Mình
đang ngồi trên máy bay. Mình định là khi nào về tới Việt nam rồi mình
mới viết review lại, lọc hình và lựa những tấm nào đắt giá nhất để chia
sẻ với mọi người. Nhưng rồi cảm xúc nó tự nhiên tới, ve vuốt mời gọi
mình phải viết ra, phải chia sẻ ngay và không chờ được. Mình nhường ghế
ngồi hàng F lại cho cô gái Việt Nam mặt mày xanh lè xanh lét, cô tên
Nhật Lệ, cô đi du lịch cùng với bạn bè và có
chứng sợ máy bay. Và bạn nhỏ người Malaysia - đi cùng với mẹ và gia
đình, đâu khoảng chừng 10 tuổi thì đã ngủ khò bên ghế ngồi cạnh của
mình. Thàng nhóc dễ thương và nói tiếng Mỹ rất tốt. Nó sống ở Việt Nam,
cùng gia đình. Và mình cũng đang trở lại Việt Nam với gia đình mình. Ba
ngày ở Malaysia vèo một cái là hết. Nếu không có vụ mất máy ảnh, chắc
mình cũng không có hứng để type ngay trên máy bay như thế này đâu. Mình
bị mất máy ảnh rồi, nghĩa là sẽ không có hình ảnh nào hết về KL, về
Genting, làng cổ Malaka, anh bạn Kay nhiệt tình đáng mến... Những giây
phút cuối cùng, Makaysia gửi lời chào mình bằng một quãng lặng, chẳng
muốn làm gì chỉ đơn giản là ngồi nhìn đồng hồ quay, đếm thời gian để
check in lên máy bay trở về nước. Máy bay đã lên và mình bắt đầu kể về
chuyến xê dịch nhẹ của mình bằng một cái mở đầu kiểu gì thế này?
1. Malaysia - đất nước mình chọn
2. Couchsurfing
3. Ramadan tháng ăn chay của người Đạo Hồi
4. Chiều Malaka
5. Đêm không ngủ ở Port Dickson - break fasting
6. Một mình ở KL - Genting chiều buồn
7. Chạm tay vào Tháp Đôi
8. Kết!
Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013
Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013
Tín dụng nông dân
Làm
tín dụng ở quê, nghĩa là sẽ phải đi nhiều, đi thường và đi xa. Bởi mình
còn trẻ, nên địa bàn toàn là những vùng sâu và hẻm hốc. Có bữa đi lạc,
chạy mải miết một hồi đụng cái trạm biên phòng, chừng một chục bước nữa
thôi là qua đất bạn! Bữa đó vui, nói chơi chơi biết vậy đem theo
passport bỏ qua bển đánh bài luôn (mà hổng được)
Nhiều bận đi thẩm định, kiếm được nhà của khách hàng xong là nghỉ muốn về. Cái nhà mọc lên tênh hênh ngay giữa đồng không mông quạnh! Bốn bề là lúa, lúa chưa trổ đòng một màu xanh mướt mắt. Nhà khách hàng là nhà cổ, mái ngói le te, có bộ ván ngựa với mấy cái ghế đôn, bàn thờ thiên cắm cái lư hương và nải chuối. Khách hàng mời uống nước, nước trà ủ trong trái dừa khô, một vị trà nóng vừa phải và thơm đậm, nước sôi được múc lên từ cái giếng bên hiên nhà. Vịt gà chạy lẹt tẹt thấy khách lạ kêu ỏm tỏi.
Và nhiều khi con nít ở quê cũng trở thành đặc sản! Những đứa nhỏ cởi trần, chạy chang bang ngoài nắng phơi cái bụng bóng lưỡng. Cái cần cổ đen thui, dây chuyền đeo lớp lớp. Chúng gọi nhau ơi ới, và nhiều khi bị người lớn xách roi biểu bớt bớt cái miệng của tụi bây lại, nhà có khách, con nít gì đâu mà quậy quá trời quá đất! Những câu chuyện nhiều khi bờn bợt đi vì mình bận để ý coi tụi nhỏ kia đang chơi trò gì. Cái trò năm mười này hồi nhỏ mình chơi hoài, chơi riết mà lớn hổng nổi. Rồi tụi nhỏ tạt lon, rộn trân cả một khúc xóm. Rồi ma lon, rồi thùng binh, rồi u táng (nhắc đến là thèm, là nhớ). Cũng có lần, hổng lẽ mình xuống xe chơi cái trò ăn mười ngón tay như đám nhỏ đang bu đen bu đỏ quanh cái xe xay bánh ống ở một bữa trời ui ui chạy lấc bấc xang bang từ miệt Trà Cao, Phước Chỉ. Thứ quà quê thiệt đơn giản mà bất chợt bữa nào đó lại thấy thèm, thèm thiệt chớ không phải giỡn!
Lúa chuẩn bị lên vụ rồi. Vụ này là vụ hè thu, có quãng người ta đã phóng xong, đồng không mông quạnh nước lấp xấp. Tháng sau nước lên, ruộng sẽ vắng bóng chân người. Và nước, được dịp le lái mấy thằng điên điển. Cái màu vàng ấy, giữa không gian nước trời buồn miêng miếc ấy, cứ như những nhát dao đâm tan nát lòng mình. Đi thẩm định về, đường thênh thang rộng tênh có mình ên mình mà gặp cái cảnh nước nôi điên điển đó, chỉ muốn dừng xe mà khóc. Đẹp, và buồn!
Nhân viên tín dụng, ở quê cũng oách lắm chớ bộ! Nhiều chuyện bực mình nhưng kể đi kể lại thì thấy mắc cười. Mới bảnh mắt ra đã nghe tiếng chuông điện thoại gọi, bác nông dân nào hỏi bằng cái giọng oang oang nghe điếc lỗ rái, hỏi chớ bữa nay có vô tui hông để tui biết tui đi ruộng về sớm. Thiệt tình trời còn sớm quá mờ sao gọi cho tui sớm quá vậy, tui còn chưa tỉnh ngủ nữa mà. Ờ ờ thì tại nào giờ thức dậy sớm quen rồi, trời sáng rồi! Bực mình mà dễ thương! Người ta chân chất thiệt thà quá làm sao giận cho nổi. Cái tính mình hay càm ràm mà bữa đó tiếng cằn rằn rơi ra cũng bị lung lay thành ra mấy tiếng vậy hả, vậy để tui tranh thủ, chút nắng lên xí tui ghé, hén!
Không uống được bia nhiều, rượu thì lại càng oải! Bữa đó đi ruộng sớm, dè đâu khách hàng đang lai rai với các chiến hữu bữa đồng xa. Mới ló đầu vô đã bị lôi vô ngồi chung chiếu. Quất có hai ly mà mình bị xiểng niểng. Hai chú cháu chạy đường ruộng, lúc sau lọt xuống mương, mình mẩy thiệt tình ba má dòm hết có ra. Cũng hổng có lôi xe lên nổi. Ông chú nông dân phải hú người lôi lên phụ. Nhắc lại mà cười muốn té ghế. Vậy rồi sao làm nông dân được hờ trời?
Con đường đất đỏ nào dẫn mình về với đồng quê gốc rạ. Trời sắp đổ mưa rồi mà nhà khách hàng vẫn còn xa. Những con đường của quê nhớ, quê thương! (Và có anh địa bàn nào mà trớt quớt giống như mình không ta?)
Nhiều bận đi thẩm định, kiếm được nhà của khách hàng xong là nghỉ muốn về. Cái nhà mọc lên tênh hênh ngay giữa đồng không mông quạnh! Bốn bề là lúa, lúa chưa trổ đòng một màu xanh mướt mắt. Nhà khách hàng là nhà cổ, mái ngói le te, có bộ ván ngựa với mấy cái ghế đôn, bàn thờ thiên cắm cái lư hương và nải chuối. Khách hàng mời uống nước, nước trà ủ trong trái dừa khô, một vị trà nóng vừa phải và thơm đậm, nước sôi được múc lên từ cái giếng bên hiên nhà. Vịt gà chạy lẹt tẹt thấy khách lạ kêu ỏm tỏi.
Và nhiều khi con nít ở quê cũng trở thành đặc sản! Những đứa nhỏ cởi trần, chạy chang bang ngoài nắng phơi cái bụng bóng lưỡng. Cái cần cổ đen thui, dây chuyền đeo lớp lớp. Chúng gọi nhau ơi ới, và nhiều khi bị người lớn xách roi biểu bớt bớt cái miệng của tụi bây lại, nhà có khách, con nít gì đâu mà quậy quá trời quá đất! Những câu chuyện nhiều khi bờn bợt đi vì mình bận để ý coi tụi nhỏ kia đang chơi trò gì. Cái trò năm mười này hồi nhỏ mình chơi hoài, chơi riết mà lớn hổng nổi. Rồi tụi nhỏ tạt lon, rộn trân cả một khúc xóm. Rồi ma lon, rồi thùng binh, rồi u táng (nhắc đến là thèm, là nhớ). Cũng có lần, hổng lẽ mình xuống xe chơi cái trò ăn mười ngón tay như đám nhỏ đang bu đen bu đỏ quanh cái xe xay bánh ống ở một bữa trời ui ui chạy lấc bấc xang bang từ miệt Trà Cao, Phước Chỉ. Thứ quà quê thiệt đơn giản mà bất chợt bữa nào đó lại thấy thèm, thèm thiệt chớ không phải giỡn!
Lúa chuẩn bị lên vụ rồi. Vụ này là vụ hè thu, có quãng người ta đã phóng xong, đồng không mông quạnh nước lấp xấp. Tháng sau nước lên, ruộng sẽ vắng bóng chân người. Và nước, được dịp le lái mấy thằng điên điển. Cái màu vàng ấy, giữa không gian nước trời buồn miêng miếc ấy, cứ như những nhát dao đâm tan nát lòng mình. Đi thẩm định về, đường thênh thang rộng tênh có mình ên mình mà gặp cái cảnh nước nôi điên điển đó, chỉ muốn dừng xe mà khóc. Đẹp, và buồn!
Nhân viên tín dụng, ở quê cũng oách lắm chớ bộ! Nhiều chuyện bực mình nhưng kể đi kể lại thì thấy mắc cười. Mới bảnh mắt ra đã nghe tiếng chuông điện thoại gọi, bác nông dân nào hỏi bằng cái giọng oang oang nghe điếc lỗ rái, hỏi chớ bữa nay có vô tui hông để tui biết tui đi ruộng về sớm. Thiệt tình trời còn sớm quá mờ sao gọi cho tui sớm quá vậy, tui còn chưa tỉnh ngủ nữa mà. Ờ ờ thì tại nào giờ thức dậy sớm quen rồi, trời sáng rồi! Bực mình mà dễ thương! Người ta chân chất thiệt thà quá làm sao giận cho nổi. Cái tính mình hay càm ràm mà bữa đó tiếng cằn rằn rơi ra cũng bị lung lay thành ra mấy tiếng vậy hả, vậy để tui tranh thủ, chút nắng lên xí tui ghé, hén!
Không uống được bia nhiều, rượu thì lại càng oải! Bữa đó đi ruộng sớm, dè đâu khách hàng đang lai rai với các chiến hữu bữa đồng xa. Mới ló đầu vô đã bị lôi vô ngồi chung chiếu. Quất có hai ly mà mình bị xiểng niểng. Hai chú cháu chạy đường ruộng, lúc sau lọt xuống mương, mình mẩy thiệt tình ba má dòm hết có ra. Cũng hổng có lôi xe lên nổi. Ông chú nông dân phải hú người lôi lên phụ. Nhắc lại mà cười muốn té ghế. Vậy rồi sao làm nông dân được hờ trời?
Con đường đất đỏ nào dẫn mình về với đồng quê gốc rạ. Trời sắp đổ mưa rồi mà nhà khách hàng vẫn còn xa. Những con đường của quê nhớ, quê thương! (Và có anh địa bàn nào mà trớt quớt giống như mình không ta?)
Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013
Bạn
rải lời chê về bộ phim chuẩn bị đi coi, đại khái em nhỏ nói nửa đêm cầm
ipad mỏi muốn rục cái tay ráng coi cho hết bộ phim rồi đi ngủ. Những lời
chê len lỏi, điện thoại rung, sẵn tiện mình rủ bạn khác đi coi chung!
Bạn khác nói trời ơi phim này vạn người chê! Thì kệ, tại chọn ngẫu nhiên
thôi mờ, đi coi ci nê thôi mờ, giải trí, nghe nói cũng vui, thì hay dở
phai ai?
Vào rạp rồi, phim chạy dòng chữ chào tạm biệt rồi, mà vẫn chưa muốn đứng dậy nữa. Về nhà, mở google lên tìm đọc câu chuyện ma nguyên bản - một câu chuyện mang đậm tính thần thoại, lại đan xen những yếu tố dễ làm cho người ta tưởng rằng nó là có thiệt. Ma Nak, hiện giờ bên Bangkok có cả một đền thờ của nàng. Nếu có dịp ghé thăm mảnh đất của những nụ cười, chắc ăn là mình phải ghé thăm nơi này. Những nụ cười răng đen còn ở lại, một bộ phim kinh dị - tình yêu, mà vui! (và nghe bảo cái dây đai lưng mà một nhà sư cao tay ấn nhất nước Xiêm quãng ấy - cái dây lưng để trói giữ hồn ma nàng giờ được giữ làm di vật ở Hoàng cung Thái Lan?)
Từ cái bận đi bụi ở Thái hồi tháng tư trước, in như những gì thuộc về đất nước và con người nước này luôn dễ làm cho mình chú ý tới. Ví dụ như có bạn Việt Kiều, về nước chơi, bữa đi cà phê ngồi nói chuyện bạn bảo, trời ơi qua bên trời Âu nhiều khi thèm gạo Việt Nam quá, ra siêu thị bưng về toàn gạo made in Thái Lan mà ngậm ngùi. Người Thái làm thương hiệu (làm du lịch) mạnh, và tốt. Người Thái thân thiện và gần gũi! Bộ cine mình coi nhiều khi ra khỏi rạp rồi, mọi tiếng cười, mọi đoạn nhạc, những câu thoại hóm hỉnh - trôi đi tuốt luốt. Nhưng có hàm răng đen, những mái nhà sàn, một chiếc xuồng con nào trôi trên dòng nước... vẫn còn bám lấy bước chân người. Những nét văn hóa truyền thống được lồng ghép một cách tài tình rất tự nhiên.
Không đến nỗi phải strongly recommend bạn bè đi coi Tình người duyên ma! Bởi hay hay dở, là cảm nhận của mỗi người. Cảm xúc, nó thuộc về bản năng. Và sự phán xét, về một bộ phim mình không thể nào đong đo bằng lý trí được. Những hàm răng đen vậy chớ làm mình khoái muốn chết (hổng lẽ bữa nào, trái trời tui vô rừng bứt nhựa cây trét lên hàm răng 32 cái, cho nó đen thui, chơi!). Không dừng lại ở chỗ thấy ngộ ngộ, mà những chi tiết nho nhỏ đó thôi cũng làm cho mình thấy nét duyên ngầm, tươi trẻ của vị đạo diễn tên tuổi gắn liền với những bộ phim kinh dị đậm chất Thái!
Tự nhiên lại thích Thái Lan bằng một niềm say mê âm thầm và se sẽ. Một sự âm thầm như dòng chảy của sông Chao Phraya, một buổi hoàng hôn!
Vào rạp rồi, phim chạy dòng chữ chào tạm biệt rồi, mà vẫn chưa muốn đứng dậy nữa. Về nhà, mở google lên tìm đọc câu chuyện ma nguyên bản - một câu chuyện mang đậm tính thần thoại, lại đan xen những yếu tố dễ làm cho người ta tưởng rằng nó là có thiệt. Ma Nak, hiện giờ bên Bangkok có cả một đền thờ của nàng. Nếu có dịp ghé thăm mảnh đất của những nụ cười, chắc ăn là mình phải ghé thăm nơi này. Những nụ cười răng đen còn ở lại, một bộ phim kinh dị - tình yêu, mà vui! (và nghe bảo cái dây đai lưng mà một nhà sư cao tay ấn nhất nước Xiêm quãng ấy - cái dây lưng để trói giữ hồn ma nàng giờ được giữ làm di vật ở Hoàng cung Thái Lan?)
Từ cái bận đi bụi ở Thái hồi tháng tư trước, in như những gì thuộc về đất nước và con người nước này luôn dễ làm cho mình chú ý tới. Ví dụ như có bạn Việt Kiều, về nước chơi, bữa đi cà phê ngồi nói chuyện bạn bảo, trời ơi qua bên trời Âu nhiều khi thèm gạo Việt Nam quá, ra siêu thị bưng về toàn gạo made in Thái Lan mà ngậm ngùi. Người Thái làm thương hiệu (làm du lịch) mạnh, và tốt. Người Thái thân thiện và gần gũi! Bộ cine mình coi nhiều khi ra khỏi rạp rồi, mọi tiếng cười, mọi đoạn nhạc, những câu thoại hóm hỉnh - trôi đi tuốt luốt. Nhưng có hàm răng đen, những mái nhà sàn, một chiếc xuồng con nào trôi trên dòng nước... vẫn còn bám lấy bước chân người. Những nét văn hóa truyền thống được lồng ghép một cách tài tình rất tự nhiên.
Không đến nỗi phải strongly recommend bạn bè đi coi Tình người duyên ma! Bởi hay hay dở, là cảm nhận của mỗi người. Cảm xúc, nó thuộc về bản năng. Và sự phán xét, về một bộ phim mình không thể nào đong đo bằng lý trí được. Những hàm răng đen vậy chớ làm mình khoái muốn chết (hổng lẽ bữa nào, trái trời tui vô rừng bứt nhựa cây trét lên hàm răng 32 cái, cho nó đen thui, chơi!). Không dừng lại ở chỗ thấy ngộ ngộ, mà những chi tiết nho nhỏ đó thôi cũng làm cho mình thấy nét duyên ngầm, tươi trẻ của vị đạo diễn tên tuổi gắn liền với những bộ phim kinh dị đậm chất Thái!
Tự nhiên lại thích Thái Lan bằng một niềm say mê âm thầm và se sẽ. Một sự âm thầm như dòng chảy của sông Chao Phraya, một buổi hoàng hôn!
Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013
Lỏng lẻo chữ rớt ra!
Mày
ơi chuyện là tao vừa có việc chạy ngang qua chỗ trạm xá, cái trạm xá cũ
ngày xưa tụi mình bò lê bò lết đấy, mày còn nhớ không? Ờ ờ, cái trạm xá
có cô Thanh dạy thêm tụi mình môn Hoá, nó bị người ta đập tan tành rồi.
Thì biết gì đâu, chắc cũng ông nhà nước, lâu lâu bưng mấy công trình này
nọ ra đập, kiểu đập cho vui, đang buồn tay buồn chân mà. Đập xong rồi
xây lại, xây tới xây lui họ giàu ra một khúc!
Mờ nói chuyện mới nhớ, hồi năm xưa cái trạm xá nó gần gũi với mỗi người lắm mày ạ! Cái trạm xá ở xã tao, nó cặm sào ngay chỗ ngã ba Tân, đông bệnh nhân lắm. Thì cũng phải thôi, cái thời mà xe cộ nhà nào cũng chưa có, tối lửa tắt đèn, đau răng, nhức đầu xổ mũi, đâu có chềnh hênh nhà thuốc tây với bệnh viện như bây giờ. Thì có chuyện gì người ta cũng sẽ chạy ù ra trạm xá xã hết ráo! Cái trạm xá nhỏ, giường nằm chắc chừng chục cái đổ lại hè, mờ in như lúc nào cũng bệnh nhân! Mày nhớ hông, có bữa tụi mình đang ngồi học, trưa nắng buồn ngủ muốn chết, tự nhiên có cái thằng kia, được người nhà bưng vô, nó bị xe đụng, máu chảy thành sông, cô giáo chạy đi băng bó, cầm máu, tụi mình con nít bu lại coi, hết buồn ngủ, khỏi phải học, chút sau cô cho về sớm, khoái muốn chết!
Nhưng cái mô hình trạm xá đó, bây giờ phai lợt dữ lắm rồi! Bây giờ có bị cái gì, từ ui ui nhức đầu cảm mạo, tam sên ho heng sưng amidan, nổi mề đai bị trái gió... nhất nhất đều chạy ra nhà thuốc, bưng vô bệnh viện hết ráo. Những cái trạm xá cũ bị đập đi, họ phá ra, xây lại trạm xá mới, dòm thì hoành tráng đó, nhưng buồn thiu, lâu lâu có chị bầu nào đó đẻ rớt, mới được đem vô trạm xá! Vô tình nhưng họ nghĩ rằng, trạm xá là dành cho người nghèo. Giai cấp, sự phân chia giai tầng bám rễ. Mắc cười heng mậy! Thiệt hay giỡn? Mày định hỏi tao thế "họ" ở đây là đứa nào, thằng nào, con nào à?
Ờ, thì cũng đúng thôi! Nói nghe chơi, rồi bỏ! Chớ thiệt tình giờ tao có bị bệnh, ông nội tao cũng hổng dám chạy lại chỗ trạm xá uống thuốc! Mày nghĩ đi, vắc xin hết đát với lại có tác dụng phụ mà người ta còn dám cho con nít uống, bác sĩ hẳn hoi đó, chớ có phải thầy lang lấp ló trong những thôn xóm ở bản làng nào đấy đâu! Rồi nội cái vụ bán thuốc, viên thuốc có ba, bốn trăm đồng bán sang tay nhiều khi bị thổi lên tới tận năm sáu ngàn lận đó! Thì cũng coi như cũng bỏ công đi, người ta học bác sĩ mười năm mới ra được trường, còn mình học có bốn năm lấy được cái bằng cử nhân đi loè thiên hạ! Công sức người ta bỏ ra giờ phải lấy lại chớ. Hốt hụi chót chứ bộ giỡn sao? Lại ngây ngô định hỏi tao "người ta" ở đây là ai nữa sao cha?
Mà mày dạo này sao rồi? Cái chuyện trạm xá bị đập đi, có gì đâu mày ơi, buồn làm quái gì! Cái trạm xá cũ xì, có cái vườn cây thuốc nam liu xiu hiu quạnh! Mày thấy chưa, con người ta vẫn cứ phây phây, dù giá vàng có giảm xuống, mà thầy thấy các ông giá điện, giá xăng cứ nhấp nhỏm tăng lên không? Lo thì lo mấy cái đó kìa, hơi đâu vẩn vơ vớ va vớ vẩn đi buồn chuyện cái trạm xá! Thiệt khổ hết biết à!
Thì đó, nói chung là có chuyện đi qua cái trạm xá cũ, nói chơi chơi dè đâu khơi ra cái nỗi niềm của bạn hiền, thôi tao kiếu mày vậy! Bố khổ! Chuyện hổng có gì hết mà bố lôi ra tám khí thế! Chán đến thế là cùng!
Mờ nói chuyện mới nhớ, hồi năm xưa cái trạm xá nó gần gũi với mỗi người lắm mày ạ! Cái trạm xá ở xã tao, nó cặm sào ngay chỗ ngã ba Tân, đông bệnh nhân lắm. Thì cũng phải thôi, cái thời mà xe cộ nhà nào cũng chưa có, tối lửa tắt đèn, đau răng, nhức đầu xổ mũi, đâu có chềnh hênh nhà thuốc tây với bệnh viện như bây giờ. Thì có chuyện gì người ta cũng sẽ chạy ù ra trạm xá xã hết ráo! Cái trạm xá nhỏ, giường nằm chắc chừng chục cái đổ lại hè, mờ in như lúc nào cũng bệnh nhân! Mày nhớ hông, có bữa tụi mình đang ngồi học, trưa nắng buồn ngủ muốn chết, tự nhiên có cái thằng kia, được người nhà bưng vô, nó bị xe đụng, máu chảy thành sông, cô giáo chạy đi băng bó, cầm máu, tụi mình con nít bu lại coi, hết buồn ngủ, khỏi phải học, chút sau cô cho về sớm, khoái muốn chết!
Nhưng cái mô hình trạm xá đó, bây giờ phai lợt dữ lắm rồi! Bây giờ có bị cái gì, từ ui ui nhức đầu cảm mạo, tam sên ho heng sưng amidan, nổi mề đai bị trái gió... nhất nhất đều chạy ra nhà thuốc, bưng vô bệnh viện hết ráo. Những cái trạm xá cũ bị đập đi, họ phá ra, xây lại trạm xá mới, dòm thì hoành tráng đó, nhưng buồn thiu, lâu lâu có chị bầu nào đó đẻ rớt, mới được đem vô trạm xá! Vô tình nhưng họ nghĩ rằng, trạm xá là dành cho người nghèo. Giai cấp, sự phân chia giai tầng bám rễ. Mắc cười heng mậy! Thiệt hay giỡn? Mày định hỏi tao thế "họ" ở đây là đứa nào, thằng nào, con nào à?
Ờ, thì cũng đúng thôi! Nói nghe chơi, rồi bỏ! Chớ thiệt tình giờ tao có bị bệnh, ông nội tao cũng hổng dám chạy lại chỗ trạm xá uống thuốc! Mày nghĩ đi, vắc xin hết đát với lại có tác dụng phụ mà người ta còn dám cho con nít uống, bác sĩ hẳn hoi đó, chớ có phải thầy lang lấp ló trong những thôn xóm ở bản làng nào đấy đâu! Rồi nội cái vụ bán thuốc, viên thuốc có ba, bốn trăm đồng bán sang tay nhiều khi bị thổi lên tới tận năm sáu ngàn lận đó! Thì cũng coi như cũng bỏ công đi, người ta học bác sĩ mười năm mới ra được trường, còn mình học có bốn năm lấy được cái bằng cử nhân đi loè thiên hạ! Công sức người ta bỏ ra giờ phải lấy lại chớ. Hốt hụi chót chứ bộ giỡn sao? Lại ngây ngô định hỏi tao "người ta" ở đây là ai nữa sao cha?
Mà mày dạo này sao rồi? Cái chuyện trạm xá bị đập đi, có gì đâu mày ơi, buồn làm quái gì! Cái trạm xá cũ xì, có cái vườn cây thuốc nam liu xiu hiu quạnh! Mày thấy chưa, con người ta vẫn cứ phây phây, dù giá vàng có giảm xuống, mà thầy thấy các ông giá điện, giá xăng cứ nhấp nhỏm tăng lên không? Lo thì lo mấy cái đó kìa, hơi đâu vẩn vơ vớ va vớ vẩn đi buồn chuyện cái trạm xá! Thiệt khổ hết biết à!
Thì đó, nói chung là có chuyện đi qua cái trạm xá cũ, nói chơi chơi dè đâu khơi ra cái nỗi niềm của bạn hiền, thôi tao kiếu mày vậy! Bố khổ! Chuyện hổng có gì hết mà bố lôi ra tám khí thế! Chán đến thế là cùng!
Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013
Thì yêu!
Nói yêu tui mà em cứ thế bỏ tui đi! Cái hồi em nói em đi học tiếng Đài,
tui cản! Tui cũng hòm hòm bất an rồi, nhưng em cứ trấn an, đại loại kiểu
như con Bé Đen nó rủ đi học chung, nó đi học có mình ên, nó hổng dám,
nên nó lôi em theo, nó đóng tiền xong hết rồi, em hổng đi tiền bỏ uổng.
Em nói vậy thì tui tin, tui ráng bán mấy giạ lúa, tui bu theo em tui đi
học. Vô trong lớp ngang dọc dọc ngang chừng chục mét vuông ngồi chồm hổm
có mình ên tui là đực rựa, dòm đi dòm lại toàn đàn bà, con gái! Hỏi ai
cũng nói tranh thủ đi học tiếng, đặng đi lấy chồng. Còn tui hổng phải,
tui đi học, đặng được gặp em!
Quê mình mùa nước nổi, cá lìm kìm rỉa nhột bắp vế. Bông điên điển nở vàng rợm cả một khoảng sông. Tui chèo ghe bứt tròm trèm một thúng, mớ bỏ rổ để trên chạn ba, phần còn lại bưng qua nhà em. Bông điên điển nấu canh chua cá, ngọt dữ lắm! Em nói thương tui mà cái nồi canh bông điên điển em cũng tiếc. Tui xơ rơ xách cái rổ bông điên điển về, tiếng thằng nhỏ Còi lần theo từng bước chân nặng nề lục cà lục cục như đi trên sỏi, Chị Bé Hai nói anh Bán về đi, chỉ hổng có rảnh, mấy bữa nữa chị lên Thị trấn mần đám cưới rồi, bông điển điển anh Bán để đó thì để, hổng thôi đem về! Hồi trước mỗi đận nước nổi lên, tui lúc nào cũng chở em đi hái, nồi canh chua húp sì sụp chỉ có em với tui mà khen ngon quá trời quá đất. Giờ điên điển hái rồi, ngoài sông vẫn còn nhiều, mà em tiếc mần chi đi đâu mất tiêu không chịu lấy, để tui buồn. Dòm cái màu bông điên điển mà tự nhiên nổi nóng. Bữa đó bờ sông tiêu điều, tui bức, tui rứt tui phạt hết cả vạt sông!
Thì cha má tui nào giờ chết sớm. Đời tui có mình ên như cây còi, cây dại, ai cho gì ăn nấy, lớn lên ai kêu gì mần nấy! Có được mấy cao đất ông bà già để lại, tui ráng dày công vun trồng. Mùa nắng tui trồng dưa, trồng cà pháo, trồng dưa gang bưng ra chợ Biền bán! Mùa mưa tui đi thả cá, đường trơn ngang qua nhà em giả vờ ịch đụi! Bỏ trước cổng rào nhiều khi con cá lóc, lắm khi là con lươn, con ếch soi được lúc đêm! Thằng nhỏ Còi thấy tui khoái lắm, nói anh Bán chỉ em cách soi ếch, ếch anh Bán soi là số dách ở cái chợ Biền! Em nói thương tui mà bây giờ em bỏ đi cái một! Hổng lẽ tui nói tui uổng mấy con cá, mấy con ếch, mấy con lươn kia hay sao? Mà nhiều khi tui nói tui uổng này uổng kia vậy chớ có bao giờ tui lên tiếng. Trước giờ tui lặng im, em bỏ đi rồi tui thành ra im lặng. Có bữa đi ngang qua nhà thấy bá sáu trai, bác sáu gái lên vòng liếp tui cũng gật đầu chào nói bác sáu khoẻ chớ thiệt tình trong bụng nó đau như đứt từng khúc ruột! Em nói thương tui đó!
Hay là tại em nói thương tui mà nào tời giờ tui chưa từng trả lời lại (theo cái kiểu vậy hả, anh cũng yêu em nhiều, cuối tuần này anh chở em lên chợ Biền, ăn cháo gà uống sữa đậu nành bà Tư cô đơn nghen nha!). Tui chỉ biết cặm cụi mùa mưa soi cá mùa nắng trồng dưa! Gom được chút ít tiền tui gửi em mua thuốc cho bác sáu, nghe người ta nói ở ngã ba Riềng có ông thầy thuốc nam mát tay, bốc thuốc trị bệnh thần kinh toạ hay dữ lắm. Hai tháng hết mùa cà, tui gom tiền chở em lên trển hốt liền một chục thang! Thằng Còi bệnh, nửa đêm nửa hôm em chạy qua vừa khóc vừa nói - mà có nói được gì đâu, tui lấc cấc chạy sang, tốc thằng Còi thẳng ra trạm xá, trạm xá tắt đèn bèn chạy luôn lên Bệnh viện huyện. Một đêm thức trắng! Bây giờ em đi thì thằng Còi nó cũng trốn luôn anh Bán. Bữa tui gặp nó ngoài chợ Biền, hỏi có còn muốn anh Bán chỉ cho cách soi ếch nữa hay không? Rõ ràng tui thấy chữ muốn rành rành trong miệng mà bị cái dòm của bác sáu gái nuốt lại thành ra trệu trạo. Thằng nhỏ dạ trân mà tui chỉ biết im luôn, hỏi bác sáu trai nay vẫn mạnh rồi đi thẳng! Định xách ếch đi sang lại cho người ta mà gặp thằng nhỏ bán vé số tui cho luôn! Nắng sớm nghiêng nghiêng in lòng người siêu siêu vẹo vẹo! Rượu sương sương rồi tui mới nói trời ơi sao phải bỏ tui mà đi!
Nhà trống trước hụt sau tui cũng hổng thèm dọn! Mùa mưa vẫn đi soi, mùa nắng vẫn trồng cà. Mình ên thui thủi buồn muốn thúi ruột. Mấy mùa cà sau em về, ốm nhom! Gặp tui em tránh, đi vòng qua mấy lượt chợ Biền mà xui sao vẫn còn đụng mặt. Tui hỏi em về đợt này khi nào đi, định móc kháy chơi bằng cái kiểu hỏi tiếng Đài nhưng hồi đận đó nói đi học chớ có được con chữ nào vô trong bụng, nhà quê hai lúa mà! Nên thôi! Em nói đợt này em về luôn, chồng em khó quá! Gió từ bờ sông thổi lên muốn rụng luôn những lều quán! Tui bỏ vô tay em gọn lỏn con cá lóc nặng ký tám mới soi đêm qua, nói bưng về nấu canh chua hay nướng trui cho bác sáu! Em nói thương tui mà sao cứ làm tui đau miết, lấy chồng rồi cũng hổng có được hạnh phúc nữa sao em?
Bán mấy cao đất, vậy là tui bỏ xứ tui đi! Hổng lẽ cả đời này cứ đau hoài chịu gì nổi! Quên một chuyện, bữa gặp em ở chợ, mới đầu định cầm tay em mà bảo, anh cũng thương em nhiều. Nhưng giữa đường chựng lại, một tay em xách giỏ, tay kia nắm một bàn tay nhỏ! Tui thương em cũng thiệt mà! Nhưng thôi!
Quê mình mùa nước nổi, cá lìm kìm rỉa nhột bắp vế. Bông điên điển nở vàng rợm cả một khoảng sông. Tui chèo ghe bứt tròm trèm một thúng, mớ bỏ rổ để trên chạn ba, phần còn lại bưng qua nhà em. Bông điên điển nấu canh chua cá, ngọt dữ lắm! Em nói thương tui mà cái nồi canh bông điên điển em cũng tiếc. Tui xơ rơ xách cái rổ bông điên điển về, tiếng thằng nhỏ Còi lần theo từng bước chân nặng nề lục cà lục cục như đi trên sỏi, Chị Bé Hai nói anh Bán về đi, chỉ hổng có rảnh, mấy bữa nữa chị lên Thị trấn mần đám cưới rồi, bông điển điển anh Bán để đó thì để, hổng thôi đem về! Hồi trước mỗi đận nước nổi lên, tui lúc nào cũng chở em đi hái, nồi canh chua húp sì sụp chỉ có em với tui mà khen ngon quá trời quá đất. Giờ điên điển hái rồi, ngoài sông vẫn còn nhiều, mà em tiếc mần chi đi đâu mất tiêu không chịu lấy, để tui buồn. Dòm cái màu bông điên điển mà tự nhiên nổi nóng. Bữa đó bờ sông tiêu điều, tui bức, tui rứt tui phạt hết cả vạt sông!
Thì cha má tui nào giờ chết sớm. Đời tui có mình ên như cây còi, cây dại, ai cho gì ăn nấy, lớn lên ai kêu gì mần nấy! Có được mấy cao đất ông bà già để lại, tui ráng dày công vun trồng. Mùa nắng tui trồng dưa, trồng cà pháo, trồng dưa gang bưng ra chợ Biền bán! Mùa mưa tui đi thả cá, đường trơn ngang qua nhà em giả vờ ịch đụi! Bỏ trước cổng rào nhiều khi con cá lóc, lắm khi là con lươn, con ếch soi được lúc đêm! Thằng nhỏ Còi thấy tui khoái lắm, nói anh Bán chỉ em cách soi ếch, ếch anh Bán soi là số dách ở cái chợ Biền! Em nói thương tui mà bây giờ em bỏ đi cái một! Hổng lẽ tui nói tui uổng mấy con cá, mấy con ếch, mấy con lươn kia hay sao? Mà nhiều khi tui nói tui uổng này uổng kia vậy chớ có bao giờ tui lên tiếng. Trước giờ tui lặng im, em bỏ đi rồi tui thành ra im lặng. Có bữa đi ngang qua nhà thấy bá sáu trai, bác sáu gái lên vòng liếp tui cũng gật đầu chào nói bác sáu khoẻ chớ thiệt tình trong bụng nó đau như đứt từng khúc ruột! Em nói thương tui đó!
Hay là tại em nói thương tui mà nào tời giờ tui chưa từng trả lời lại (theo cái kiểu vậy hả, anh cũng yêu em nhiều, cuối tuần này anh chở em lên chợ Biền, ăn cháo gà uống sữa đậu nành bà Tư cô đơn nghen nha!). Tui chỉ biết cặm cụi mùa mưa soi cá mùa nắng trồng dưa! Gom được chút ít tiền tui gửi em mua thuốc cho bác sáu, nghe người ta nói ở ngã ba Riềng có ông thầy thuốc nam mát tay, bốc thuốc trị bệnh thần kinh toạ hay dữ lắm. Hai tháng hết mùa cà, tui gom tiền chở em lên trển hốt liền một chục thang! Thằng Còi bệnh, nửa đêm nửa hôm em chạy qua vừa khóc vừa nói - mà có nói được gì đâu, tui lấc cấc chạy sang, tốc thằng Còi thẳng ra trạm xá, trạm xá tắt đèn bèn chạy luôn lên Bệnh viện huyện. Một đêm thức trắng! Bây giờ em đi thì thằng Còi nó cũng trốn luôn anh Bán. Bữa tui gặp nó ngoài chợ Biền, hỏi có còn muốn anh Bán chỉ cho cách soi ếch nữa hay không? Rõ ràng tui thấy chữ muốn rành rành trong miệng mà bị cái dòm của bác sáu gái nuốt lại thành ra trệu trạo. Thằng nhỏ dạ trân mà tui chỉ biết im luôn, hỏi bác sáu trai nay vẫn mạnh rồi đi thẳng! Định xách ếch đi sang lại cho người ta mà gặp thằng nhỏ bán vé số tui cho luôn! Nắng sớm nghiêng nghiêng in lòng người siêu siêu vẹo vẹo! Rượu sương sương rồi tui mới nói trời ơi sao phải bỏ tui mà đi!
Nhà trống trước hụt sau tui cũng hổng thèm dọn! Mùa mưa vẫn đi soi, mùa nắng vẫn trồng cà. Mình ên thui thủi buồn muốn thúi ruột. Mấy mùa cà sau em về, ốm nhom! Gặp tui em tránh, đi vòng qua mấy lượt chợ Biền mà xui sao vẫn còn đụng mặt. Tui hỏi em về đợt này khi nào đi, định móc kháy chơi bằng cái kiểu hỏi tiếng Đài nhưng hồi đận đó nói đi học chớ có được con chữ nào vô trong bụng, nhà quê hai lúa mà! Nên thôi! Em nói đợt này em về luôn, chồng em khó quá! Gió từ bờ sông thổi lên muốn rụng luôn những lều quán! Tui bỏ vô tay em gọn lỏn con cá lóc nặng ký tám mới soi đêm qua, nói bưng về nấu canh chua hay nướng trui cho bác sáu! Em nói thương tui mà sao cứ làm tui đau miết, lấy chồng rồi cũng hổng có được hạnh phúc nữa sao em?
Bán mấy cao đất, vậy là tui bỏ xứ tui đi! Hổng lẽ cả đời này cứ đau hoài chịu gì nổi! Quên một chuyện, bữa gặp em ở chợ, mới đầu định cầm tay em mà bảo, anh cũng thương em nhiều. Nhưng giữa đường chựng lại, một tay em xách giỏ, tay kia nắm một bàn tay nhỏ! Tui thương em cũng thiệt mà! Nhưng thôi!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)