
Nửa đường thì anh Kh. gãy gánh, công ty anh khởi đầu sớm cho một năm bận rộn và xa ngái ở tuốt Vũng Tàu. Tôi và chị Ch. dòm nhau mỉm cười, lại còn có mình ên em với chị, cười hỉ hả, cả một giải đấu!
10 là con số cuối cùng, khi mà deadline đăng ký chấm dứt cái đùng! Gấp rút nhờ chị Châu đi đặt cờ lưu niệm, rồi bàn bạc lần cuối cho những điểm còn dang dở. Tìm người mần tiếp tân, tìm cộng tác viên hậu cần – mà khổ nổi giải diễn ra vào dịp Tết, ai cũng công lên chuyện xuống, rảnh đâu mà đi phụ mình, dàn mỹ nam mỹ nữ của những hoạt động trước đây của Hội cũng bận túi bụi hết rồi! Nói như vậy để cảm ơn vô cùng chị P. (HLK khóa 10) và chị Ph. (HLK khóa 09) đã đến với giải đấu, không ngại nắng, xém mưa để xách bông, xách cờ và ngồi lật bảng tỷ số không ngừng nghỉ! Xin ghi nhận và thật sự cảm ơn!
Bắt đầu bằng buổi họp mặt các đội vào ngày 28 tết! Vui lắm vì khi thông qua điều lệ, đội nào cũng ok, ok, ok! Cơ mà nói vậy thôi, chứ cá nhân tôi nghĩ rằng, ở giải năm sau các đội nên có những quan điểm ý kiến lại với BTC, chứ kiểu như chúng tôi tổ chức ra, chúng tôi nói và các bạn thông qua hết – dễ xảy ra trường hợp chủ quan Ban tổ chức duy ý chí lắm! Và kết thúc buổi họp mặt là những trận đấu giao hữu tiền giải đủ để coi giò coi cẳng của các đội! Những ứng cử viên cho chức vô địch HLK cup lần đầu tiên đã có, chỉ chờ đến giờ G!
Giờ G bắt đầu bằng những trận đấu nảy lửa! Tôi nhớ đội của anh Hoàng khóa 01 mãi đến sát giờ thi đấu vẫn chưa tập hợp đủ đội, và phải đá với 5 cầu thủ không thay trong suốt hiệp đấu! Cô M.L(Hội phó Hội CHS HLK – HLK khóa 01) chắc cũng đã có một ngày bởi hởi vì những cầu thủ đội nhà, và lần đầu tiên thấy cô máu lửa đến thế, kể từ ngày tôi bước một chân vào Ban chấp hành Hội!
Các đội manh, như đã nói đều giành được vé đi vào vòng trong! Cả buổi sáng là 12 trận cầu sôi nổi, chúng tôi chạy như lăng quăng, thì dĩ nhiên là phải kể tới mồ hôi, rồi nắng nóng, nhưng tựu trung lại là vui, vì các đội hết mình với giải đấu, vì còn nhiều lắc xắc nhưng chỉ cần cái phất tay ôi cho qua của các đội là đủ thấy mừng hết lớn rồi!
Buổi chiều còn nảy lửa hơn với những trận cầu siêu kinh điển! Chung kết gọi tên hai khóa 03 và 08. Và chiến thắng ghi danh vào lịch sử HLK cup với lần đầu tiên khóa 03 lên ngôi! Có thể năm sau năm sau nữa lịch sử giải sẽ thay đổi, nhưng cho đến thời điểm này, chiến thắng vẫn còn làm ngất ngây các cầu thủ và cả nhiều người khác nữa! Cũng nên ghi nhận những nỗ lực bền bỉ không ngưng nghỉ của các đội khóa 07, khóa 08 và khóa 12 cũng như tất cả các khóa khác, vì đã đến với giải đấu bằng tất cả niềm đam mê của mình! Gì chứ tôi thấy nhiều bạn cổ động viên ôm bụng lặt lè, tóc dài đến kiên nhẫn ghi hình trận đấu lại cho con cháu xem từ đầu đến cuối, rồi hai vợ chồng cùng học chung một lớp rồi cùng rủ nhau đi cổ vũ trận đấu đội nhà, và cả những anh chị lâu ơi là lâu rồi kể từ ngày rời khỏi HLK đến giờ mới gặp lại, những hình ảnh chạy qua tôi mà nói thiệt là cảm động gì mà cảm động quá xá! Ngày xưa tôi học chuyên toán, và bây giờ ngồi đây viết bài tuyên truyền dòm lại giải đấu, nói ra cũng thiệt là buồn cười ghê nơi! (lạc đề xí!)
Và giải đấu kết thúc trong buổi liên hoan không đầy đủ các đội nhưng dư dả những tiếng cụng ly rốp rẻng, tiếng hỏi thăm nhau, tiếng giới thiệu nhau, và những cái bắt tay làm nên quá trời những nhịp cầu. Tôi mừng chứ, vì mình đã làm được những chuyện nho nhỏ, là làm cho anh chị em đồng môn mai này có gặp nhau, cũng còn nhận ra nhau vì hồi xưa tụi mình chung HLK đó nghen! Tôi cười nghỏn nghẻn và cụng ly thiệt nhiều, vui mà! Ngoài ra còn có thêm tăng ba ở phòng karaoke với sự nhiệt tình quá xá của anh C. (HLK khóa 01), anh V. (HLK khóa 08), anh Tr.(HLK khóa 08), anh V.(HLK khóa 07), chị Ph. (HLK khóa 09), các em Th., H., M. … (HLK khóa 12) và còn nhiều nhiều anh chị nữa, mà vì tôi đã quá chén nên thiệt tình là giờ không nhớ hết!
Có một chuyện mà chắc ăn là tôi sẽ phải mần thêm một entry khác, đặng nói rõ hơn về danh tánh cũng như ghi nhận tấm lòng của các anh chị HLK đóng góp cho Quỹ Hội nhơn dịp HLK Cup này! Về con số thì trong ngày hôm đó chúng tôi đã quyên góp được ....... VNĐ, số tiền quá là khích lệ cho các hoạt động sau này của Hội nhà!
Ton Phan from Ban Phong trào - HCHS HLK nhiệm kỳ 03 - 2012 - 2013
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)