Tôi từng có một bài luận, nói về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của Việt
Nam một thuở anh hùng. Bài luận đó tôi có dẫn lại câu nói nổi tiếng của
Pavel Korchagin trong Thép đã tôi thế đấy: Cái quý nhất của con người ta
là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót
xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí... Và trong những
tháng ngày trẻ tuổi rong ruổi của mình, tôi đã rất nhiều lần tự hỏi mình
rằng, liệu đây có thực là một cuộc sống đích thực mà mình mong muốn hay
không?
5. Vào tâm bão
Dậy sớm, 5 giờ sáng ở Cebu, nghĩa là ở Việt Nam giờ này vẫn còn là 4 giờ. Đêm qua ho dữ, giọng nói vẫn cứ khều khào! Cái vali của tôi giờ đã lèn chặt bằng những lon cá hộp! Nặng chịch! Vali của các bạn khác cũng vậy, cái nào nhét được là nhét vô hết. Do sợ nếu không ngụy trang bằng kiểu này, người ta để ý rồi biết đâu bay vô xâu xé, thôi thì cứ cẩn thận là trên hết. Chúng tôi rồng rắn bắt taxi ra cảng. Cebu buổi sớm mù sương, phố vẫn còn ngái ngủ. Lâu không dậy sớm, cái cảm giác buổi sớm mai ngày chưa lên dù là ở Việt Nam hay ở bất cứ nơi đâu trên trái đất này đều dễ đem lại cho con người ta sự thanh thản. Ngày chưa ầm ào, nắng chưa vội lên! Taxi chạy nhanh qua những quãng phố vắng. Cebu sương mờ, cảng cũng phủ sương mờ. Bến cảng chào đón chúng tôi bằng những nụ cười!
Một trong những điểm cần lưu ý khi đến Phil là thường các phí cầu đường, họ không bao gồm trong giá vé. Trả thêm 10 peso cho phí cầu cảng, không quá mắc nhưng cũng đủ để cho một bạn Việt Nam rặt thấy lạ lẫm, cái này in như ở quê tôi không có! Tập thể duc buổi sáng bằng việc bê vác những thùng hàng cứu trợ. Cũng đủ để mồ hôi túa ra, chưa ăn sáng nhưng in như khi người ta đi bụi, chuyện ăn uống không còn là vấn đề quan trọng nữa, tôi không thấy đói.
Hàng cứu trợ được chất lên một chiếc xe tải chở từ nhà ra đến cảng trước. Từ đây, chúng tôi mỗi người một tay bưng qua cho bộ phận kiểm hàng họ kiểm đếm và đưa vào khoang hàng. 7 giờ tàu bắt đầu chạy, mới nãy vừa đổ mồ hôi (một xí thôi vì thực ra mùa này bên Phil cũng không đến nỗi quá nóng bức) thì giờ cả bọn bắt đầu an vị trên khoang tourist của tàu express. Trước mỗi chuyến đi, lúc nào cũng sẽ có một khoảng thời gian ngắn trước khi xuất phát để nhà thuyền phát một đoạn video ngắn (khoang nào cũng có màn hình LCD) cầu Chúa phù hộ cho chuyến đi được bình an! Những người dân Phil mộ đạo, họ chăm chú và rất nhiệt tâm nhép theo lời kinh cầu phát ra từ màn hình LCD. Tiếng của cô gái phát thanh viên trầm ấm đủ để khách phương xa nao nao lòng. Rời bến, rời thuyền là số phận này chỉ gởi vào những niềm tin vô hình tượng hình bằng Chúa. Tôi sợ chớ, giữa biển khơi lỡ có chuyện gì xảy ra rồi sao?
Mất khoảng gần ba giờ di chuyển. Ngồi ở khoang tourist có khác, lạnh thấu tim! Nhà thuyền mở máy lạnh hết công suất. Đợt trước tôi có nghe nói rồi, bus liên tỉnh ở Phil thường họ mở máy điều hòa kinh khủng lắm! Hồi đi Malay tôi cũng trải nghiệm qua luôn rồi! Vậy nên chuẩn bị sẵn áo khoác tùm lum, trùm từ đầu cho đến chân, mà vẫn không thoát khỏi cái lạnh! Nghĩ lại thấy mình dở, các bạn Phil cũng y chang mình, mập hơn đen hơn nhưng họ vẫn khỏe re. Verge còn bận áo ba lỗ quần short nữa! Biển rất lặng, ở bến tàu Ormoc, nguyên khoang thuyền đều dòm ra ngoài, ở ngoài khơi có hai chiếc tàu sân bay Mỹ đang đậu. Từ đó trực thăng cất cánh chở những thùng hàng cứu trợ đến những vùng bị bão tàn phá nặng nề nhất! Ormoc chào đón chúng tôi bằng một cơn mưa nhẹ, trời xám xịt, cảnh buồn và thê lương vô cùng. Những dòng người ồ ạt đổ về bến tàu, người đi xuống thì ít nhưng những người muốn thoát khỏi nơi đây thì đông gấp mấy lần.
Sân bay Tacloban thì bị hư hỏng nặng rồi, nên bây giờ người ta dồn về Ormoc. Ormoc cách Tacloban khoảng 120km, ở đây có bến tàu, một cửa ngõ từ các tỉnh khác đến Leyte. Từ cầu cảng, nhìn ra xa, có thể nhìn thấy được sự tàn phá kinh hoàng của Typhoon Haiyan. Sương khói phủ mờ đường chân trời, những ngọn đồi với rặng dừa, chuối đổ rạp hoặc còi cọc mất tiêu ngọn! Không khí như bị vẫn đục đi bởi những đổ nát và nỗi bất an hiện lên trên khuôn mặt mỗi người. Cảng Ormoc dằn mặt chúng tôi bằng một cơn mưa nhẹ, không đủ để ướt áo! Bầu trời xám xịt càng tô đậm thêm bầu không khí buồn bã, tẻ nhạt đầy bất an của vùng đất này! Chúng tôi xuống thuyền trong một khung cảnh hỗn loạn! Có quá nhiều người đang xếp hàng chờ để được lên tàu thoát khoải Leyte. Chúng tôi phải chờ rất lâu mới nhận đủ được số hàng cứu trợ được bọc kín trong những valy, bao bì nguỵ trang cẩn thận. Bạn tôi đã liên hệ nhờ được một số thanh niên địa phương tin cậy ược hỗ trợ để di chuyển số hàng hoá về địa điểm tập kết. Mưa lúc này vẫn cứ lất phất, đường chân trời mịt mờ khói! Ormoc buổi đầu trưa xỏ xiên chút nắng mặt trời, và trong màn mưa mỏng, chúng tôi đứng trên một chiếc xe bán tải vào sâu trong những bản làng!
Tôi sinh ra và lớn lên ở Ninh! Quê tôi thuộc dạng cao ráo, có núi Đen cao nhất vùng Nam Bộ! Ở đó, những mùa mưa chúng tôi hay ngồi trong nhà và ước rằng quê mình có lũ hặc bão đặng được nghỉ học! Những niềm vui nhoi nhỏ và cười trên những nỗi đau của người khác nói ra thì thấy thật là nhẫn tâm quá xá, nhưng thiệt, người chưa từng sống trong cảnh màn trời chiếu đất nên thấy cái gì lạ lạ, dù là thiên tai, dù là dịch tật, cũng đều mang trong mình một nỗi háo hức khó kiềm chế được. Ormoc đây rồi? Tôi có thể nhìn ra ở đây trước có một ngôi chợ, và chỗ bến cảng có nhiều những ngôi nhà, khách sạn Ormoc ngay cửa ngõ giờ tiêu điều, những hàng dài những balcony vắng hoe, mái trên sân tượng bị tốc, màu nước sơn của toà khách sạn toát lên vẻ rệu rã, buồn như chưa từng có được sự hào nhoáng niềm nở tiếp đãi khách phương xa! Giờ tất cả đã tốc mái, chạy le te những lều chõng, và những gương mặt người không đo đếm được nỗi kinh hoàng oằn lên trong mắt. Đi qua những dãy nhà ven biển, tất cả đều bị tốc mái, nhiều nhà bị sập, cây đổ, cột điện đổ, đường xá ngổn ngang gạch vữa, rác. Rất đông người đổ ra đường, thì bây giờ họ cũng chẳng còn nhà để ở nữa rồi! Nơi chúng tôi đi qua là một thị trấn, đông người lắm. Chỗ nào tập trung đông ngời thì một là hiệu thuốc, những hàng dài người chờ mua thuốc, hoặc là nơi charge pin công cộng, ở Ormoc có rất nhiều chỗ cho charge pin miễn phí như thế - một cách để người dân vùng bão kết nối được với thế giới bên ngoài (in như wifi cũng chưa ược kết nối lại ở nơi này!).
Hàng cứu trợ chủ yếu do các bạn Phil của tôi tự quyên góp lấy! Họ là những người trẻ tràn đầy năng lượng sống, dư thừa nhiệt huyết với cuộc đời, với con người. Đây là chuyến đi thứ hai của họ đến với vùng Ormoc. Trên cover picture của bạn tôi đến giờ vẫn còn treo hình ảnh tang nát và một sát người nằm còng queo phình trương bên vệ đường - một thực tế kinh hoàng mà bạn tôi đã chụp lại khi lần đầu tiên đến với Leyte trong chuyến đi cứu trợ những ngày trước. Sự đau xót và nghĩa tình đồng bào thôi thúc họ tiếp tục kéo dài những gói hàng cứu trợ. Tôi cũng ủng hộ tấm lòng của họ một ít, chả thấm thía gì nhưng cũng đủ để cảm thấy thật ý nghĩa vì mình đã trao họ một nắm tay, và trong cơn hoạn nạn giúp nhau, chỉ một bàn tay bé chìa ra cũng đã đậm sâu lắm rồi. Hàng cứu trợ có mì gói, thức ăn đóng hộp, gạo, nhang muỗi, sữa, xà phòng, bánh mì và một ít bánh mặn! Không nhiều lắm nhưng với những bạn trẻ này, việc họ lăn xả vào vùng tâm bão bằng tất cả sự nhiệt tâm cũng đủ để tôi thấy việc mình đang làm có ý nghĩa như thế nào! Tôi muốn đi cùng họ trong chuyến đi này, chính là vì muốn có một chuyến đi thực sự ý nghĩa, chắc chắn nhiều năm sau này, tôi sẽ mãi nhớ về nó - một ấn tượng thật khó phai về năm tháng trẻ trai đầu non cuối bể!
Chúng tôi theo xe bán tải đi sâu vào Ormoc. Cũng đi dọc theo con đường ven biển ấy! Con đường được trải nhựa kéo dài ừ Tacloban sang Ormoc đến tận các town ở phía Nam của Leyte. Con đường ấy lúc bình thường thì đẹp lắm, một bên là núi và một bên là biển. Biển đão Phil có một màu xanh đẹp đến lạ lùng. Có thể lúc bão nổi thì biển dữ dội lắm, nhưng thời khắc tôi đến đây, sao lại lặng im và hiền hoà đến ngỡ ngàng. Nếu không có những dọc dài nhà cửa bị sập đổ và gãy nát, những dòng người đổ ra ngồi bệt bên vệ đường, những dòng chữ được viết trên tường Please help us, food and drink chắc tôi sẽ mãi muốn trôi mình hoài trên con đường ven biển hiền hoà và yên bình này! Xe chạy qua bệnh viện, cũng bị tốc mái và hư hỏng nặng nhưng may mắn là vẫn còn hoạt động được. Xe chạy qua những cửa hàng, hoạ hoằn lắm có chỗ còn trưng bày bán một số như yếu phẩm, và phần lớn đều đông nghẹt khách, với người chủ quán vác theo cây súng trên vai (họ sợ cướp, vâng, bần cùng sinh đạo tặc). Đường phố thỉnh thoảng đón chúng tôi bằng hình ảnh những người đàn ông trùm kín mặt, chạy xe Honda vác theo cây súng trên vai chạy ngang tàng trong ánh mặt ngỡ ngàng của ít nhất là tôi. Ở Phil chính phú không cấm người dân giữ súng, vì vậy, bạn tôi cười, ánh mắt đầy cảm thông trước một tôi - lần đầu tiên thấy người ta vác súng chạy nhong nhong ngoài đường như thế. Và xe cam nhông chở quân của chính phủ, có cả quân nhân Mỹ thỉnh thoảng chạy qua chúng tôi, một bầu không khí u ám và buồn bã bao trùm!
Mất khoảng 45 phút chúng tôi mới tới địa điểm tập kết. Nơi đây là nhà của một dì trung niên khá giả, nhà của dì nằm quay lưng ra biển, kiên cố và vững chải, ằng chứng là sau những cuộc oanh tạc của gió bão tuần trước, ngôi nhà vẫn nằm im, dù rằng đôi chỗ trên mái có bị sứt mẻ đôi chút. Chúng tôi bày hàng cứu trợ ra! Trời đã tạnh mưa, nắng xiên xéo cười trên những gương ặt người. Bụng sôi, sáng chưa ăn sáng nên dòm qua dòm lại mặt ai cũng méo, vì đói! Junoir cùng một vài thanh niên đi kiếm cái gì đó bưng về cho cả đoàn ăn vội! Chúng tôi kéo nhau sếp hàng ra theo từng loại! Nửa tiếng sau thì đồ ăn trưa về, thịt heo quay chấm nước tương ăn kèm với bánh ú! Gạo làm bánh ú chứ không phải nếp! Heo quay còn nóng hổi nhưng bị lột mất phần da, toàn thịt nên ăn ngậy! Nước tương ở Phil thì mang vị chua lè, chấm một miếng thì tôi té, chịu không thấu nên toàn gặm thịt! Ăn ba xừ bốn xựt cho qua bữa rồi dọn dẹp bắt tay vô phân loại hàng! Mỗi người một khâu nhanh chóng bỏ ừng phần hàng vào bao nylon! Đổ mồ hôi chớ hổng phải giỡn vì lượng hàng cũng tương đối và trời thì nắng cũng khá gắt. Một giờ chiều chúng tôi hoàn tất. Mệt lử, cả bọn kéo vào nhà nằm nghỉ một xí, hôi hám và dơ dáy! Cũng ít tiếng ười, cười gì nổi nữa trước cảnh đổ nát hoang tàn như thế này!
Vì Ormoc không còn gạo, nên chúng tôi phải đặt hàng từ tuốt tận Hilligos, một town cách Ormoc khoảng 120km, cũng thuộc Leyte, nhưng town này lại ít chịu ảnh hưởng của bão. Hiện giờ xe tải chở gạo chưa đến kịp nên chúng tôi tranh thủ đi vòng vòng khu vực lân cận! Rõ ràng là cảnh nơi đây bình yên và trong lành lắm, những thảm cỏ xanh mải miết, đường chân trời xa tít tắp, biển xanh và trong vô cùng. Nhưng rồi bão qua và nhà cửa tan theo từng trận gió. Gió dữ, nười dân ở đây bảo sức gió có khi lên đến 350km/h, đủ để cuốn phăng tất cả mọi thứ trên đường đi của nó! Đi bộ lên đồi, tôi thích những quả đồi, chắc lúc nhỏ xem film Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên nên tôi bị ám ảnh với những quả đồi như thế. Phóng tằm mắt ra xa, nơi này cách Việt Nam bao nhiêu hải lý, và nếu như không có nơi này, không phải là nơi nà, thì liệu Việt Nam mình có may mắn thoát khỏi Haiyan như thế không?
Đi bộ lanh quanh lại vòng trở về. Xe tải chở gạo cũng chưa về tới. Chúng tôi bắt xe tricycle đi vào thị trấn. Một vòng city tour coi như thăm thú Ormoc. Lại một lần nữa cảnh tượng hoang tàn và đổ nát xéo vào lòng chúng tôi! Trẻ con thì vô tư, chúng vẫn chơi trò chơi, vẫn tụ tập nô đùa bên những ngôi nhà tốc mái! Nhưng người lớn thì nặng trĩu những ánh mắt, mái nhà chông chênh kéo họ ra tận phía biển! Ormoc không lớn nhưng thiệt hại mà Haiyan gây ra không biết năm năm nữa họ có khôi phục lại ược hay không? Chúng tôi ra một làng chài, ở đó sự tạm bợ nép mình bên những con sóng vỗ. Nhà đã sập nát nên được chống sơ sài bằng những lều bạt, và đá ngổn ngang được khuân vác chất thành đống cơ hồ như sự bám víu cuối cùng trước sức mạnh của mẹ thiên nhiên! Nhà ai đốt khói bữa chiều rơi, mờ mờ ảo ảo chúng tôi trở về.
Gạo đã có, chúng tôi lại tiếp tục phân phát các gói hàng! Junior sẽ ở lại để trực tiếp phát những phần hàng đến tay người bị nạn! Tôi cùng Verge, Grace, Phillips và Paulo sẽ phải quay về Hilongos, ở đó chúng tôi sẽ bắt tàu về lại Cebu vào ngày mai! Ormoc hết vé tàu rồi, những dòng người liên tục đổ về khiến cho cảng Ormoc hoàn toàn tắc nghẽn! Lên xe, chiếc xe chở gạo từ Hilongos chớ chúng tôi vòng ngược xuống miền Nam Leyte. Hoàng hôn dần buông nhưng không kịp giấu những ngọn đồi trọc với những bãi chông là các cây dừa trụi ngọn và chuối thì đổ rạp hai bên đường, những tháp nhà thờ đổ nát, những dòng người kéo nhau ra đường thơ thẩn! Hoàng hôn tắt trên những gãy vụn và nức nở. Trong mệt mỏi và lạnh, tôi trở về!
5. Vào tâm bão
Dậy sớm, 5 giờ sáng ở Cebu, nghĩa là ở Việt Nam giờ này vẫn còn là 4 giờ. Đêm qua ho dữ, giọng nói vẫn cứ khều khào! Cái vali của tôi giờ đã lèn chặt bằng những lon cá hộp! Nặng chịch! Vali của các bạn khác cũng vậy, cái nào nhét được là nhét vô hết. Do sợ nếu không ngụy trang bằng kiểu này, người ta để ý rồi biết đâu bay vô xâu xé, thôi thì cứ cẩn thận là trên hết. Chúng tôi rồng rắn bắt taxi ra cảng. Cebu buổi sớm mù sương, phố vẫn còn ngái ngủ. Lâu không dậy sớm, cái cảm giác buổi sớm mai ngày chưa lên dù là ở Việt Nam hay ở bất cứ nơi đâu trên trái đất này đều dễ đem lại cho con người ta sự thanh thản. Ngày chưa ầm ào, nắng chưa vội lên! Taxi chạy nhanh qua những quãng phố vắng. Cebu sương mờ, cảng cũng phủ sương mờ. Bến cảng chào đón chúng tôi bằng những nụ cười!
Một trong những điểm cần lưu ý khi đến Phil là thường các phí cầu đường, họ không bao gồm trong giá vé. Trả thêm 10 peso cho phí cầu cảng, không quá mắc nhưng cũng đủ để cho một bạn Việt Nam rặt thấy lạ lẫm, cái này in như ở quê tôi không có! Tập thể duc buổi sáng bằng việc bê vác những thùng hàng cứu trợ. Cũng đủ để mồ hôi túa ra, chưa ăn sáng nhưng in như khi người ta đi bụi, chuyện ăn uống không còn là vấn đề quan trọng nữa, tôi không thấy đói.
Hàng cứu trợ được chất lên một chiếc xe tải chở từ nhà ra đến cảng trước. Từ đây, chúng tôi mỗi người một tay bưng qua cho bộ phận kiểm hàng họ kiểm đếm và đưa vào khoang hàng. 7 giờ tàu bắt đầu chạy, mới nãy vừa đổ mồ hôi (một xí thôi vì thực ra mùa này bên Phil cũng không đến nỗi quá nóng bức) thì giờ cả bọn bắt đầu an vị trên khoang tourist của tàu express. Trước mỗi chuyến đi, lúc nào cũng sẽ có một khoảng thời gian ngắn trước khi xuất phát để nhà thuyền phát một đoạn video ngắn (khoang nào cũng có màn hình LCD) cầu Chúa phù hộ cho chuyến đi được bình an! Những người dân Phil mộ đạo, họ chăm chú và rất nhiệt tâm nhép theo lời kinh cầu phát ra từ màn hình LCD. Tiếng của cô gái phát thanh viên trầm ấm đủ để khách phương xa nao nao lòng. Rời bến, rời thuyền là số phận này chỉ gởi vào những niềm tin vô hình tượng hình bằng Chúa. Tôi sợ chớ, giữa biển khơi lỡ có chuyện gì xảy ra rồi sao?
Mất khoảng gần ba giờ di chuyển. Ngồi ở khoang tourist có khác, lạnh thấu tim! Nhà thuyền mở máy lạnh hết công suất. Đợt trước tôi có nghe nói rồi, bus liên tỉnh ở Phil thường họ mở máy điều hòa kinh khủng lắm! Hồi đi Malay tôi cũng trải nghiệm qua luôn rồi! Vậy nên chuẩn bị sẵn áo khoác tùm lum, trùm từ đầu cho đến chân, mà vẫn không thoát khỏi cái lạnh! Nghĩ lại thấy mình dở, các bạn Phil cũng y chang mình, mập hơn đen hơn nhưng họ vẫn khỏe re. Verge còn bận áo ba lỗ quần short nữa! Biển rất lặng, ở bến tàu Ormoc, nguyên khoang thuyền đều dòm ra ngoài, ở ngoài khơi có hai chiếc tàu sân bay Mỹ đang đậu. Từ đó trực thăng cất cánh chở những thùng hàng cứu trợ đến những vùng bị bão tàn phá nặng nề nhất! Ormoc chào đón chúng tôi bằng một cơn mưa nhẹ, trời xám xịt, cảnh buồn và thê lương vô cùng. Những dòng người ồ ạt đổ về bến tàu, người đi xuống thì ít nhưng những người muốn thoát khỏi nơi đây thì đông gấp mấy lần.
Sân bay Tacloban thì bị hư hỏng nặng rồi, nên bây giờ người ta dồn về Ormoc. Ormoc cách Tacloban khoảng 120km, ở đây có bến tàu, một cửa ngõ từ các tỉnh khác đến Leyte. Từ cầu cảng, nhìn ra xa, có thể nhìn thấy được sự tàn phá kinh hoàng của Typhoon Haiyan. Sương khói phủ mờ đường chân trời, những ngọn đồi với rặng dừa, chuối đổ rạp hoặc còi cọc mất tiêu ngọn! Không khí như bị vẫn đục đi bởi những đổ nát và nỗi bất an hiện lên trên khuôn mặt mỗi người. Cảng Ormoc dằn mặt chúng tôi bằng một cơn mưa nhẹ, không đủ để ướt áo! Bầu trời xám xịt càng tô đậm thêm bầu không khí buồn bã, tẻ nhạt đầy bất an của vùng đất này! Chúng tôi xuống thuyền trong một khung cảnh hỗn loạn! Có quá nhiều người đang xếp hàng chờ để được lên tàu thoát khoải Leyte. Chúng tôi phải chờ rất lâu mới nhận đủ được số hàng cứu trợ được bọc kín trong những valy, bao bì nguỵ trang cẩn thận. Bạn tôi đã liên hệ nhờ được một số thanh niên địa phương tin cậy ược hỗ trợ để di chuyển số hàng hoá về địa điểm tập kết. Mưa lúc này vẫn cứ lất phất, đường chân trời mịt mờ khói! Ormoc buổi đầu trưa xỏ xiên chút nắng mặt trời, và trong màn mưa mỏng, chúng tôi đứng trên một chiếc xe bán tải vào sâu trong những bản làng!
Tôi sinh ra và lớn lên ở Ninh! Quê tôi thuộc dạng cao ráo, có núi Đen cao nhất vùng Nam Bộ! Ở đó, những mùa mưa chúng tôi hay ngồi trong nhà và ước rằng quê mình có lũ hặc bão đặng được nghỉ học! Những niềm vui nhoi nhỏ và cười trên những nỗi đau của người khác nói ra thì thấy thật là nhẫn tâm quá xá, nhưng thiệt, người chưa từng sống trong cảnh màn trời chiếu đất nên thấy cái gì lạ lạ, dù là thiên tai, dù là dịch tật, cũng đều mang trong mình một nỗi háo hức khó kiềm chế được. Ormoc đây rồi? Tôi có thể nhìn ra ở đây trước có một ngôi chợ, và chỗ bến cảng có nhiều những ngôi nhà, khách sạn Ormoc ngay cửa ngõ giờ tiêu điều, những hàng dài những balcony vắng hoe, mái trên sân tượng bị tốc, màu nước sơn của toà khách sạn toát lên vẻ rệu rã, buồn như chưa từng có được sự hào nhoáng niềm nở tiếp đãi khách phương xa! Giờ tất cả đã tốc mái, chạy le te những lều chõng, và những gương mặt người không đo đếm được nỗi kinh hoàng oằn lên trong mắt. Đi qua những dãy nhà ven biển, tất cả đều bị tốc mái, nhiều nhà bị sập, cây đổ, cột điện đổ, đường xá ngổn ngang gạch vữa, rác. Rất đông người đổ ra đường, thì bây giờ họ cũng chẳng còn nhà để ở nữa rồi! Nơi chúng tôi đi qua là một thị trấn, đông người lắm. Chỗ nào tập trung đông ngời thì một là hiệu thuốc, những hàng dài người chờ mua thuốc, hoặc là nơi charge pin công cộng, ở Ormoc có rất nhiều chỗ cho charge pin miễn phí như thế - một cách để người dân vùng bão kết nối được với thế giới bên ngoài (in như wifi cũng chưa ược kết nối lại ở nơi này!).
Hàng cứu trợ chủ yếu do các bạn Phil của tôi tự quyên góp lấy! Họ là những người trẻ tràn đầy năng lượng sống, dư thừa nhiệt huyết với cuộc đời, với con người. Đây là chuyến đi thứ hai của họ đến với vùng Ormoc. Trên cover picture của bạn tôi đến giờ vẫn còn treo hình ảnh tang nát và một sát người nằm còng queo phình trương bên vệ đường - một thực tế kinh hoàng mà bạn tôi đã chụp lại khi lần đầu tiên đến với Leyte trong chuyến đi cứu trợ những ngày trước. Sự đau xót và nghĩa tình đồng bào thôi thúc họ tiếp tục kéo dài những gói hàng cứu trợ. Tôi cũng ủng hộ tấm lòng của họ một ít, chả thấm thía gì nhưng cũng đủ để cảm thấy thật ý nghĩa vì mình đã trao họ một nắm tay, và trong cơn hoạn nạn giúp nhau, chỉ một bàn tay bé chìa ra cũng đã đậm sâu lắm rồi. Hàng cứu trợ có mì gói, thức ăn đóng hộp, gạo, nhang muỗi, sữa, xà phòng, bánh mì và một ít bánh mặn! Không nhiều lắm nhưng với những bạn trẻ này, việc họ lăn xả vào vùng tâm bão bằng tất cả sự nhiệt tâm cũng đủ để tôi thấy việc mình đang làm có ý nghĩa như thế nào! Tôi muốn đi cùng họ trong chuyến đi này, chính là vì muốn có một chuyến đi thực sự ý nghĩa, chắc chắn nhiều năm sau này, tôi sẽ mãi nhớ về nó - một ấn tượng thật khó phai về năm tháng trẻ trai đầu non cuối bể!
Chúng tôi theo xe bán tải đi sâu vào Ormoc. Cũng đi dọc theo con đường ven biển ấy! Con đường được trải nhựa kéo dài ừ Tacloban sang Ormoc đến tận các town ở phía Nam của Leyte. Con đường ấy lúc bình thường thì đẹp lắm, một bên là núi và một bên là biển. Biển đão Phil có một màu xanh đẹp đến lạ lùng. Có thể lúc bão nổi thì biển dữ dội lắm, nhưng thời khắc tôi đến đây, sao lại lặng im và hiền hoà đến ngỡ ngàng. Nếu không có những dọc dài nhà cửa bị sập đổ và gãy nát, những dòng người đổ ra ngồi bệt bên vệ đường, những dòng chữ được viết trên tường Please help us, food and drink chắc tôi sẽ mãi muốn trôi mình hoài trên con đường ven biển hiền hoà và yên bình này! Xe chạy qua bệnh viện, cũng bị tốc mái và hư hỏng nặng nhưng may mắn là vẫn còn hoạt động được. Xe chạy qua những cửa hàng, hoạ hoằn lắm có chỗ còn trưng bày bán một số như yếu phẩm, và phần lớn đều đông nghẹt khách, với người chủ quán vác theo cây súng trên vai (họ sợ cướp, vâng, bần cùng sinh đạo tặc). Đường phố thỉnh thoảng đón chúng tôi bằng hình ảnh những người đàn ông trùm kín mặt, chạy xe Honda vác theo cây súng trên vai chạy ngang tàng trong ánh mặt ngỡ ngàng của ít nhất là tôi. Ở Phil chính phú không cấm người dân giữ súng, vì vậy, bạn tôi cười, ánh mắt đầy cảm thông trước một tôi - lần đầu tiên thấy người ta vác súng chạy nhong nhong ngoài đường như thế. Và xe cam nhông chở quân của chính phủ, có cả quân nhân Mỹ thỉnh thoảng chạy qua chúng tôi, một bầu không khí u ám và buồn bã bao trùm!
Mất khoảng 45 phút chúng tôi mới tới địa điểm tập kết. Nơi đây là nhà của một dì trung niên khá giả, nhà của dì nằm quay lưng ra biển, kiên cố và vững chải, ằng chứng là sau những cuộc oanh tạc của gió bão tuần trước, ngôi nhà vẫn nằm im, dù rằng đôi chỗ trên mái có bị sứt mẻ đôi chút. Chúng tôi bày hàng cứu trợ ra! Trời đã tạnh mưa, nắng xiên xéo cười trên những gương ặt người. Bụng sôi, sáng chưa ăn sáng nên dòm qua dòm lại mặt ai cũng méo, vì đói! Junoir cùng một vài thanh niên đi kiếm cái gì đó bưng về cho cả đoàn ăn vội! Chúng tôi kéo nhau sếp hàng ra theo từng loại! Nửa tiếng sau thì đồ ăn trưa về, thịt heo quay chấm nước tương ăn kèm với bánh ú! Gạo làm bánh ú chứ không phải nếp! Heo quay còn nóng hổi nhưng bị lột mất phần da, toàn thịt nên ăn ngậy! Nước tương ở Phil thì mang vị chua lè, chấm một miếng thì tôi té, chịu không thấu nên toàn gặm thịt! Ăn ba xừ bốn xựt cho qua bữa rồi dọn dẹp bắt tay vô phân loại hàng! Mỗi người một khâu nhanh chóng bỏ ừng phần hàng vào bao nylon! Đổ mồ hôi chớ hổng phải giỡn vì lượng hàng cũng tương đối và trời thì nắng cũng khá gắt. Một giờ chiều chúng tôi hoàn tất. Mệt lử, cả bọn kéo vào nhà nằm nghỉ một xí, hôi hám và dơ dáy! Cũng ít tiếng ười, cười gì nổi nữa trước cảnh đổ nát hoang tàn như thế này!
Vì Ormoc không còn gạo, nên chúng tôi phải đặt hàng từ tuốt tận Hilligos, một town cách Ormoc khoảng 120km, cũng thuộc Leyte, nhưng town này lại ít chịu ảnh hưởng của bão. Hiện giờ xe tải chở gạo chưa đến kịp nên chúng tôi tranh thủ đi vòng vòng khu vực lân cận! Rõ ràng là cảnh nơi đây bình yên và trong lành lắm, những thảm cỏ xanh mải miết, đường chân trời xa tít tắp, biển xanh và trong vô cùng. Nhưng rồi bão qua và nhà cửa tan theo từng trận gió. Gió dữ, nười dân ở đây bảo sức gió có khi lên đến 350km/h, đủ để cuốn phăng tất cả mọi thứ trên đường đi của nó! Đi bộ lên đồi, tôi thích những quả đồi, chắc lúc nhỏ xem film Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên nên tôi bị ám ảnh với những quả đồi như thế. Phóng tằm mắt ra xa, nơi này cách Việt Nam bao nhiêu hải lý, và nếu như không có nơi này, không phải là nơi nà, thì liệu Việt Nam mình có may mắn thoát khỏi Haiyan như thế không?
Đi bộ lanh quanh lại vòng trở về. Xe tải chở gạo cũng chưa về tới. Chúng tôi bắt xe tricycle đi vào thị trấn. Một vòng city tour coi như thăm thú Ormoc. Lại một lần nữa cảnh tượng hoang tàn và đổ nát xéo vào lòng chúng tôi! Trẻ con thì vô tư, chúng vẫn chơi trò chơi, vẫn tụ tập nô đùa bên những ngôi nhà tốc mái! Nhưng người lớn thì nặng trĩu những ánh mắt, mái nhà chông chênh kéo họ ra tận phía biển! Ormoc không lớn nhưng thiệt hại mà Haiyan gây ra không biết năm năm nữa họ có khôi phục lại ược hay không? Chúng tôi ra một làng chài, ở đó sự tạm bợ nép mình bên những con sóng vỗ. Nhà đã sập nát nên được chống sơ sài bằng những lều bạt, và đá ngổn ngang được khuân vác chất thành đống cơ hồ như sự bám víu cuối cùng trước sức mạnh của mẹ thiên nhiên! Nhà ai đốt khói bữa chiều rơi, mờ mờ ảo ảo chúng tôi trở về.
Gạo đã có, chúng tôi lại tiếp tục phân phát các gói hàng! Junior sẽ ở lại để trực tiếp phát những phần hàng đến tay người bị nạn! Tôi cùng Verge, Grace, Phillips và Paulo sẽ phải quay về Hilongos, ở đó chúng tôi sẽ bắt tàu về lại Cebu vào ngày mai! Ormoc hết vé tàu rồi, những dòng người liên tục đổ về khiến cho cảng Ormoc hoàn toàn tắc nghẽn! Lên xe, chiếc xe chở gạo từ Hilongos chớ chúng tôi vòng ngược xuống miền Nam Leyte. Hoàng hôn dần buông nhưng không kịp giấu những ngọn đồi trọc với những bãi chông là các cây dừa trụi ngọn và chuối thì đổ rạp hai bên đường, những tháp nhà thờ đổ nát, những dòng người kéo nhau ra đường thơ thẩn! Hoàng hôn tắt trên những gãy vụn và nức nở. Trong mệt mỏi và lạnh, tôi trở về!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét