Khi anh bác sĩ nói với tôi rằng cái chân bị gãy hai ngón, phải bó bột,
hạn chế di chuyển trong ít nhất một tháng. Tôi dòm qua thằng bạn thân
của tôi, nỗi kinh hoàng chắc là không thể che giấu được trong cặp mắt
một mí lép kẹp! Điều đầu tiên tôi nghĩ đến, đó là chỉ còn ba tuần nữa là
tôi phải đi Philippines. Chuyến đi nhiều khắc nghiệt, và nếu thiếu đôi
chân này, tôi sẽ phải làm như thế nào! Chuyện của hơn một tháng về
trước, giờ ngón chân út của tôi chắc có lẽ sẽ không bao giờ còn nhỏ gọn
và hình dạng như cũ nữa, tôi chấp nhận điều đó, bắt đầu tập làm quen với
nó! Bàn chân qua những thâm trầm, những vệt để lại, bên cạnh khói, còn
có cả nước mắt. Niềm vui tách ra từ nỗi đau!
4. Chạy đua ở Cebu - Kế hoạch thay đổi
Một trong những chuyện tôi và bạn trao đổi trước khi đi ngủ, đó là bạn muốn dắt tôi đi một vòng Cebu lắm, nhưng quãng rày bạn bận quá, bạn đang tích cực vận động cho những chuyến đi cứu trợ đến vùng Ormoc, tỉnh Leyte, một trong những vùng bị Haiyan quét qua! Thế nên bạn hổng có dắt tôi đi đâu được, nếu tôi muốn, bạn có thể chỉ, và tôi sẽ đi một mình! Tôi trả lời bạn ngay tắp lự rằng tôi cũng muốn đi với bạn vào vùng bị bão, đó sẽ là một trải nghiệm không thể nào quên! Bạn nói tôi nên đi ra biển Cebu chơi đi, cách trung tâm khoảng 3 giờ ngồi xe là tới, ở chỗ đó, là thiên đường, nhiều người tới nơi này, cũng vì biển! Tôi cười, nói với bạn rằng nếu lần sau tôi có cơ hội quành ngược lại Cebu, nhất định bạn phải dắt tôi tới nơi đó, còn lần này, tôi sẽ đi chung với bạn, đi vào vùng bão lũ, vì chỉ lần này thôi, tôi có cơ hội được thực hiện một chuyến đi nhiều ý nghĩa như thế này! Nếu có lần sau, mà thực sự thì, tôi cũng hổng muốn đất nước này xảy ra chuyện như thế này một lần nào nữa. Thực sự là như vậy! Bạn dòm tôi cười, hỏi, dám không?
Tôi đi ngủ, trong cơn mộng mị dẹp hết tất cả mọi suy nghĩ mệt mỏi rã rời! Căn nhà của bạn rất đặc biệt, sàn gỗ. Ở đó, bạn chuẩn bị sẵn nệm ngủ cho rất nhiều người. Căn nhà của bạn đã từng host đến hơn 300 người, trên vách ường bạn dán dày đặc những kỷ niệm đến từ khắp nơi trên thế giới. Những tờ tiền đủ mệnh giá (nhỏ) của Việt Nam (quá trời Việt Nam đồng luôn), Trung Quốc, Nhật, Mỹ... Bản đồ Cebu, Phil. Ba cây súng nước (hình như quà của một thằng Mỹ nào đó), những thank you letters dán đầy tường... Bạn làm việc khuya, in như mãi tới hai giờ sáng bạn mới đi ngủ. Tôi rã rời nhiều khi giấc ngủ chịu chạo thả vào khuya những cơn ho, dòm thấy bạn vẫn còn đang lẩn mẩn bên bàn làm việc. Thì chắc chỉ có những người trẻ freelance như vầy mới đủ nhiệt thành và kiên nhẫn để đón bạn từ khắp mọi phương xa như thế này!
Sáng hôm sau, tôi thức dậy. Dĩ nhiên là dậy trễ. Bạn hỏi ngủ có ngon không? Tôi nói không? Ho dữ quá, tôi bệnh rồi! Tôi nói với bạn là tôi sẽ đổi lại vé máy bay, phải tranh thủ vì bên Cebupacific họ chỉ cho đổi vé trước 48 giờ trước giờ bay thôi! Coi như tôi dùng những giờ phút cuối cùng, không quan tâm tới giá vé nữa, dùng thẻ tín dụng nên không biết nó trừ tài khoản của mình hết bao nhiêu! Đổi một chiều về, check giá vé thì cũng bằng với mua lại một vé mới. Mà kiểu gì thì kiểu cũng đều mắc hơn giá vé khứ hồi tôi mua đợt trước. Đi phượt bụi, đi một mình nhiều khi vậy, kế hoạch thay đổi xoành xoạch, không theo một thứ tự nào! Cũng may tôi đem theo thẻ tín dụng nên đợt này thay đổi vé máy bay kịp (mất toi gần 2 triệu đồng, trong khi vé khứ hồi mua đợt trước khoảng hơn 1,5 triệu cho chặng Manila - Cebu).
Có rất nhiều thứ cần phải chuẩn bị cho chuyến đi cứu trợ ngày mai! Junior dắt tôi đi một vòng Cebu downtown, đặng mua vé tàu cho cả nhóm gồm 9 người. Ngoài ra, nhiệm vụ của chúng tôi còn bao gồm cả việc mua 10.000 gói mì tôm và mua những cái bao túi đặng bỏ hàng cứu trợ vô nhằm ngụy trang, sợ bưng hê ra tình hình bất ổn dân tình bay vô cướp thì nguy hiểm. Cần nhắc lại là một tháng trước đó, Cebu vừa mới trải qua một trận động đất, khu vực động đất nằm ngay khu trung tâm của khu downtown. Chúng tôi bắt jeepney vô thành phố, chỉ mất khoảng chừng mười phút. Ôi Jeepney, Jeepney, nhắc đến Philippines là nhắc đến Jeepney. Tôi không chắc rằng mình có yêu thích loại phương tiện giao thông này hay không, nhưng về mặt tình cảm, thật sự rằng Jeepney dễ làm cho con người ta xích lại gần nhau hơn tuk tuk, hơn cả xe bus, xe ôm của Việt Nam mình! Sẽ không có phụ lái, tài xế jeepney chỉ việc dừng xe lại theo trạm, đón khách và chạy. Không có việc đòi tiền, không có cảnh trốn vé. Người đi xe tự động trả tiền cho tài xế, có thể ngay lúc lên xe, có thể ở giữa cuộc hành trình, nhưng kiểu gì thì, tất cả đều tự giác. Tôi rất thích cảm giác chuyền tay nhau những đồng cắc lẻ để trả tiền phí, rất rẻ, khoảng chừng 8 peso cho mỗi lượt lên xuống, không có xé vé, những người ngồi sau xe nhờ người ngồi gần tài xế đưa giúp họ những đồng peso. Một sự tự giác và thân thiện đáng nể. Jeepney ngồi tù túng lắm, nhưng cái tình của những người ngồi Jeepney thì quả thiệt là không thể quên!
Jeepney dừng chúng tôi lại ở lưng chừng khu downtown, ở đó, chúng tôi đi bộ ra cảng. Cảng Cebu tính ra không lớn lắm, kiểu như cảng Sài Gòn, nhưng khác ở chỗ, từ Cebu có khá nhiều chuyến tàu đi các tỉnh ở miền Trung của Phil. Do là quốc gia có nhiều đảo, nên việc đi lại giữa các tỉnh, thành phố, ngoài phương tiện là máy bay, thì tàu thuyền là phương tiện đi lại chính. Có rất đông người xếp hàng chờ mua vé! Tôi không rành về địa lý của Cebu cho lắm nên chắc do tâm trạng của mình là đang chuẩn bị đi vào vùng bão lũ Leyte, thành ra dòm mặt người nào cũng đều tâm trạng, đều nặng trĩu lo âu trước cơn đại biến của dân tộc mình! Ở đó, chúng tôi xếp hàng hơn một giờ đồng hồ mới mua được vé. Vé tàu đi từ Cebu đến Ormoc là 620 peso, do hết vé hạng economic rồi nên cả bọn đành ngậm ngùi mua vé hạng tourist 01, mắc chảy cả mỡ.
Chặng về, tôi và Junior đi rảo khắp các siêu thị ở khu trung tâm của Cebu, để mua mì gói. Không khí của ngày thứ sáu thật sự rất náo nhiệt! Tôi không hiểu sao nữa, nhưng đi đâu cũng thấy người, người túa ra từ các khu mua sắm, người qua đường rộn rã những bước chân. Người ta đi khắp các nẻo đường, người ta ôm những thùng hàng vội vã trở về nhà. Có những đứa trẻ ăn xin nằm cù bơ cù bất ở những ngã tư đường, và không thiếu những người vô gia cư nằm vạ vật bạ đâu ngủ đó trên những góc phố cũ kỹ rệu màu thời gian của Cebu. Tôi bị gãy chân, mới vừa hồi phục, nhưng đông người quá nên sợ bị lạc, lúc đi bộ thì trong khi Junior đi khoan thai từ tốn thì tôi toàn phải chạy, níu áo bạn bởi vì tốc độ đi của tôi chậm lắm, sợ không kịp!
Và cái cảm giác thật sự kinh hoàng khi mà bước chân vào khu thực phẩm ở các quầy hàng trong siêu thị, chúng tôi đi qua khoảng hơn một chục cái, nhưng khu nào cũng đông như kiến. Mì gói thì hết, có quầy hàng sạch bóng luôn! Có quầy còn lác đác một vài nhãn hiệu mì, phần lớn là mắc. Giá cả ở Cebu nói riêng và Phil nói chung tôi thấy cũng tàm tạm, không quá đắt đỏ, đủ xài, đủ để một người Việt thuộc hàng bình dân như tôi nếu có cơ hội qua đó sinh sống, chắc cũng tồn tại được. Mì gói giá bèo thì có giá khoảng 6.5 peso. Chúng tôi lùng suốt dọc dài những dãy phố. Ở đó, có rất nhiều khu trung tâm mua sắm và siêu thị! Siêu thị thì cũng y chang Việt Nam mình, cũng những quầy hàng, những counter thanh toán xếp dọc dài những người và người. Sáu giờ chiều có tiếng chuông điểm, và cả không gian cùng lặng im, tất cả mọi người dù đang làm gì, cũng đều dừng lại. Không cần phải hỏi bạn đồng hành, cũng biết rằng mọi người đang cầu nguyện! Đây là nghi thức mỗi ngày của đạo Chúa ở Cebu, diễn ra tại tất cả những nơi công cộng! Cảm giác xoay vần đủ để tôi bất ngờ và vỡ ra vì thích thú. Cần lắm chớ những giây phút cộng đồng như thế này, dù là ai, đang ở đâu và làm gì, sống chậm, theo một ý nghĩa tích cực nào đó cũng đều dễ dàng làm cho con người ta dừng lại và tạm quên đi những tất bật của đời thường.
Chạy đua ở Cebu. Tôi nghĩ rằng mình đang trong một cuộc chạy đua chớ không phải giỡn. Ở cuộc đua đó, có tôi và Junior phải lất bất xang bang lục hết hơn mười cái siêu thị đặng mua cho được 10.000 gói mì. Và khi mà mua được rồi phải bưng ra đi taxi trở về nhà. Lúc bình thường thì không nói, nhưng khi mà con người cảm thấy không an toàn, nhu cầu tích trữ lương thực thực phẩm bắt đầu ngọ ngoạy, và mình phải đua nhau để giành lấy những phần ít ỏi đó. Cảm giác đó thực sự rất khác. Trên đường về tôi có ghé qua port Sandiego, một khu tường thành kiêm công viên của Cebu, quảng trường nằm cạnh bên cảng, tôi thấy hơi lạc lõng giữa quảng trường rộng lớn này! Hỏi Junior rằng thế mạnh chính của Cebu là gì, bạn nói du lịch. Tôi thắc mắc ủa sao ít thấy dân Tây ba lô quá, mà trông đường phố quán xá ở Cebu cũng cũ kỹ nữa. Bạn nói ờ thì đi ra biển đi, ở đó sẽ có đông du khách hơn. Buổi chiều đi qua khu nhà thờ Lớn, nhà thờ vừa mới bị tàn phá do trận động đất vừa rồi. Rất đông những người già và trẻ nhỏ ùa ra đường bu lấy chúng tôi đặng bán nến. Giống y chang khu nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn. Tôi cười ha ha nói trời ơi tôi đang đi trên đường phố Sài Gòn phải không?
Trở về nhà thì trời cũng nhá nhem tối. Junior mua về hai con gà quay! Lại là thịt, tôi khoái thịt rồi. Tối đó có những người bạn sẽ đi cùng cả nhà đến Ormoc qua để chuẩn bị đóng gói đồ đạc. Chúng tôi có một buổi tối vui vẻ, ngồi bốc từng nắm cơm ăn mà cười hỉ hả trước những câu chuyện của các thành viên. Họ đều trẻ, toàn dân freelance và toàn là dân phượt chính hiệu. Một bữa tối thật vui! Tôi lại phải đi ngủ sớm, thói quen không thể nào bỏ được của một trai văn phòng ngân hàng nhà nước chính hiệu! Có tiếng chuông nhà thờ nào đó đổ giữa thinh không! Mà chắc là tôi nhầm lẫn rồi, đó là tiếng còi hụ của một chiếc xe cấp cứu nào đó. Ở Cebu, âm thanh mà tôi thường xuyên nghe nhất chính là tiếng còi xe cấp cứu. Không phải vì lý do gì, chỉ đơn giản là... Hobbit house gần một cái bệnh viên mà thôi! Ờ mà tôi nói các bạn nghe chưa, nhà của Junior có một cái tên rất dễ thương, Hobbit House.
Và một ngày nữa lại tàn!
4. Chạy đua ở Cebu - Kế hoạch thay đổi
Một trong những chuyện tôi và bạn trao đổi trước khi đi ngủ, đó là bạn muốn dắt tôi đi một vòng Cebu lắm, nhưng quãng rày bạn bận quá, bạn đang tích cực vận động cho những chuyến đi cứu trợ đến vùng Ormoc, tỉnh Leyte, một trong những vùng bị Haiyan quét qua! Thế nên bạn hổng có dắt tôi đi đâu được, nếu tôi muốn, bạn có thể chỉ, và tôi sẽ đi một mình! Tôi trả lời bạn ngay tắp lự rằng tôi cũng muốn đi với bạn vào vùng bị bão, đó sẽ là một trải nghiệm không thể nào quên! Bạn nói tôi nên đi ra biển Cebu chơi đi, cách trung tâm khoảng 3 giờ ngồi xe là tới, ở chỗ đó, là thiên đường, nhiều người tới nơi này, cũng vì biển! Tôi cười, nói với bạn rằng nếu lần sau tôi có cơ hội quành ngược lại Cebu, nhất định bạn phải dắt tôi tới nơi đó, còn lần này, tôi sẽ đi chung với bạn, đi vào vùng bão lũ, vì chỉ lần này thôi, tôi có cơ hội được thực hiện một chuyến đi nhiều ý nghĩa như thế này! Nếu có lần sau, mà thực sự thì, tôi cũng hổng muốn đất nước này xảy ra chuyện như thế này một lần nào nữa. Thực sự là như vậy! Bạn dòm tôi cười, hỏi, dám không?
Tôi đi ngủ, trong cơn mộng mị dẹp hết tất cả mọi suy nghĩ mệt mỏi rã rời! Căn nhà của bạn rất đặc biệt, sàn gỗ. Ở đó, bạn chuẩn bị sẵn nệm ngủ cho rất nhiều người. Căn nhà của bạn đã từng host đến hơn 300 người, trên vách ường bạn dán dày đặc những kỷ niệm đến từ khắp nơi trên thế giới. Những tờ tiền đủ mệnh giá (nhỏ) của Việt Nam (quá trời Việt Nam đồng luôn), Trung Quốc, Nhật, Mỹ... Bản đồ Cebu, Phil. Ba cây súng nước (hình như quà của một thằng Mỹ nào đó), những thank you letters dán đầy tường... Bạn làm việc khuya, in như mãi tới hai giờ sáng bạn mới đi ngủ. Tôi rã rời nhiều khi giấc ngủ chịu chạo thả vào khuya những cơn ho, dòm thấy bạn vẫn còn đang lẩn mẩn bên bàn làm việc. Thì chắc chỉ có những người trẻ freelance như vầy mới đủ nhiệt thành và kiên nhẫn để đón bạn từ khắp mọi phương xa như thế này!
Sáng hôm sau, tôi thức dậy. Dĩ nhiên là dậy trễ. Bạn hỏi ngủ có ngon không? Tôi nói không? Ho dữ quá, tôi bệnh rồi! Tôi nói với bạn là tôi sẽ đổi lại vé máy bay, phải tranh thủ vì bên Cebupacific họ chỉ cho đổi vé trước 48 giờ trước giờ bay thôi! Coi như tôi dùng những giờ phút cuối cùng, không quan tâm tới giá vé nữa, dùng thẻ tín dụng nên không biết nó trừ tài khoản của mình hết bao nhiêu! Đổi một chiều về, check giá vé thì cũng bằng với mua lại một vé mới. Mà kiểu gì thì kiểu cũng đều mắc hơn giá vé khứ hồi tôi mua đợt trước. Đi phượt bụi, đi một mình nhiều khi vậy, kế hoạch thay đổi xoành xoạch, không theo một thứ tự nào! Cũng may tôi đem theo thẻ tín dụng nên đợt này thay đổi vé máy bay kịp (mất toi gần 2 triệu đồng, trong khi vé khứ hồi mua đợt trước khoảng hơn 1,5 triệu cho chặng Manila - Cebu).
Có rất nhiều thứ cần phải chuẩn bị cho chuyến đi cứu trợ ngày mai! Junior dắt tôi đi một vòng Cebu downtown, đặng mua vé tàu cho cả nhóm gồm 9 người. Ngoài ra, nhiệm vụ của chúng tôi còn bao gồm cả việc mua 10.000 gói mì tôm và mua những cái bao túi đặng bỏ hàng cứu trợ vô nhằm ngụy trang, sợ bưng hê ra tình hình bất ổn dân tình bay vô cướp thì nguy hiểm. Cần nhắc lại là một tháng trước đó, Cebu vừa mới trải qua một trận động đất, khu vực động đất nằm ngay khu trung tâm của khu downtown. Chúng tôi bắt jeepney vô thành phố, chỉ mất khoảng chừng mười phút. Ôi Jeepney, Jeepney, nhắc đến Philippines là nhắc đến Jeepney. Tôi không chắc rằng mình có yêu thích loại phương tiện giao thông này hay không, nhưng về mặt tình cảm, thật sự rằng Jeepney dễ làm cho con người ta xích lại gần nhau hơn tuk tuk, hơn cả xe bus, xe ôm của Việt Nam mình! Sẽ không có phụ lái, tài xế jeepney chỉ việc dừng xe lại theo trạm, đón khách và chạy. Không có việc đòi tiền, không có cảnh trốn vé. Người đi xe tự động trả tiền cho tài xế, có thể ngay lúc lên xe, có thể ở giữa cuộc hành trình, nhưng kiểu gì thì, tất cả đều tự giác. Tôi rất thích cảm giác chuyền tay nhau những đồng cắc lẻ để trả tiền phí, rất rẻ, khoảng chừng 8 peso cho mỗi lượt lên xuống, không có xé vé, những người ngồi sau xe nhờ người ngồi gần tài xế đưa giúp họ những đồng peso. Một sự tự giác và thân thiện đáng nể. Jeepney ngồi tù túng lắm, nhưng cái tình của những người ngồi Jeepney thì quả thiệt là không thể quên!
Jeepney dừng chúng tôi lại ở lưng chừng khu downtown, ở đó, chúng tôi đi bộ ra cảng. Cảng Cebu tính ra không lớn lắm, kiểu như cảng Sài Gòn, nhưng khác ở chỗ, từ Cebu có khá nhiều chuyến tàu đi các tỉnh ở miền Trung của Phil. Do là quốc gia có nhiều đảo, nên việc đi lại giữa các tỉnh, thành phố, ngoài phương tiện là máy bay, thì tàu thuyền là phương tiện đi lại chính. Có rất đông người xếp hàng chờ mua vé! Tôi không rành về địa lý của Cebu cho lắm nên chắc do tâm trạng của mình là đang chuẩn bị đi vào vùng bão lũ Leyte, thành ra dòm mặt người nào cũng đều tâm trạng, đều nặng trĩu lo âu trước cơn đại biến của dân tộc mình! Ở đó, chúng tôi xếp hàng hơn một giờ đồng hồ mới mua được vé. Vé tàu đi từ Cebu đến Ormoc là 620 peso, do hết vé hạng economic rồi nên cả bọn đành ngậm ngùi mua vé hạng tourist 01, mắc chảy cả mỡ.
Chặng về, tôi và Junior đi rảo khắp các siêu thị ở khu trung tâm của Cebu, để mua mì gói. Không khí của ngày thứ sáu thật sự rất náo nhiệt! Tôi không hiểu sao nữa, nhưng đi đâu cũng thấy người, người túa ra từ các khu mua sắm, người qua đường rộn rã những bước chân. Người ta đi khắp các nẻo đường, người ta ôm những thùng hàng vội vã trở về nhà. Có những đứa trẻ ăn xin nằm cù bơ cù bất ở những ngã tư đường, và không thiếu những người vô gia cư nằm vạ vật bạ đâu ngủ đó trên những góc phố cũ kỹ rệu màu thời gian của Cebu. Tôi bị gãy chân, mới vừa hồi phục, nhưng đông người quá nên sợ bị lạc, lúc đi bộ thì trong khi Junior đi khoan thai từ tốn thì tôi toàn phải chạy, níu áo bạn bởi vì tốc độ đi của tôi chậm lắm, sợ không kịp!
Và cái cảm giác thật sự kinh hoàng khi mà bước chân vào khu thực phẩm ở các quầy hàng trong siêu thị, chúng tôi đi qua khoảng hơn một chục cái, nhưng khu nào cũng đông như kiến. Mì gói thì hết, có quầy hàng sạch bóng luôn! Có quầy còn lác đác một vài nhãn hiệu mì, phần lớn là mắc. Giá cả ở Cebu nói riêng và Phil nói chung tôi thấy cũng tàm tạm, không quá đắt đỏ, đủ xài, đủ để một người Việt thuộc hàng bình dân như tôi nếu có cơ hội qua đó sinh sống, chắc cũng tồn tại được. Mì gói giá bèo thì có giá khoảng 6.5 peso. Chúng tôi lùng suốt dọc dài những dãy phố. Ở đó, có rất nhiều khu trung tâm mua sắm và siêu thị! Siêu thị thì cũng y chang Việt Nam mình, cũng những quầy hàng, những counter thanh toán xếp dọc dài những người và người. Sáu giờ chiều có tiếng chuông điểm, và cả không gian cùng lặng im, tất cả mọi người dù đang làm gì, cũng đều dừng lại. Không cần phải hỏi bạn đồng hành, cũng biết rằng mọi người đang cầu nguyện! Đây là nghi thức mỗi ngày của đạo Chúa ở Cebu, diễn ra tại tất cả những nơi công cộng! Cảm giác xoay vần đủ để tôi bất ngờ và vỡ ra vì thích thú. Cần lắm chớ những giây phút cộng đồng như thế này, dù là ai, đang ở đâu và làm gì, sống chậm, theo một ý nghĩa tích cực nào đó cũng đều dễ dàng làm cho con người ta dừng lại và tạm quên đi những tất bật của đời thường.
Chạy đua ở Cebu. Tôi nghĩ rằng mình đang trong một cuộc chạy đua chớ không phải giỡn. Ở cuộc đua đó, có tôi và Junior phải lất bất xang bang lục hết hơn mười cái siêu thị đặng mua cho được 10.000 gói mì. Và khi mà mua được rồi phải bưng ra đi taxi trở về nhà. Lúc bình thường thì không nói, nhưng khi mà con người cảm thấy không an toàn, nhu cầu tích trữ lương thực thực phẩm bắt đầu ngọ ngoạy, và mình phải đua nhau để giành lấy những phần ít ỏi đó. Cảm giác đó thực sự rất khác. Trên đường về tôi có ghé qua port Sandiego, một khu tường thành kiêm công viên của Cebu, quảng trường nằm cạnh bên cảng, tôi thấy hơi lạc lõng giữa quảng trường rộng lớn này! Hỏi Junior rằng thế mạnh chính của Cebu là gì, bạn nói du lịch. Tôi thắc mắc ủa sao ít thấy dân Tây ba lô quá, mà trông đường phố quán xá ở Cebu cũng cũ kỹ nữa. Bạn nói ờ thì đi ra biển đi, ở đó sẽ có đông du khách hơn. Buổi chiều đi qua khu nhà thờ Lớn, nhà thờ vừa mới bị tàn phá do trận động đất vừa rồi. Rất đông những người già và trẻ nhỏ ùa ra đường bu lấy chúng tôi đặng bán nến. Giống y chang khu nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn. Tôi cười ha ha nói trời ơi tôi đang đi trên đường phố Sài Gòn phải không?
Trở về nhà thì trời cũng nhá nhem tối. Junior mua về hai con gà quay! Lại là thịt, tôi khoái thịt rồi. Tối đó có những người bạn sẽ đi cùng cả nhà đến Ormoc qua để chuẩn bị đóng gói đồ đạc. Chúng tôi có một buổi tối vui vẻ, ngồi bốc từng nắm cơm ăn mà cười hỉ hả trước những câu chuyện của các thành viên. Họ đều trẻ, toàn dân freelance và toàn là dân phượt chính hiệu. Một bữa tối thật vui! Tôi lại phải đi ngủ sớm, thói quen không thể nào bỏ được của một trai văn phòng ngân hàng nhà nước chính hiệu! Có tiếng chuông nhà thờ nào đó đổ giữa thinh không! Mà chắc là tôi nhầm lẫn rồi, đó là tiếng còi hụ của một chiếc xe cấp cứu nào đó. Ở Cebu, âm thanh mà tôi thường xuyên nghe nhất chính là tiếng còi xe cấp cứu. Không phải vì lý do gì, chỉ đơn giản là... Hobbit house gần một cái bệnh viên mà thôi! Ờ mà tôi nói các bạn nghe chưa, nhà của Junior có một cái tên rất dễ thương, Hobbit House.
Và một ngày nữa lại tàn!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét