Là Nê, biết đâu đó của một ngày không xa, sẽ trở lại!
Bữa đó, trước lúc lên đường Út hỏi chị là có liều lĩnh và phí quá hay không cho chuyến đi lần này? Chị nói, thằng bây không chịu để dành tiền có vợ, hoặc tiền đó bây đưa chị, mua sữa cho con còn có lý hơn. Tóc chị ba dài, tóc đứa cháu nhỏ cũng dài, hai má con ngồi chải tóc cho nhau trong ánh chiều chập chợn mặt người. tiếng đứa cháu hòa theo tiếng muỗi kêu, tiếng của đồng quê gốc rạ nghe mắc cưng dễ sợ: Cậu út đi chơi nhớ mua quà cho con với nghen nghen! (Có bận anh đi, lúc về giả bộ lấy cho nó cái khăn giấy ướt, thứ mùi thơm thơm rẻ tiền mắc ngấy mà mấy cái xe tốc hành chất lượng cao chạy ba trầy ba trật hay phát, vậy mà nó mê quên trời quên đất, giữ khư khư. Con nít là vậy, suy nghĩ giản đơn, dễ giận dễ hờn nhưng dễ dụ. Vẫn là con nít là sướng nhất!)
Bụng của út thì nói, út còn trẻ mờ. Út phải đi thôi, đã đặt vé rồi thì kiểu gì út cũng phải đi cho tới bến. Tính út nào giờ là như thế, nên cha má cũng không cản được. Chị ba thân nhất trong nhà, cunggx không cản. Kiểu như bây còn trẻ, bây tự làm và tự chịu trách nhiệm với cuộc đời của mình. Dễ dàng quá bây không chịu, khó khăn quá thì bây thở than. Tuổi trẻ của bây đâu thể cột hoài, ràng ghịt hoài với mấy cái bờ mương mỗi năm dăm ba bận nạo đất đắp bờ, với cây me gốc khế sau nhà cho đặng. Nói chớ cha má lớn tuổi thì hay chép miệng, kiểu sao thằng mày đi hoài, lỡ có chuyện gì, ông bà già sống sao cho nổi. Út đi từ lúc bụi bông trang cha bứng về trồng trước hàng hiên còn lấp xấp tới bắp vế cho tới bây giờ bụi bông trang cao lút ngọn sào, bữa chạp ngứa mắt ngứa tay cha xách rựa ra đốn giờ trơ cái gốc đen xập xì dòm phát tội. Thế mà út vẫn chưa có chịu về.
Bận này thì út đi dãy Nê. Dãy này thì xa, xa cái thẻo đất miệt vườn nhà út tới tận năm ba mùa phóng lúa, xa đâu tận mấy mươi cao ớt trúng giá được mùa, bằng dăm bảy cao thuốc lá lá người ta trồng mà không bị cuốn lá, xoăn hình bắp cải… Út đi gọn hơ, nói đi là sắp xải của nả đi cái rột. Dãy Nê là nơi phát tích của đạo Phật mà. Út nói chớ đận này mình đi về với Phật, duyên tới là út đi, đi và sẽ trở về. Út tin vào cái duyên lắm, như cái duyên giúp mình sinh ra và lớn lên ở đây, cái duyên đưa út đi tới những vùng đất khác, duyên gặp gỡ và tao ngộ những con người kỳ lạ. Út gom hết tiền cắc ca
cắc củm từ bấy hổm rày, dồn vô mua vé đi Nê vào một ngày cuối năm con Ngựa.
Tháng tận năm tàn và đông qua và xuân tới. Út cắm sào bứt cái mặt mình ra khỏi bờ giậu giêng hai vào một buổi sang mùa xuân gió thổi chớm chớm má. Bữa đó út bưng theo có vài tấm hình, chụp kiểu ảnh bốn sáu, đặng qua Nê làm giấy thông hành. Út nhớ, cái bữa đi chụp ảnh, ở cái hiệu ảnh xưa lơ xưa lắc nằm ở đường Tám, hiệu này lâu lắm rồi, mần ăn cũng được nên song lâu, thì đời mà, ăn xổi ở thì mần ăn chụp giựt lâu ngày dài tháng cũng rung cuốn. Chỉ có uy tín chat lượng cao thì được người ta tin tưởng, xài hoài, mua hoài. Út xớ rớ xỏ vô cái áo sơ mi, dưới là cái quần đùi dòm mắc cười muốn xỉu. Chụp choẹt một hai phát xong rồi ra bang ghế ngồi chờ, vói đầu vô trong nói cha nội kỹ thuật viên có chỉnh sửa thì đừng có làm lố quá nghen, xóa mụn căng da chỉnh sang tối nọ kia chớ đừng xóa mục ruồi, đừng them này them nọ chút ra đẹp rực rỡ mà hổng giống tui cái chỗ nào hết là tui hổng trả tiền à! Nói chuyện kiểu đâm bang, cà rỡn cà giựt thì út giỏi lắm. Hình chụp xong rồi út điếc ngơ điếc ngắc, ủa ủa cũng lâu lắm thiệt lâu rồi không còn dòm thấy được cái khuôn mặt nghiêm nghị này. Chắc tại hay cười hay giỡn riết đâm ra quên mất gương mặt người. Những gương cười giả tạo và phù phiếm, cứ xoay xoay!
Đi Nê thì phải mần cái giấy thông hành. Út thấy nhiều người chê này chê nọ kiểu như cầm cái tờ giấy nhân thân ở cái xứ thiên đường này đi đâu cũng hổng được, nhiều người đâm bất mãn, biểu chớ xứ chi đâu mà đi cái hốc bà tó nào cũng bị người ta dòm lom lom, mắc ngượng. Út thì khác, mình sinh ra và song ở nơi này, mỗi ngọn cây, cọng cỏ, mùi dầu cù là cho tới bợn giấm chua bỏ vô hũ năm bảy bữa sau chua lè chua lét... đều thân quen và gần gũi cả. Mình phải biết trân quý những thứ mình đang có. Đứng nơi này mà cứ ngó nơi kia, dòm khói mà tưởng tượng nồi cơm bên phía bờ giậu bên kia ăn chắc ngon, tới cỏ cây bông lá bờ giậu bên kia cũng bự xự hơn, mướt rượt hơn là hổng có được. Cả đời cha má út sống ở đây, nơi này là nhà, là thương là nhớ nên đi đâu cũng hổng bứt rời ra được. Ai biểu ba má chôn cái cuống rốn lúc út còn đỏ hỏn ở dưới gốc cau, bụi chuối nào ở cái xứ thẻo cà tha này rồi mà.
Bỏ qua hết cái nọ tới cái kia. Út chạy băng băng trên những ngọn gió và chín tầng mây, dòm qua cánh cửa hẹp thấy trời cao đất rộng gió thổi mát rượi. Định cái bụng mở cửa ra cho gió thổi mát mát tóc bay bay, tưởng tượng chắc nụi chỉ cái bụng là hổng dám. Có bận nghe người ta nói dân ở cái xứ gì cũng mũi tẹt và da vàng mà dân thì xấu tính, đi chơi xa cưỡi gió đáp mây mà tẹt nước mũi vô mặt người khác vì... ngứa. Út cười, hay bây giờ người ta bớt tôn trọng những cái thuộc về văn hóa ứng xử đi vì những cơn gió như thế này. Giống như út, thấy gió mát quá muốn bứt bỏ hết những buộc ràng, những lề thói cũ. Hay những chuyện như người ta giành nhau quả phết cầu may bữa hội làng, người ta tranh nhau quết tiền vô máu con heo vừa được phân thây tứ mã chém ngay đơ thẳng đuộc giữa sân làng rồi tha hồ mừng rỡ vì ... lộc, người ta có thể dễ dàng dùng bạo lực để giải quyết những mâu thuẫn lặt vặt kiểu như dòm hổng ưng con mắt thì hốt nhau thôi. Chắc tại gió, mát quá đã quá nên dễ quên trời quên đất, giống út, bữa sáng đi Nê.
Máy bay ngừng lại lưng chừng đồi cọ. Út có biết gì đâu, người ta chở qua tới đồi cọ, ngưng lại ở đó, nói chờ dãy Nê mở cửa trở lại, mới làm giấy thông hành đi tiếp được. Lân la hỏi hỏi kiểu như ủa sao kỳ vậy? Tui có tội tình chi đâu mà tự nhiên lại đóng cửa dãy Nê làm ảnh hưởng đến tui? Trời ơi quê tui còn nghèo nghèo lắm, tui phải chắt mót mấy vụ lúa, mấy sào thuốc lá, dăm bảy mươi cao ớt trúng mùa mới đủ tiền cỡi mây và đạp gió tới đây được. Việc ở nhà đâu phải nói bỏ xuống là bỏ được đâu, đi được đã khó, lại đi có dăm bảy ngày (vì sợ, lúc bận về lỡ ông thời tiết hổng thương đổ trận mưa rào, làm cho lúa nhảy xổ đồng, làm thuốc lá co vòi xoắn bắp cải, ớt rụng cuống đỏ oặt cả đồng thì chắc út trắng phơi. Mà ngộ, đó rày ông thời tiết cứ hổng thương hoài, xoay qua đổi lại chóng hết cả mặt, không đoán trước được nên người dân xứ của Út, đã nghèo lại càng nghèo hơn!). Nên bữa đầu tiên ngưng lại ở đồi cọ, Út mới đầu còn sợ sợ, sau rồi hớn hở, ý da đi tới đất Nê chớ bộ giỡn, biết đâu trúc trắc nho nhỏ này làm cho mình nhớ hoài, hổng có quên được rồi sao. Nguyên bữa đó út đi cà vòng cà vòng. Thấy chỗ này đẹp chỗ kia vui vui chộ nọ hay hay thì ghé, móc cái điện thoài cùi ra chụp lấy chụp để. Lâu lâu mới có dịp được đi ra khỏi lũy tre làng chứ bộ!
Rồi tối đó cũng lục đục nhiều chuyện. Người bị kẹt lại đông, cả ngàn người chớ ít ỏi gì (có người kẹt lại đã ba bữa, không tắm rửa, không chỗ nghỉ chân, toàn lựa chỗ nào có cây cọ to to, chụm lưng lại, ngáp xong lại ngủ, ròng rã mệt mỏi suốt ba ngày trường!). Đồi cọ thì lúc quỡn đãi dòm cũng rộng rãi, nhưng lúc có chuyện rồi thì co vòi lại còn có chút ét, nhỏ xíu hổng đủ chỗ nhét kẽ răng, cạp một phát hết trơn. Dân xứ Nê sao toàn là đàn ông thanh niên, những gương mặt người có râu, mắt sâu hoắm như chứa cả một đời người trong đó, tóc xoăn, da ngăm và nặng mùi. Họ tụ tập dưới những gốc cọ, khổ sở và bơ phờ chờ đợi tin tức khi nào thì họ tiếp tục cuộc hành trình. Út thì khác, út hổng có quen với cái không khí cọ dầu này, thế giới nhỏ bé của út thì đậm mùi bùn, là những mái nhà trước cau sau chuối, có bầy vịt lỏm đỏm lội nước, có tiếng con gà trống giữa trưa đạp mái kêu ỏm tỏi, có con chó sủa ma váng cả những giấc đêm... Vậy nên tối đó út đi lân la ra khỏi đồi, tìm một chỗ nghỉ lưng đắt ngang ngửa nửa vụ lúa (cũng may, có quế nhân phù trợ, út hổng phải trả tiền, nửa vụ lúa, còn ở lại với út!). Ngủ một giấc, tỉnh dậy thấy thần thanh và khí sảng. Tâm trạng tốt hơn, đi kiếm thịt gà ăn sáng. Ở cái đồi cọ này, người ta không ăn thịt heo, người ta cũng hổng ăn thịt bò, thịt gà thì được, cá cũng tạm được. Út thì không ăn cá, nhưng ăn thịt gà hoài cũng ớn chớ bộ. Thứ gà công nghiệp thịt bở rẹt, ăn thì cứ ăn thôi, cho qua ngày đoạn tháng. Nhớ thớ thịt gà ở quê mình, gà tơ, không đẻ được nữa thì má nhốt vô sọt, rồi cắt tiết nấu nước sôi, vặt lông, nấu cháo, thịt xé phay, bóp gỏi, thịt ăn dai, nhưng cái ngọt của gà ta thì sâu đậm nhức hết cả răng. Út cứ bần thần, nhớ mấy món nhà quê thơm thảo mà làm động lực chống đẩy hết những thức ăn ở đồi cọ này! Rồi thì cũng qua, người ta nói ăn để sống, chớ sống để ăn thì nghĩa lý gì!
Chuyện kể rằng có một vụ trật đường băng ở dãy Nê. Không có thiệt hại về người nhưng thiệt hại về mặt xã hội thì chắc hổng đong đếm được, hơn ba mươi ngàn người (có út trong đám nhấp nhô đó) và hàng trăm chuyến bay bị hủy, hoãn. Điều bất ngờ là, phải mất tận hơn năm ngày mà ông chính quyền xứ Nê vẫn chưa giải quyết được vụ khủng hoảng. Nê là miền đất của Phật, có cội bồ đề tương truyền là nơi đất Phật sinh ra, có dãy Hy hùng vĩ hoành tráng và là nóc nhà của thế giới. Phái có duyên và phải thực tâm muốn đến nơi này, thì mới nhấc chân lên mà đi được. Nhiều khi, có tâm như út cũng hổng đến được nữa kìa. Đó là điều mà mãi cho đến khi đặt túi bàng xuống trước hàng hiên, mệt mỏi rã rời sau một quãng hành trình lưng lửng, út đau đớn buồn khổ nhận ra được. Và đó, là chuyện của một ngày sau đó.
Đồi cọ lại tiếp tục nở ra, không phải về diện tích bởi nó có chút chíu à, mà vì người. Ngày mới đến đón nhận thêm nhiều những gương mặt người khác nữa, út dòm thấy họ như thấy mình của ngày hôm trước .Hớn hở khí thế chờ dừng chân rồi làm tiếp nửa sau của cuộc hành trình đến Nê, để rồi thất vọng não nề, thả nỗi buồn rơi khắp đồi cọ. Đồi cọ thì không có lỗi, chỉ là điểm dừng chân. Nhưng biết làm sao được, người ta chỉ đổ lỗi cho những gì rành rành trước mắt chớ ai đâu tỉ mẩn bóc tách những thứ xa xôi hoặc đã là dĩ vãng quá khứ làm chi (như ở quê út, ông trưởng xóm có tội tình gì, chết là hết, từ chức trưởng làng là hết, nhưng khổ cái, ổng có biết từ chức viết ra mần sao đâu?). Nê còn quê hơn ở quê của út, nên ở đó có mỗi một chỗ cất và hạ cánh, đườngbaăng bị trục trặc rồi nên đóng luôn cửa ra vào, nội bất xuất và ngoại bất nhập. Út ở lại đồi cọ ngóng tin đến ngày thứ hai, bước qua ngày thứ ba, út quyết định mua vé trở về. Trong mệt mỏi và thất vọng, út trở về.
Hãy tưởng tượng mình đến nơi trễ, phải mua lại vé mới, sau đó mình đi tới đồi cọ, trạm dừng chân thôi, để chờ đi tiếp đến Nê, thì nhận tin Nê đóng cửa giải quyết sự cố, mình chờ ở đồi cọ một ngày, hai ngày rồi đến ngày thứ ba, mọi nhiệt tình đều bốc hơi đi mất. Mình thì chỉ có bảy ngày, mất hết ba ngày ngồi ở đồi cọ ngắm nước chảy hoa trôi, mùi người thì nóng, mặt người thì quạu, thử hỏi bao nhiêu chờ đợi trôi đi hết. Mình mất trắng ba vụ lúa, mấy mươi cao ớt, dăm ba sào thuốc lá lá vụ xuân. Muốn gỡ gạc thì mình phải bỏ tiền ra đặng mua vé trở về nhà, rồi đâm đơn đi đòi lại một vụ lúa. Là út, là tình huống của út bữa đó. Chỉ nhớ út lang thang ở đồi cọ, tay buông thõng, vai buông thõng, túi bàng nặng thênh thang, cõi lòng tan nát. Chờ đến sáng, út mua vé trở về nhà. Nếu có thể khóc, chắc đã có một phen đồi cọ được tuưới nước rồi. Nhưng ông trời đã định sẵn, út không được khóc, chỉ có thể gượng cười. Ông trời đã định vậy, nước mắt chỉ dành cho kẻ thua cuộc và yếu đuối mà thôi!
Ngày mồng tám tháng ba, ngườit a mua hoa hồng và bánh tặng cho một nửa của cuộc đời. Ngày mồng tám tháng ba có những lời gợi nhắc và hình ảnh về một cuộc đạp mây cưỡi gió từ đồi cọ đi mãi vẫn chưa trở về. Ngày mồng tám tháng ba, có út lôi thôi ôm giỏ trở về lại nhà, ôm trong bụng một rổ lổn nhổn những hối tiếc. Tiếc vì bao công sức bỏ ra đã không đi được đến hết hành trình, tiếc vì mỗi lần dứt bờ lau gốc rạ ra là mỗi lần cực nhưng cuối cùng lại không đi được. Lổn nhổn tiếc kèm theo mệt mỏi vì ba ngày hai đêm kẹt lại ở đồi cọ. Chuyến về út ngủ, gió có mát nắng có rực rỡ dường nào cũng không quan tâm. Phật thì vẫn còn ở đó, trong tâm tưởng, chỉ có một khoảng trống trong lòng chả biết bao giờ mớidđeền vô được. Thì thôi cũng đành là hẹn. Chả biết đến bao giờ.
Như những cơn mộng mị, có thể đánh tỉnh út bất cứ lúc nào, ngay lúc mình đang say nhất. Bữa đó, cũng là lúc mình đang say,thấy đang dậm chân trên nóc nhà thế giới, thấy đang đi những vòng kora quanh cội bồ đề. Cái rồi vía giật mình tỉnh dậy. Tỉnh cơn mê, hụt hẫng cho mãi đến tận bây giờ
Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2015
Mùa thu du ký (6) - Còn bao lâu cho những vàng mười này
Anh thuộc dạng dễ yêu nên nơi nào đi qua anh cũng đãi bôi nơi này nơi đó đẹp lắm. Do vậy mà anh sợ rằng một ngày nào đó, mình sẽ quên Burma mất, vì ai biết được trên bước đường phiêu bạt, anh sẽ gặp sẽ yêu thương và nhung nhớ những miền đất khác nữa, những gương mặt, nụ cười, những hiền hoà đầm sâu khác nữa. Lúc về nhà anh viết vào sổ du ký, sẽ trở lại nơi này. Lúc đó mùa thu đã đi qua, lá vàng héo úa.
Mùa thu luôn dịu dàng, mùa thu luôn bay bổng. Và mùa thu Burma còn mát rượi tắm tưới cho anh những khoảnh khắc thật khó nói thành lời. Anh đi qua mùa thu, với cơn mưa chiều bất chợt ở Bagan, với ánh trăng lăn tăn mặt nước cầu Ubein một tối Mandalay buồn, là Yangon với một bữa mở mắt ra thấy trời sáng, thấy lòng mình nao nao với những dãy phố im lìm hoài cổ. Burma vắt qua mùa thu của lòng anh thật hiền, nhưng sâu đầm quên hổng được.
Chỉ có anh là tiếp tục trôi. Vội vàng.
6. Còn bao lâu cho những vàng mười này?
Với mỗi nơi anh đặt chân đến, anh luôn dành thật nhiều tình cảm, cho con người, cho cảnh vật, những nền văn hoá, những giá trị truyền thống của mảnh đất ấy. Anh luôn mở rộng trái tim mình ra hết thảy, để nhận lại những điều nho nhỏ dễ thương mà cũng thiệt khó quên, rưng rức. Burma bắt đầu bằng bữa trưa Mandalay nóng, mặt nước hồ trôi trong cái nắng mùa thu chênh chao. Buổi chiều đầu tiên ở Mandalay, anh chạy đua theo ánh mặt trời, nhớ lúc chiều buông và mặt nước dưới chân cầu Ubein lặng lờ, trong bóng tối có ánh trăng trời nước Mandalay làm bạn. Anh đến Bagan gấp rãi gọn hơ trong một ngày, chưa đủ để bén người, bén đất, mà tình cảm anh dành cho thành cổ vẫn hết mực đong đầy. Là những ngôi chùa nằm trên những vạt nắng, có cơn mưa chiều bất chợt ghé qua thăm. Nhìn thấy cầu vồng treo trên đầu ngọn tháp, với những cụm đền tháp hiên ngang trăm năm, nghìn năm. Là một đêm ngủ trong thiền viện, giang hồ lang bạt kiểu gì mà nghe tiếng muỗi kêu cũng đau đáu nhớ thương những đồng rạ quê nhà. Và Yangoon của những buổi sáng mát lành, trong trẻo. Một Yangoon với phố xá âm thầm, những dãy nhà cao tầng cũ kỹ đậm nét thuộc địa, đường phố tươi xanh rậm mát bóng cây. Anh đi qua tất cả, và khi về nhà lại thấy nhớ tất cả, bằng một niềm yêu thương khó nói nên lời.
Anh gọi này là những vàng mười. Như cái kiểu dân Burma không kể đàn ông hay đàn bà, đều vận longi đi rầm rầm trên phố. Dân lao động cửu vạn cho tới những ông bà ngồi văn phòng, đều quấn longi, nhai trầu lẻm bẻm, thoa thanaka, thân thiện, hiền hoà dưới ánh sáng của Phật giáo. Những vàng mười ấy thuộc về giá trị văn hoá truyền thống bồi lắp mấy nghìn năm nay của đất nước “không giống với bất cứ vùng đất nào” này. Burma của anh thật sự bình yên và cũ kỹ. Anh thì lại yêu những cái thuộc về cũ kỹ và bình yên ấy.
Nhưng đôi lúc anh lại chấp chới giữa dòng. Như cái kiểu Không tên tóc tém chỉ đường cho anh trên phố. Không tên trẻ măng và tràn trề nhiệt huyết. Cô không thích đất nước này chút nào, dơ bẩn và cũ kỹ. Có dịp đi qua những quốc gia và vùng miền khác, Không tên hiểu rằng qua bao nhiêu năm quay lưng lại với thế giới, thì giờ đây Burma đã hoàn toàn là một quốc gia lạc lõng với những thay đổi của thời đại. Cô muốn thay đổi những cũ kỹ và lạc hậu ấy. Cô không vận longi nhưng vẫn bước đi hoàn toàn tự tin trên phố chợ. Nói điều đó không có nghĩa rằng cô không yêu quê hương của mình. Anh nghĩ, bất cứ một con người có trái tim nào, trên trái đất này, không phân biệt màu da, nước tóc, đều giữ trong lòng mình một niềm yêu thương quê hương xứ sở cả. Nhưng Không tên chỉ là muốn phá bỏ những xiềng xích rào cản làm trì hãm sự phát triển của quê hương đất nước mình. Và để phát triển, buộc phải giẫm lên những giá trị truyền thống văn hoá tự ngàn đời. Điều đó làm cho anh chênh vênh chấp chới, nửa muốn Burma hãy cứ là Burma thôi, đừng chạy theo những giá trị phù phiếm mà đánh mất đi những longi, những vệt trầu phai, những gương mặt thoa thanaka hiền hoà, chân chất. Nhưng một nửa trong anh lại bảo, kiểu gì rồi Burma cũng sẽ thay đổi, phải thay đổi. Đất nước này đã nhiều năm ngủ yên trong giấc mơ thiên lý rồi, nay đã bắt đầu thay da đổi thịt từng ngày từng giờ rồi. Lúc đó thì anh thấy buồn, nghĩ nghĩ cũng may mình đã đặt chân đến Burma khi mà nơi này vẫn còn phần nào chưa bị cuốn theo sự phát triển của những nền văn hoá ngoại lai. Và khi nghỉ chân ở hostel giữa Yangoon đông đúc, anh không thể check in vào facebook, và tin nhắn của anh gửi đến một người quen ở Yangoon mãi mấy tuần sau, lúc anh trở về Việt Nam rồi mới nhận được hồi âm. Nền tảng công nghệ của nơi này vẫn còn chậm phát triển lắm. Nhưng ờ thì ai mà biết được, chuyện thay da đổi thịt đôi khi chỉ trong chớp mắt một cái, là xong. Y chang như người, hôm trước còn ngọt ngào còn đưa đẩy, lúc sau đã trở mặt, bạn thành thù. Lòng người, âm trầm và dễ thay đổi.
Tự thấy mình may mắn. Anh đi Burma trong mùa thu, thấy nắng thu vàng hanh hao, thấy lòng mình nhẹ nhàng. Người Burma vẫn còn hiền hoà và thân thiện lắm. Như mấy món Burma anh ăn ở Bagan, nhìn xù xì xấu xí nhưng hoá ra lại vừa miệng. Sau cơn mưa anh gặp được cầu vồng, giữa đêm khuya lúc nửa đêm về sáng anh được bưng vô chùa, ngủ trệu trạo một đêm nơi cửa thiền viện. Và đôi lúc thấy nhớ Burma, anh tự hỏi còn bao lâu nữa cho những vàng mười đầm sâu trong hồn anh? Câu hỏi thì chả biết bao giờ mới có lời đáp. Có thương, có nhớ, có quan tâm thì mới có lo lắng. Anh thương nên anh nghĩ hơi sâu?
Chỉ có mùa thu là vội vàng. Đến rồi đi tuần hoàn. Như những niềm riêng không ngưng nghỉ. Chỉ có yêu thương là không bao giờ ngưng nghỉ.
Mùa thu luôn dịu dàng, mùa thu luôn bay bổng. Và mùa thu Burma còn mát rượi tắm tưới cho anh những khoảnh khắc thật khó nói thành lời. Anh đi qua mùa thu, với cơn mưa chiều bất chợt ở Bagan, với ánh trăng lăn tăn mặt nước cầu Ubein một tối Mandalay buồn, là Yangon với một bữa mở mắt ra thấy trời sáng, thấy lòng mình nao nao với những dãy phố im lìm hoài cổ. Burma vắt qua mùa thu của lòng anh thật hiền, nhưng sâu đầm quên hổng được.
Chỉ có anh là tiếp tục trôi. Vội vàng.
6. Còn bao lâu cho những vàng mười này?
Với mỗi nơi anh đặt chân đến, anh luôn dành thật nhiều tình cảm, cho con người, cho cảnh vật, những nền văn hoá, những giá trị truyền thống của mảnh đất ấy. Anh luôn mở rộng trái tim mình ra hết thảy, để nhận lại những điều nho nhỏ dễ thương mà cũng thiệt khó quên, rưng rức. Burma bắt đầu bằng bữa trưa Mandalay nóng, mặt nước hồ trôi trong cái nắng mùa thu chênh chao. Buổi chiều đầu tiên ở Mandalay, anh chạy đua theo ánh mặt trời, nhớ lúc chiều buông và mặt nước dưới chân cầu Ubein lặng lờ, trong bóng tối có ánh trăng trời nước Mandalay làm bạn. Anh đến Bagan gấp rãi gọn hơ trong một ngày, chưa đủ để bén người, bén đất, mà tình cảm anh dành cho thành cổ vẫn hết mực đong đầy. Là những ngôi chùa nằm trên những vạt nắng, có cơn mưa chiều bất chợt ghé qua thăm. Nhìn thấy cầu vồng treo trên đầu ngọn tháp, với những cụm đền tháp hiên ngang trăm năm, nghìn năm. Là một đêm ngủ trong thiền viện, giang hồ lang bạt kiểu gì mà nghe tiếng muỗi kêu cũng đau đáu nhớ thương những đồng rạ quê nhà. Và Yangoon của những buổi sáng mát lành, trong trẻo. Một Yangoon với phố xá âm thầm, những dãy nhà cao tầng cũ kỹ đậm nét thuộc địa, đường phố tươi xanh rậm mát bóng cây. Anh đi qua tất cả, và khi về nhà lại thấy nhớ tất cả, bằng một niềm yêu thương khó nói nên lời.
Anh gọi này là những vàng mười. Như cái kiểu dân Burma không kể đàn ông hay đàn bà, đều vận longi đi rầm rầm trên phố. Dân lao động cửu vạn cho tới những ông bà ngồi văn phòng, đều quấn longi, nhai trầu lẻm bẻm, thoa thanaka, thân thiện, hiền hoà dưới ánh sáng của Phật giáo. Những vàng mười ấy thuộc về giá trị văn hoá truyền thống bồi lắp mấy nghìn năm nay của đất nước “không giống với bất cứ vùng đất nào” này. Burma của anh thật sự bình yên và cũ kỹ. Anh thì lại yêu những cái thuộc về cũ kỹ và bình yên ấy.
Nhưng đôi lúc anh lại chấp chới giữa dòng. Như cái kiểu Không tên tóc tém chỉ đường cho anh trên phố. Không tên trẻ măng và tràn trề nhiệt huyết. Cô không thích đất nước này chút nào, dơ bẩn và cũ kỹ. Có dịp đi qua những quốc gia và vùng miền khác, Không tên hiểu rằng qua bao nhiêu năm quay lưng lại với thế giới, thì giờ đây Burma đã hoàn toàn là một quốc gia lạc lõng với những thay đổi của thời đại. Cô muốn thay đổi những cũ kỹ và lạc hậu ấy. Cô không vận longi nhưng vẫn bước đi hoàn toàn tự tin trên phố chợ. Nói điều đó không có nghĩa rằng cô không yêu quê hương của mình. Anh nghĩ, bất cứ một con người có trái tim nào, trên trái đất này, không phân biệt màu da, nước tóc, đều giữ trong lòng mình một niềm yêu thương quê hương xứ sở cả. Nhưng Không tên chỉ là muốn phá bỏ những xiềng xích rào cản làm trì hãm sự phát triển của quê hương đất nước mình. Và để phát triển, buộc phải giẫm lên những giá trị truyền thống văn hoá tự ngàn đời. Điều đó làm cho anh chênh vênh chấp chới, nửa muốn Burma hãy cứ là Burma thôi, đừng chạy theo những giá trị phù phiếm mà đánh mất đi những longi, những vệt trầu phai, những gương mặt thoa thanaka hiền hoà, chân chất. Nhưng một nửa trong anh lại bảo, kiểu gì rồi Burma cũng sẽ thay đổi, phải thay đổi. Đất nước này đã nhiều năm ngủ yên trong giấc mơ thiên lý rồi, nay đã bắt đầu thay da đổi thịt từng ngày từng giờ rồi. Lúc đó thì anh thấy buồn, nghĩ nghĩ cũng may mình đã đặt chân đến Burma khi mà nơi này vẫn còn phần nào chưa bị cuốn theo sự phát triển của những nền văn hoá ngoại lai. Và khi nghỉ chân ở hostel giữa Yangoon đông đúc, anh không thể check in vào facebook, và tin nhắn của anh gửi đến một người quen ở Yangoon mãi mấy tuần sau, lúc anh trở về Việt Nam rồi mới nhận được hồi âm. Nền tảng công nghệ của nơi này vẫn còn chậm phát triển lắm. Nhưng ờ thì ai mà biết được, chuyện thay da đổi thịt đôi khi chỉ trong chớp mắt một cái, là xong. Y chang như người, hôm trước còn ngọt ngào còn đưa đẩy, lúc sau đã trở mặt, bạn thành thù. Lòng người, âm trầm và dễ thay đổi.
Tự thấy mình may mắn. Anh đi Burma trong mùa thu, thấy nắng thu vàng hanh hao, thấy lòng mình nhẹ nhàng. Người Burma vẫn còn hiền hoà và thân thiện lắm. Như mấy món Burma anh ăn ở Bagan, nhìn xù xì xấu xí nhưng hoá ra lại vừa miệng. Sau cơn mưa anh gặp được cầu vồng, giữa đêm khuya lúc nửa đêm về sáng anh được bưng vô chùa, ngủ trệu trạo một đêm nơi cửa thiền viện. Và đôi lúc thấy nhớ Burma, anh tự hỏi còn bao lâu nữa cho những vàng mười đầm sâu trong hồn anh? Câu hỏi thì chả biết bao giờ mới có lời đáp. Có thương, có nhớ, có quan tâm thì mới có lo lắng. Anh thương nên anh nghĩ hơi sâu?
Chỉ có mùa thu là vội vàng. Đến rồi đi tuần hoàn. Như những niềm riêng không ngưng nghỉ. Chỉ có yêu thương là không bao giờ ngưng nghỉ.
VÔ TÌNH
27 tết, sáng sớm má lôi đầu dậy, biểu thằng con gỡ mùng ra cho má đi giặt. Trời lạnh cong, quắn quéo thế nào rồi hai má con cũng ngồi im re coi Chào buổi sáng trên đài vê một. Rồi má đi gỡ đồ trong máy giặt ra, con bắt đầu nghe kiến cắn bụng nên lục nồi cơm nguội lạnh ngắt chan nước mắt ăn ngon lành. Cha về. Má đi mua bánh canh chay, hơn hai chục n...ăm cha và má ăn chay rồi, lúc hồi thằng con còn lẫm chẫm, thành thử ra thằng con lớn lên ăn bầu, mướp, bí, khổ qua... còn rành hơn ăn thịt ăn cá. Rồi cha với má ăn sáng, con trai thì lại nằm vùi ngủ vùi, 27 tết mờ, tết mờ nên ngủ thay cho những ngày cuối năm hối hả và bận rộn.
Lúc trời hửng nắng, bước ra sân thấy hai ông bà già đang cuốc cỏ, đám cỏ rệu rã buồn hiu lâu không bám hơi người, đời cỏ những phút cuối cùng, vừa may, còn được tay người sưởi ấm. Cha chặt luôn bụi bông trang - hồi trồng, má nói để có cái ngày chay cắt vô cặm bình bông ông Táo - mà bàn thờ nhà có bao giờ thiếu bôg chưng đâu, nên bụi bông trang mọc ơ hờ, sáng nay ứ hự, bị cha đốn đi không thương tiếc. Cây mai còi, mới lối mười lăm, qua rằm đã bị má lôi ra tuốt lá, nay lọc non lú nhú, nụ nở thè lè, dòm thấy mùa xuân tuốt luốt phía cửa xa. Chưa mua cúc vội, vì năm nay có ba mươi, giao thừa ngày ba mươi, nên cũng có thời gian đặng dọn dẹp, chưa vội.
Thằng con sắp sải bận đồ, đóng vó nói con đi lên đây xí, rồi về. Bóng nắng xéo xiên trên bề mặt cỏ, đường quê thênh thang, chuyện nhà còn dang dở. Bóng má bóng cha liu xiu bóng nắng, mái tóc phất phơ bạc hết cả ngày mới tết đến xuân về. Thằng con hí hửng chạy đi. Sau lưng không còn là nắng, trọ trẹ những khói. Vô tình, chuyện nhà cửa chưa xong, hay ho chi quản chuyện đời người và thiên hạ.
Trưa đổ bóng. Thằng con trai về. Đói bụng, lục cơm. Nhai trệu trạo, chê sao mấy cái củ cải nhai nhách má. Má nằm ngủ, giấc ngủ vật vờ, nói mệt quá, sáng cha với má dọn mệt, mấy thứ đồ chua với muối sẵn đó thì ăn đi, không làm đồ ăn nổi. Rồi má nằm ra ngủ. Từ bận cha đi ngồi tộc rồi, nhà trước nhà sau lủi thủi lui thui mình ên má. Ngày tận năm tàn cha tạt qua nhà rồi đi, hỏi cha đâu má nói cha mày chạy lên Ban đại diện, chắc mơi mới về. Tóc má dài, mấy sợi phơi mình trên bệ rửa mặt. Thằng con rửa tay, lấy lược chải đầu, gỡ mấy cọng tóc rồi, óng ánh bạc màu. Tóc mẹ thì đã phai màu. Thấy tự nhiên sao sáng nay không ở nhà làm phụ cha với má. Nhổ cỏ cũng được, quét giáng nhện cũng được, bưng mùng mền ra sân phơi, đem bình bông ra súc, lấy giấy báo lau cửa kiếng, tưới mấy chậu bông giấy cả ngàn năm không được tắm rửa... Hay đơn giản, là ở cạnh cha với má. Năm tận tháng tàn, thử hỏi còn bao năm nữa với những bóng nắng liêu xiêu này. Cây cao và bóng cả.
Đâu chỉ có nắng gió mây mưa thời gian cỏ cây là vô tình.
Ngay chỗ này cũng có nguyên một thằng con còn vô tình hơn gấp bội nữa nè. Cao xanh ngó xuống mà coi.
Lúc trời hửng nắng, bước ra sân thấy hai ông bà già đang cuốc cỏ, đám cỏ rệu rã buồn hiu lâu không bám hơi người, đời cỏ những phút cuối cùng, vừa may, còn được tay người sưởi ấm. Cha chặt luôn bụi bông trang - hồi trồng, má nói để có cái ngày chay cắt vô cặm bình bông ông Táo - mà bàn thờ nhà có bao giờ thiếu bôg chưng đâu, nên bụi bông trang mọc ơ hờ, sáng nay ứ hự, bị cha đốn đi không thương tiếc. Cây mai còi, mới lối mười lăm, qua rằm đã bị má lôi ra tuốt lá, nay lọc non lú nhú, nụ nở thè lè, dòm thấy mùa xuân tuốt luốt phía cửa xa. Chưa mua cúc vội, vì năm nay có ba mươi, giao thừa ngày ba mươi, nên cũng có thời gian đặng dọn dẹp, chưa vội.
Thằng con sắp sải bận đồ, đóng vó nói con đi lên đây xí, rồi về. Bóng nắng xéo xiên trên bề mặt cỏ, đường quê thênh thang, chuyện nhà còn dang dở. Bóng má bóng cha liu xiu bóng nắng, mái tóc phất phơ bạc hết cả ngày mới tết đến xuân về. Thằng con hí hửng chạy đi. Sau lưng không còn là nắng, trọ trẹ những khói. Vô tình, chuyện nhà cửa chưa xong, hay ho chi quản chuyện đời người và thiên hạ.
Trưa đổ bóng. Thằng con trai về. Đói bụng, lục cơm. Nhai trệu trạo, chê sao mấy cái củ cải nhai nhách má. Má nằm ngủ, giấc ngủ vật vờ, nói mệt quá, sáng cha với má dọn mệt, mấy thứ đồ chua với muối sẵn đó thì ăn đi, không làm đồ ăn nổi. Rồi má nằm ra ngủ. Từ bận cha đi ngồi tộc rồi, nhà trước nhà sau lủi thủi lui thui mình ên má. Ngày tận năm tàn cha tạt qua nhà rồi đi, hỏi cha đâu má nói cha mày chạy lên Ban đại diện, chắc mơi mới về. Tóc má dài, mấy sợi phơi mình trên bệ rửa mặt. Thằng con rửa tay, lấy lược chải đầu, gỡ mấy cọng tóc rồi, óng ánh bạc màu. Tóc mẹ thì đã phai màu. Thấy tự nhiên sao sáng nay không ở nhà làm phụ cha với má. Nhổ cỏ cũng được, quét giáng nhện cũng được, bưng mùng mền ra sân phơi, đem bình bông ra súc, lấy giấy báo lau cửa kiếng, tưới mấy chậu bông giấy cả ngàn năm không được tắm rửa... Hay đơn giản, là ở cạnh cha với má. Năm tận tháng tàn, thử hỏi còn bao năm nữa với những bóng nắng liêu xiêu này. Cây cao và bóng cả.
Đâu chỉ có nắng gió mây mưa thời gian cỏ cây là vô tình.
Ngay chỗ này cũng có nguyên một thằng con còn vô tình hơn gấp bội nữa nè. Cao xanh ngó xuống mà coi.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)