Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

Kinh nghiệm làm khóa luận tốt nghiệp...

...... tại Thương, cơ sở số hai.


Có rất nhiều bạn hỏi tôi (dĩ nhiên là không phải sinh viên trường Thương rồi), rằng là chuyện bảo vệ khóa luận ở trường như thế nào? Chắc là phải dữ dội lắm mới được lựa chọn làm khóa luận. Tôi cười hắc hắc, nói trời đất cơi không có chuyện đó đâu. Làm khóa luận ở trường Thương dễ như ăn gỏi, chỉ cần trên bảy phẩy, không thi lại quá hai môn thuộc khối kiến thức chuyên ngành (nghĩa là trong năm ba + năm tư đừng để bị dính chưởng á), là cứ phây phây nằm yên ổn trong danh sách làm khóa luận của trường. Tình hình khóa học của tôi, đâu chừng bảy trăm mấy bạn, thì đã có gần năm trăm sinh viên làm khóa luận rồi, số lượng cực nhiều!

Ở bài viết này, tôi sẽ chia sẻ một vài điều, mà bản thân đã kinh qua trong mùa bảo vệ khóa luận của mình, vừa rồi! Bởi thực tế, thời điểm tôi chuẩn bị bảo vệ khóa luận, tôi điên cuồng tìm kiếm các bài viết, blog của các anh chị trường Thương, từ cơ sở một đến cơ sở hai, mà cái tìm thấy được, lại cơ hồ không sử dụng được, hoặc giả nếu có, lại không giúp ích gì nhiều nhặng cho lắm. Bài viết này, chính vì thế, dành tặng lại cho các bạn khóa sau tôi, nếu các bạn, tìm được và cũng chuẩn bị bảo vệ khóa luận - như tôi! Các đồng chí khác - đã bảo vệ khóa luận ở trường Thương rồi - nếu thấy có gì sai sót thì vui lòng im lặng luôn. Nói chung trải nghiệm của tôi, cực kỳ mang tính chủ quan, mà hễ là chủ quan, thì dĩ nhiên, không phải lúc nào cũng trúng! Tôi đã trải qua, và nói chung, cảm thấy những điều này đối với tôi nó là như vậy! Ai phản đối, thôi kệ!

Bắt đầu hỉ!

1. Về điều kiện bảo vệ khóa luận:

Như đã nói rồi, chỉ cần trên bảy phẩy tính đến học kỳ thứ bảy, không thi lại quá hai môn chuyên ngành - nghĩa là trong năm ba + học kỳ một năm tư, các bạn tuyệt đối không nên để rớt quá hai môn! Với sinh viên Thương, trên bảy chấm là chuyện hết sức bình thường, và xu hướng là các năm sau điểm trung bình tích lũy càng cao! Điều lăn tăn ở đây là việc thi lại! Nói chung năm ba + năm tư có khá nhiều môn bấp bênh, ngành Kinh tế đối ngoại thì những môn có nguy cơ cao nhất lại thuộc về khối các môn tự chọn (Thuế, Hải quan, Đàm phán...), một số môn khác cũng nguy cơ cực cao là: Kế toán, Kinh tế công. Nhưng nói chung, chỉ cần đừng tệ quá, sẽ không bị rớt. Cơ hội để bạn bảo vệ khóa luận đối với một sinh viên Thương bình bình thường thường là 95%.

Ngoài hai điều kiện tiên quyết trên, còn một số lăn tăn khác ví dụ như là không bị hạnh kiểm xấu, không bị dính pháp luật này nọ! Mấy điều này, làm sinh viên Thương ai lại để dính vô trời. Yên tâm ha. Còn điểm lưu ý nữa, đó là nhiều bạn có thắc mắc nếu như ở học kỳ cuối, mà lỡ bị rớt, thì sao? Khóa của tôi (K46) thì trừ môn cuối cùng ra - do thi trễ nhất, nên ai bị rớt thì do thi lại + biết điểm trễ so với thời điểm công bố danh sách làm khóa luận, cho nên không được bảo vệ. Còn lại, dù bạn có bị rớt môn nào đó, mà nhà trường xếp lịch thi lại cho bạn gỡ điểm và trước thời điểm công bố danh sách (thường là trước, nên bạn lại yên tâm, cơ hội để làm khóa luận là đến 95% cơ mà!). Các khóa sau tôi, nghe bảo học theo tín chỉ, không có vụ thi lại, mà là học lại. Thế nên chú ý, có thể rớt môn nào, là toi luôn! Chờ đến học kỳ sau, học trả nợ môn, cơ hội làm khóa luận, đơn giản là tan tành!

2. Giữa bảo vệ khóa luận với thi tốt nghiệp - Nên chọn cái nào?

Cá nhân tôi thì tôi chọn bảo vệ khóa luận, dù rằng:

+ Bảo vệ khóa luận ở Thương, nguy cơ rớt tương đương với thi tốt nghiệp.
+ Bảo vệ khóa luận không có nghĩa bạn là giỏi hơn thi tốt nghiệp! Đơn giản là điều kiện làm khóa luận quá dễ, đến 95% lận mà!
+ Bảo vệ khóa luận là một hành trình tâm lý cực mệt mỏi, kéo dài từ tháng 12 năm trước cho đến tháng sáu năm sau! Nếu thi tốt nghiệp, thời gian mệt mỏi chỉ kéo dài trong 10 tuần đi thực tập và hai tuần ôn + thi tốt nghiệp, thế thôi!

Tuy nhiên, bảo vệ khóa luận = đi thực tập + thi tốt nghiệp! Nói chung tính tôi lười biếng, không khoái vụ đi thực tập (thường là không có lương + liên quan đến chuyên ngành mình học, mà tôi đã nói, tôi không thích theo chuyên ngành của mình! Ref: Một cuộc phỏng vấn!). Bảo vệ khóa luận thì không yêu cầu đi thực tập, nhưng nói chung, nếu đề tài của bạn làm liên quan hoặc cần khảo sát trực tiếp ở một đơn vị nào đó, thì bạn cần phải có mối quan hệ hoặc đi thực tập mới có thể hoàn thành bài được. Nói như vậy để các bạn hiểu rõ, thi tốt nghiệp thì phải dính liền với đi thực tập và viết báo cáo dài 40 trang, rồi sau đó thi tốt nghiệp - tỉ lệ đậu lên đến 99.9%, nhưng điểm thấp (thi 50 người, 80% là từ 5 - 6đ, 20% còn lại: 7 - 9đ, đặc biệt, 9 rất hiếm!).

Làm khóa luận, nói chung cơ hội điểm cao sẽ nhiều hơn, phổ điểm trung bình từ 7 - 9đ, 10đ cũng có (khóa tôi được một bạn!). Những năm sau không biết thế nào, nhưng tình hình làm khóa luận khóa K44 (trước tôi hai khóa), rớt như sung, thi tốt nghiệp lợi hơn rất rất nhiều! Nói chung, về chuyện điểm số, thì rõ ràng làm khóa luận điểm cao hơn, nhưng không phải không có rớt. Tôi sẽ có một vài lưu ý dành cho các bạn, trong phần kinh nghiệm bảo vệ khóa luận, để hạn chế chuyện rớt!

Về cơ hội nghề nghiệp giữa làm khóa luận với thi tốt nghiệp! Như thế này, nếu bạn muốn học lên thạc sĩ, đi du học thì nhất nhất định định phải làm khóa luận, khỏi lăn tăn chi cho mất công. Nếu bạn chỉ muốn yên ổn đi làm, ra trường, cưới vợ sinh con, không hảo điểm cao, thi tốt nghiệp cho nó an lành hạnh phúc, không bị vướng bận những việc lắt nhắt cực kỳ mệt mỏi kéo dài phát sinh trong quá trình làm khóa luận! Khi đi xin việc, thiệt sự ra, ít khi nhà tuyển dụng hỏi han đến khóa luận của bạn, họ chẳng quan tâm bạn thi tốt nghiệp hay làm khóa luận đâu! Mỗi trường mỗi khác mà!

3. Quá trình làm khóa luận

Đây đây, nếu đã quyết định làm khóa luận, thì bạn sẽ phải chịu một khoảng thời gian cực dài ăn nằm với quyết định của mình. Với tôi, do không đặt yêu cầu cao, chỉ hảo qua là được nên khóa luận không hề đầu tư, tham khảo là chủ yếu, và bịa cũng là một phương pháp nghiên cứu của mình. Nói chung, chất lượng giáo dục, rõ ràng là một vấn đề cần phải nói tới trong quá trình làm luận văn như thế này! Nhưng biết sao được, tự người làm ra mà!

Đầu tiên thì phải chọn đề tài. Nhiều bạn lo xa, dành não đặng suy nghĩ ra một đề tài hay hay ho ho dành làm của riêng, nhưng thực tế thì, mỗi năm nhà trường đều sẽ soạn ra một bộ đề tài, dư sức cho cả khóa cùng làm, không cần thiết bạn phải tốn công suy nghĩ, nếu đề tài hay, bạn đủ sức làm thì không nói, nếu đề tài tầm phào, vớ vẩn, thì thôi, thà chọn đại lô đề tài nhà trường đề xuất rồi tập trung vô làm cho nó lành. Đừng tốn thời gian và cũng đừng lo lắng lung tung!

Đề tài thì không thiếu, nhưng vấn đề cực quan trọng là bạn phải chọn giáo viên hướng dẫn. Cái này quan trọng lắm nhé, vì nó sẽ đi theo bạn mãi mãi cho đến khi bạn chết mới thôi, trước mắt thì trên cái bìa khóa luận của bạn sau này, sẽ luôn song hành tên giáo viên hướng dẫn mà. Như thế này, ban đầu bạn sẽ tự chọn tự đăng ký tên đề tài và giáo viên hướng dẫn, nghĩa là, bạn chủ động tất. Nên chọn giáo viên có cùng chuyên môn với đề tài của bạn, sẽ dễ dàng đắc đích hơn. Ví dụ, nếu đề tài liên quan đến đầu tư chọn cô dạy Đầu tư, nếu đề tài Thanh toán, ngân hàng - chọn cô Thanh toán. Biết sao không, nếu chọn lạng quạng, thầy cô không đúng chuyên ngành, là bị cho ra rìa! Số phận của bạn, sẽ bị di dời sang những giáo viên không được sinh viên đề nghị, và thường thì các bạn cũng biết, phải có vụ này vụ kia, mới không được hảo sinh viên. Nói chung, bạn sẽ được quyền chọn giáo viên, và điểm bạn cao hay thấp, một phần cũng từ đó mà quyết định, ai khôn chọn người tài, điểm sẽ dễ cao, cà lơ phất phơ chọn bậy chọn bạ hoặc không biết chọn ai bị người ta đưa đưa đẩy đẩy thì khổ thân tự mình gánh lấy, trách ai sao được!

Một số bí quyết truyền tụng rằng là: nếu như bạn chọn giáo viên khó, có máu mặt trong trường, kiểu như về mặt kinh nghiệm, học hàm, học vị á! Thì ra hội đồng, cũng được hội đồng dòm tên giáo viên mà nể mặt sinh viên, có đàn áp nó cũng chừa đường lui! Thêm nữa, thường các vị ngồi hội đồng khó chịu, thì lúc ra bảo vệ, cũng tránh đụng phải các vị ấy, nên cơ hội gặp hội đồng dễ nhiều hơn một tí. Ngoài ra, lưu truyền một ngịch lý là, các giảng viên trẻ, lại đích là những giáo viên hướng dẫn cực kỳ nhiệt tình, cực kỳ tỉ mỉ, rơi vào tay các cô, thầy ấy, được chăm sóc kỹ càng luôn, không sợ bị rớt. Tuy nhiên, có một vấn đề đặt ra là, có tiêu cực hay không? Cái này cũng giống y chang vụ Hải quan mình thôi, có cung có cầu! Bạn nào không thích (giống tôi), hoặc không có điều kiện, tốt nhất nên chọn các thầy cô hiền lành nhiệt tình, để tránh trường hợp ai sao ta vậy, thần hồn nát thần tính mà tự mình nạp mạng nhé!

Sau khi chọn đề tài, chọn giáo viên, thì chờ đến khi nhà trường ra danh sách cuối cùng,m chính thức. Thời điểm đó cũng vào cuối tháng 1, đầu tháng 2. Thực tế là tôi khi chọn giáo viên cũng theo cảm tính, không suy nghĩ nhiều lắm, đề tài lại càng khủng khiếp, nhắm mắt chọn đại, nhưng cũng mang nặng cảm tính rất rất nhiều. Cũng may ăn chay niệm Phật, trời thương tình cho qua hết, nên cũng gọi là hảo kết quả đó nha!

Khi có danh sách rồi, việc cần làm là phải tập hợp được nhóm sinh viên chung giáo viên hướng dẫn với bạn! Việc này cũng dễ, cứ quăng lên hộp thư chung của các lớp kêu gọi, cứ gọi là tra tấn bom mail ấy! Thường mỗi nhóm sẽ có một đồng chí rất năng nổ, đồng chí đó sẽ được/ tự phong làm nhóm trưởng, chịu trách nhiệm liên lạc chung giữa nhóm với giáo viên. Lợi ích của người làm nhóm trưởng: he he, bạn sẽ được giáo viên hướng dẫn cho nhận xét tốt, nhận xét này ít nhiều ảnh hưởng đến điểm số của bạn khi hội đồng chấm khóa luận, tin nội bộ, không được tranh giành à!

Điều tối kỵ nhất của sinh viên đó chính là vô đạo đức vào không biết chuyện. Điều này dù là sinh viên Thương, cũng mắc phải! (ô hay, nói đến đạo đức, thì dù là ông quan ông nghè gì, thì cũng chưa chắc đã có à, đạo đức mà, người giỏi mà không biết chuyện, biết phép đối nhơn, có mà đầy cả thúng!). Thế nên, để tránh trường hợp gây nên những phát sinh không đáng có, cực kỳ không đáng có giữa sinh viên với giáo viên hướng dẫn, các bạn cần đặc biệt chú ý ngôn ngữ cũng như cách thức liên lạc với giáo viên. Không phải bạn muốn làm gì là làm, đặc biệt trong những trường hợp liên lạc với giáo viên không được, tuyệt đối không nên tự tiện liên lạc, mà cần phải thông qua bạn nhóm trưởng, có gì thì thằng nhóm trưởng chịu, bạn vô can. Điều này vừa tạo ấn tượng tốt, vừa thống nhất giữa nhóm với giáo viên hướng dẫn. Khi gặp giáo viên, nhỏ thôi, các bạn cũng nên chú ý mua nước để giáo viên giải khát! Khi hoàn thành các chặng trong quá trình làm luận văn (nộp bản nháp, nộp bản chính thức cho hội đồng, bảo vệ xong, hoàn thành khóa luận) thì phải gọi điện, nhắn tin, đặc biệt là nhóm trưởng nên đại diện nhóm gởi mail cám ơn giáo viên, bảo vệ xong thì nên nhắn tin đồng thời tổng kết điểm cả nhóm để thầy cô có thể theo dõi được kết quả của nhóm. Hành động nhỏ nhưng rõ ràng chứng minh, bạn là người có thể làm việc lớn được hay không đấy!

Thông thường, giáo viên nếu có kinh nghiệm giảng dạy trên 5 năm, sẽ hướng dẫn khoảng 20 bạn, làm thành một nhóm. Các giảng viên vừa có bằng thạc sĩ, sẽ hướng dẫn nhóm khoảng 5 bạn, nhiều nhất có thể lên đến 30 bạn. Nói chung, số lượng thành viên trong một nhóm không ảnh hưởng nhiều lắm, chủ yếu là bạn có làm tốt bài của mình hay không, đừng tưởng bở chuyện đông như thế này làm sao thầy cô hướng dẫn nhiệt tình được, hoặc ít quá chắc là cô sẽ hướng dẫn kỹ càng đến tận răng. Mơ hồ! Nhiệt tình hay không thì dù cho có đông đúc sinh viên cỡ nào, thầy cô cũng sẽ quản lý được, kinh nghiệm nghề nghiệp mà. Còn đã không mặn mà, dù có một bạn, thầy cô cũng sẽ sẵn sàng cho đồng ý tha hồ ngậm kẹo mà đợi ngày công thành chánh quả. Vậy đó!

(Còn tiếp!)

24 nhận xét:

  1. Cho em hỏi, anh học FTU Hà Nội hay SG vậy ạh? :D

    Trả lờiXóa
  2. Hi. Em là SV FTU1 HN, đang trong quá trình viết khóa luận tốt nghiệp. Có gì khó khăn rất mong được anh giúp đỡ. Tks ;)

    Trả lờiXóa
  3. Okie em, có gì em có thể mail cho anh tonphan9589@gmail.com nhé! Mà ngoài FTU1 thì anh không rành về cơ chế nhé, chỉ sợ khác với trong này thì anh tư vấn bậy thì khổ lắm cơ!

    Trả lờiXóa
  4. Anh ơi, cho em hỏi việc in bìa khóa luận với. Trường bắt phải in tên đề tài lên gáy, mà em không biết phải in thế nào cả. Mình cứ ra tiệm photo rồi người ta làm hết cho mình sao?

    Trả lờiXóa
  5. Em ơi mình cứ ra tiem photo va nho ho in len thoi! Neu em o SG thi cu bay qua ben khu photocopy cua truong Bach Khoa ben quan 10, ben do in re ve dep va luc nao cung in ten de tai len gay het do!

    Ngay xua anh in ben khu Binh Thanh, chat luong te lam, cai mau của bìa khóa luận cứ xỉn xỉn, dòm rất là bực mình!

    Trả lờiXóa
  6. Chào anh, em học FTU2. Công nhận là quá trình viết KLTN kéo dài và nhàm chán. Cảm ơn bài chia sẻ của anh nhiều lắm, nhất là cái khoản mách nước đi qua BK photo, nếu không biết thì em định sẽ photo bà Phương hay Thủy => nguy cơ xấu tệ, mất điểm trình bày là cái chắc (^_^)

    Trả lờiXóa
  7. Cuối cùng em bảo vệ tốt không em? Bây giờ đến hành trình tìm việc heng! Chúc em may mắn nhé!

    Trả lờiXóa
  8. thanks anh nhiều ạ! Em học ngành khác, nhưng tham khảo bài anh thấy cũng đỡ lo phần nào ạ!hihi...

    Trả lờiXóa
  9. Uh lo lắng thì lo lắng nhưng chắc ăn khi làm xong khóa luận, nhìn lại sẽ thấy cảm giác okie lắm em ui!

    Trả lờiXóa
  10. em đã có danh sách GVHD rồi nhưng đang bí chỗ địa điểm thực tập, theo anh mình có nên chọn địa điểm chỗ gần GVHD ko (để tiện hỏi han ấy mà)?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Địa điểm thực tập là sao nhỏ ơi?

      Ngày xưa anh làm khoá luận cũng đâu có đi thực tập gì đâu nà? Với cả xa hay gần gì thì hiện giờ mình đều liên lạc qua email hoặc phone và chỉ gặp trực tiếp GVHD khi nhóm có hẹn với thầy cô mà em!

      Xóa
  11. anh ơi em cũng đang lăn tăn với vụ chọn đề tài ạ, anh có kinh nghiệm gì chia sẻ cho em với. Đại loại là chọn đề tài mới hay cứ xào nấu mấy cái đẩy mạnh XK, hiệp định này nọ cho chắc ăn ạ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em cứ nghĩ đơn giản là em chọn đề tài nào phù hợp với sức của mình, đừng lăn tăn về việc đề tài đó mới hay cũ, hay hay dở. Đề tài dù hay cỡ nào mà mình làm hok ra ngô ra khoai cũng điểm thấp, đề tài dở nhưng mình sáng tạo và có giải pháp tốt thì điểm vẫn cao như thường.

      Xóa
  12. Chào anh,em thấy bài viết của anh rất hay và..ngộ nghĩnh (ý em là cách anh viết bài nghe rất đáng yêu). Em không học bên ngoại thương, em có thể hỏi anh và nhờ anh cho em vài lời khuyên được không ạ?! Em đang rối bời và hụt hẫng. Em hiện là sv năm cuối. Điểm tích lũy cũng được loại khá. Em cứ đinh ninh mình được làm khóa luận anh ạ, vì trong lớp điểm em cũng không tệ, vậy mà cách đây 4 tiếng đồng hồ em nhận được danh sách làm khóa luận và trong đó..không có tên mình. Em như bong bóng vỡ tan. Vì em còn muốn học lên cao học nữa. Giờ em lại phải bắt đầu gạo bài để chuẩn bị thi tốt nghiệp. Một người bạn của em điểm trung bình khá thì được làm. Em không hiểu như thế nào nhưng vẫn thấy buồn lắm. Cảm giác thật tệ. Em lên mạng tìm chút an ủi từ những anh chị đi trước thì hầu hết ai cũng bảo làm khóa luận tốt hơn. Em nản thật rồi. Mọi cảm xúc chồng chéo lên nhau, rối bời. Tim em như muốn vỡ tan và đau thật đau. Có phải mọi thứ đã khép lại không anh? Em không có anh chị, không có ai đủ kinh nghiệm để cho em 1 lời khuyên, ngay lúc này em cô đơn và trống rỗng...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Thuỷ nhé,

      Ôi ôi thật sự thì nếu là anh thì anh cũng cảm thấy buồn và rất nản nữa, vì những dự định của mình không thực hiện được, vì mình đã chuẩn bị sẵn tâm lý để làm khoá luận mà cuối cùng thì... không được làm. Buồn và chán chứ!

      Tuy nhiên thì anh cũng chỉ có thể khuyên Thuỷ như thế này, nếu bây giờ em buồn thì sao? Buồn rồi có làm cho tình hình khá hơn không? Nếu việc em buồn có thể làm cho em viết khoá luận được thì vô tư, em cứ buồn và chán ngay và luôn cho anh! Nhưng vấn đề là mình vẫn phải thi tốt nghiệp, vẫn phải ra trường và kiếm việc làm!

      Vấn đề quan trọng là em hãy cứ buồn đi, sau đó thì đứng lên và tiếp tục hoàn thành khoá học! Chắc chắn một điều là không phải ai làm khoá luận cũng thành công và không phải ai thi tốt nghiệp cũng thất bại hết! Hãy cố gắng lên em ơi, buồn cho đã đi, khoảng 3 ngày thôi, rồi lại tiếp tục chiến đấu, năm nay năm cuối rồi, còn có xí nữa là thoát khỏi trường đại học áh!

      Hy vọng là anh có thể làm cho em bớt buồn xí heng! Chúc em vui và nhanh nhanh vực dậy tinh thần!

      Xóa
  13. Chào anh,
    Cám ơn những lời khuyên của anh, đọc được những lời của anh em thấy nhẹ lòng hơn nhiều rồi. Em buồn đã rồi anh ạ. Nhưng mà em hơi hư hỏng 1 chút, em buồn tới...1 tuần lận. :) Em đọc sách và đi chơi với bạn bè. Hihi. Em thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều , giờ em đứng lên và lại chiến đấu tiếp. Em không nghĩ tất cả đóng lại với mình. Em sẽ cố gắng ôn thi và làm bài thật tốt. Em cám ơn anh nhiều nhé. Cám ơn anh đã cho em những lời khuyên thật hữu ích. Em sẽ cố gắng!
    Chúc anh luôn vui và thành công trong cuộc sống ạ.

    Trả lờiXóa
  14. Anh ơi, em là sv năm 3- ĐHSPHN, em vừa đi thi học kỳ về nhưng do em nhầm lẫn lịch nên đến muộn và ko đc vào thi :(( . Em đang rất buồn và hoang mang, cả kỳ cố gắng hết mình vậy mà đến môn thi cuối lại làm tất cả nỗ lực trở lên vô nghĩa...Học bổng thì chắc chắn là em đã để tuột khỏi tầm tay. Kỳ này em đc làm nghiên cứu khoa học nhưng giờ em đang lo lắng ko biết liệu em có tiếp tục đc làm nckh nữa ko? Liệu năm cuối em có đc làm khóa luận tốt nghiệp ko ạ? :'(

    Trả lờiXóa
  15. Anh ơi, cho em hỏi là nếu muốn đi du học thạc sĩ nước ngoài thì chắc chắn phải làm khóa luận tốt nghiệp ak? Em cảm ơn anh. Em đang có tên trong danh sách làm khóa luận nhưng đang lăn tăn ko biết nên thi tốt nghiệp hay làm khóa luận.

    Trả lờiXóa
  16. hiên tại e cũng bước vào giai đoạn làm khóa luân, nhưng vụ chọn đề tài làm e lăn tăng quá, e cứ phải thay đổi đề tài miết, e trúng ngay giáo viên hướng dẫn mênh danh là không có trách nhiệm với sv, gọi điện hay nt thầy đều không trả lời, nên cũng chẳng thể hỏi thầy hay nhờ thầy tư vấn, e phải sang các giáo viên khác để nghe họ hướng dẫn, mỗi người thì đều hướng những đề tài khác nhau, nếu chọn một đề tài không mới e sơ sẽ bị đánh giá không cao, e lo lắng quá a ơi .....sợ lúc lên bị người ta chặt chém không thương tiếc.....e lại không tự tin đứng trươc đám đông, những lần như thế thì chữ trong đầu e bay hết, mong a cho e những lời khuyên để có những quyết định đúng và thấy thoải mái trong tâm trí để hoàn thành tôt bài kl này

    Trả lờiXóa
  17. Em học FTU1, nửa đêm mờ cả mắt mà đọc bài của anh ngồi cười tỉnh cả ngủ. Anh viết cute thế :3
    Em cũng đang vật lộn với khóa luận, mai đi gặp giáo viên để chốt đề tài, em muốn hỏi một chút là về cái số liệu để viết bài ấy ạ, có quá quan trọng không anh hay mình cố gắng bù vào bằng cách phân tích và định tính. Em làm về thằng Toyota mà không quen biết nhiều trong lĩnh vực này :'( :'(
    Cô em là phó trưởng khoa, khó tính nổi tiếng không biết may hay rủi, Ah mà hình như FTU1 dạo này không còn phải bảo vệ nữa hay sao ấy anh à, :)
    P/s: hóng tin từ SG :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ôi đã lâu anh cũng không check comment nên để đóng bụi luôn cái câu hỏi của em, bây giờ thì chắc là muộn màng luôn rồi. Nhưng thôi thì trễ còn hơn không, heng.

      Về số liệu thì anh thấy là nó không quan trọng lắm em ạ. Thật ra lúc anh làm khoá luận thì anh đã phải chế biến rất rất nhiều vì nói chung, rất khó để có được các số liệu một cách chính xác và hoàn hảo như mình mong muốn được. Lúc anh đi làm rồi, một số bạn sinh viên có hỏi thăm xin số liệu từ ngân hàng anh làm việc (Vietcombank, hơi bị nhiều người hỏi xin ấy chứ). Anh đều cho hết nhưng cuối cùng thì các bạn ấy cũng đa phần là xào nếu lại thôi. Số liệu quan trọng ở cách mình đánh giá, nhận xét các số liệu ấy. Chứ nếu thầy cô check số liệu có chính xác hay không, có vấn đề ở đâu không thì chắc là không đâu em ạ! Anh nghĩ số liệu không làm nên sự thành công của khoá luận đâu heng.

      Và theo anh quánh dây thép biết được thì bây h không còn bảo vệ khoá luận nữa, anh thấy tiếc cho mấy bạn quá. Vì bảo vệ khoá luận là cả một kỷ niệm đáng nhớ và ngọt ngào - cay đắng của đời sinh viên làm khoá luận mà. Hi hi!

      Bài thì viết đã lâu, kinh nghiệm chia sẻ không còn phù hợp. Hy vọng vẫn còn giúp gì được cho các bạn!

      Xóa
  18. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa