Em
mặc một miniskirt, mang giày cao gót khoảng chừng năm phân. Tóc em thả,
tóc đen nhuộm loe hoe màu. Tay em hững hờ treo cái túi xách, buổi sáng
Malate trong siêu thị 7eleven, tôi đang dò bản đồ tìm phụ các chị Hà Nội
hostel ở khu Makati! Em quay qua, hỏi các anh chị cũng ở Việt Nam qua
à! Cả bọn cùng cười, nụ cười nhiều khi hay lắm, không cần lời nói, cũng
chỉ nụ cười thôi cũng đủ để người nhận ra nhau!
2. Gửi cho em một nụ cười - Gặp cô gái Việt Nam ở Malate
Máy bay đáp xuống Terminal 3 là hơn bốn giờ sáng. Quãng đường di chuyển
dài hơn hai tiếng đủ để tôi chợp mắt được một xí, nhưng mà ho nhiều
quá, lại sợ phiền người kế bên nên mắc ho cũng gắng mà kiềm lại thành
thử ra, coi như cả một đêm dài không ngủ. Xuống sân bay rồi thì người
cũng bơ phờ. Bình minh ló dạng thật rạng ngời ở phía đằng Đông. Chào
Manila, chào một vùng đất mới!
Trong lúc chờ làm thủ tục thông
quan, kịp để làm quen với hai chị gái người Hà Nội! Hai chị là đồng
nghiệp của nhau, cũng dân ngân hàng. Một chị đang làm việc ở Tàu, một
chị làm ở Nội! Hai chị ghép cặp với nhau, líu lo xíu xô. Gặp nhau cũng
là cái duyên, chị hỏi tôi đi đâu, tôi nói chiều này em bay đi Cebu, sáng
nay cũng chưa có kế hoạch gì, hổng biết khu Intramorous có đủ gần để
làm một chuyến city tour thành cổ hay không? Chị nói trời ơi ngoài Cebu
đang bão kinh khủng lắm, thôi em trai đừng mạo hiểm nữa, có muốn ghép
chung với tụi chị hay không? CHị định đi núi lửa trekking và đi Sagada
đấy. Nhưng chị có tới tận mười ngày lận, tôi chỉ có mỗi bốn ngày cho một
hành trình bụi phủi. Ghép đoàn chung như thế này rồi liệu tôi sẽ đi
được đến đâu? Ngày vui liệu có tày gang hay không?
Ngày mới đến
bắt đầu bằng việc đón taxi vô khu Malate. Tôi cũng đã nhanh chóng thay
đổi quyết định của mình rồi. Tôi sẽ ghép đoàn cũng hai chị gái! Thì
không đi được đảo Cebu thì chuyển qua đi trekking, đi coi ruộng bậc
thang cũng được. Kế hoạch thay đổi, thì cũng đã quyết định rồi nên tôi
không lăn tăn nữa, lăn xả ra trước cửa vào sân bay hỏi taxi. Hỏi đường
vô Malate các bác tài xế hét lên tới 800peso. Sợ quá, cả nhà cùng nhau
leo lại lên lầu ba, ở đó tôi dội đạn trước một quang cảnh Manila "hổng
có gì khác với Sài Gòn hết ráo". Cũng nhà cửa nhấp nhô, lô xô và lộn
xộn. Một ngày mới bắt đầu với một chiếc taxi tải vào thành phố. Trả 250
peso cộng thêm 20peso phí cầu đường, khoảng 20 phút sau cả nhà đã đến
được Malate.
Không phải mùa du lịch nhưng chả hểu sao đi vòng
vòng khu Malate tất cả các hostel, khách sạn đều đã hết phòng, nếu còn
thì toàn phòng deluxe với giá đội lên đến cả triệu. Mấy chị em tay xách
nách mang đi tới đi lui, chân lại đau nhưng ẫn phải cố gắng. Malate kiểu
như là một khu trung tâm cũ của Manila, ở Sài Gòn thì chắc giống khu
Bình Thạnh, Phú Nhuận. Trung tâm mới giờ chủ yếu tập trung ở Makati, khu
đó đẹp, sạch hơn. Ở Malate, đi dạo một vòng, vào buổi sáng sớm vẫn kịp
để tôi thấy những gương mặt đen đen bẩn bẩn ngủ dưới trời lạnh lẽo,
những đứa trẻ vô gia cư sau những mái hiên vừa tỉnh dậy, các cô gái ăn
sương - chắc là vừa xong một ngày làm việc (Malate tập trung nhiều KTV,
nhiều doll club, giống Pattaya ấy). Và Malate trong buổi sớm mai hiện
lên vừa dơ vừa bẩn vì nhân viên vệ sinh chưa kịp đi dọn dẹp, rác vứt bừa
ở những ngã ba, ngã tư! Jeepney chạy đầy đường không đủ để xua đi cảm
giác lạc lõng của một tôi đang bắt đầu chán nản với Manila rồi!
Đi một vòng Malate mà cuối cùng vẫn chưa tìm được hostel, thế là vừa
đói, vừa khát tấp vô một siêu thị 7-eleven để kiếm cái gì đó bỏ vô bụng.
Thì cũng là hambuger với nem chả hai chị bưng theo từ Việt Nam sang
(con gái đi bụi có khác, chuẩn bị các thứ chứ không như đực rựa này!).
Líu ríu nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt, dò bản đồ đặng tìm đường ra
khu Makati, hy vọng ở đó sẽ tìm được hostel nào đó giá ngon hơn một xí!
Và ở đó chúng tôi đã gặp em, một cô gái Việt Nam, một cô gái
miền Nam có giọng nói ngọt lịm! Em hỏi ủa các anh chị cũng ở Việt Nam
sang hả? Qua đây đi du lịch hay sao ạ? Em ở Ninh, ở cửa 5 chợ Hoa. Em
qua đây cũng hơn sáu tháng rồi, em qua đây đi mần, em làm ở sòng bài gần
đây nè. Ở đây em buồn lắm, hổng có gặp dân Việt Nam nên gặp các anh chị
em mừng. Rồi em nhiệt tình chỉ chúng tôi đi tìm khách sạn, em nhiệt
tình quá nhiều khi khiến cho chúng tôi ngại! Bởi dân đi bụi mờ, nhiều
khi thấy người ta nhiệt tình quá đâm ra chợn. Tôi hỏi thế tết này em có
về quê không? Nhà em gần nhà tôi đó, tôi cũng dân Ninh mà! Em nói cũng
hổng biết nữa, tết mờ, casino họ hổng cho nghỉ nhiều, ngày lễ tết dân đi
đánh bài đông, mần sao mà nghỉ cho được!
Em làm ca đêm, đó là
lúc em vừa tan ca. Giọng nói của em ngọt ngào quá! Em giúp chúng tôi
cũng thiệt nhiệt tình! Nghe cái cách em nói, điệu em cười thấy ấm áp
quá! Lâu lắm rồi em mới nghe trực tiếp giọng nói nười Việt Nam mình! Sao
mà thương, mà yêu đến vậy! Malate nắng sáng cũng vừa lên! Cảm ơn em và
gửi lại em một nụ cười. Chúng tôi bắt taxi đi vào Intramorous, chúc em
may mắn và sớm được trở lại thăm nhà! Taxi đi rồi tôi mới chợt nhớ ra,
quên hỏi tên của em mất tiêu rồi!
Bạt
Phil 1
Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013
Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013
Phil của ngày bão nổi (1)
Để
rồi bây giờ ngồi trong nhà cũng thấy sợ! Những nỗi sợ không thể đong
đếm được bằng tên, bằng không gian, bằng thời gian (giống như má, sắp
đến tết lại nhắc con cái đừng làm cái này đừng làm cái kia, bộ qua năm
mới, con được khoẻ re liều hở má?). Ăn
một trái nho cũng hổng biết có phải nho Trung Quốc hay không? Cầm bộ đồ
chơi con nít lên sợ có chất chì làm ảnh hưởng đến cháu nhỏ! Coi ti vi
nhiều quá thấy những chương trình này rồi làm thế nào mà tụi em nó phát
triển được, toàn gào với rú với tụi trẻ trâu thấy thần tượng nói ngôn
ngữ từ một quốc gia nào đó xa xôi ghé qua mà khóc còn hơn là mẹ cha sinh
ra mình mất! Và còn nhiều thứ khác giống như vì một ánh nhìn thôi bạn
sinh viên trưởng lớp bị đâm gục ngay trên ghế giảng đường đại học! Và
con trẻ được đưa đến trường thì tưởng đâu là an toàn nhất cũng lại bị
thầy cô cho ăn những bữa ăn thiếu chất, để được hưởng chiết khấu, để có
tiền!
(Trích những nỗi lo sợ số 3, chữ của Tồn Phan)
1. Những nỗi lo sợ:
Nhà tôi ở Ninh, một thị trấn nhỏ nằm lờn tơn giữa đường quốc lộ nối với Sài và dọc dài qua biên giới nước bạn Cam. Ở đó có tôi mỗi ngày mài đũng quần trên ghế xoay của một ngân hàng nhà nước. Cuộc sống của một người trẻ nhiều khi thấy bức bối và quạnh hiu ghê ghớm khi phải đếm ngày bằng những gương mặt cười. Đi bụi một mình, tự nhiên trở thành một thói quen sủi tăm vào trong tâm khảm! Trước ngày lên đường một ngày, cuối cùng tôi cũng xin được phép! Giấu gia đình rằng con sẽ đi Sing, giấu cơ quan bằng một chuyến đi miền Tây sông nước nào đó. Chiều ngày 14 vừa làm việc xong, nhịn ăn tối để nháo nhào bưng đồ và chạy! Quãng dài từ Ninh lên Sài 120 cây số đo bằng từng trận ho như có con sâu nào đang phá nát cuống họng. 7 giờ có mặt tại sân bay để tiễn người chị đi Thái. Vẫn ho và vì đi bộ quá nhanh nên cái chân vừa gãy xong lại bắt đầu đau trở lại rồi! Gọi cho thằng bạn thân (đi nhiều, quen nhiều, gặp nhiều nhưng bạn thân thì nào giờ chỉ có một, đời nhiều khi với tôi nó đau vậy!). Nói mày ơi tao chuẩn bị ra sân bay, đi Phil, có gì mày mua giùm tao mấy phần thuốc, ho, viêm họng héng, tao bận quá nên không ghé tiệm thuốc tây mua được. Bạn ừ, cười hề hề nói mày kiếm cái gì đó nhét vô bụng đi! Lúc sau bạn vô, dòm thấy bạn thấy tội nghiệp, ốm nhom! Đưa cho bịch thuốc, nó nói mày đi đợt này mà có gì xảy ra tao cũng hổng có bất ngờ lắm, bên đó đang bất ổn thấy bà! Tôi cười, ờ, thì mày biết tính tao mà, ngang tàng đời trai sóng biển! Ngồi cà phê sân bay một chút rồi bạn về, mình ên tôi ở lại! Những lời khuyên huỷ chuyến đi xích lại, quyến luyến từng bước chân! Những nỗi lo sợ, khi chỉ còn có một mình ở sân bay lúc trời chuyển dần về sáng ôm ấp vỗ về. Đến giờ phút này rồi, hổng lẽ còn bối rối lợn cợn gì nữa giữa ở và đi! Đúng 12 giờ đêm, vẫn có một mình ên, tôi bay!
Trước khi đặt vé máy bay, thì sợ! Bởi đọc những tâm sự sẻ chia nỉ non của bạn bè mười tám phương chín mươi hướng trên khắp các mặt trận, diễn đàn. Rằng Phil không được an toàn cho lắm, cánh taxi, jeepney họ mần ăn mà còn lận theo dao lam (đặng cứa cổ khách hàng, khổ!). Rằng biển đảo Phil đẹp lắm, nhưng tôi hổng biết bơi, chuồn chuồn cắn rốn từ nhỏ tới lớn chòng ngòng như bây giờ cũng vẫn chưa biết đạp nước mà nổi lên với thiên hạ, nên thấy biển thì cũng ù ù cạc cạc, tựa như dòm một cô gái đẹp từ chân, mông, hông, má mà hổng chạm vô được nên cụt hứng. Và đi một mình, couchsurfing nên cũng sợ bởi niềm tin thời buổi giờ là thứ xa xỉ, đâu có ai cho không ai cái gì mà không cầu nhận lại được đâu (dù dĩ nhiên, đã surfing rồi và thiệt may là không gặp tổn thất gì hết ráo!).
Nhưng đặt vé máy bay xong rồi (đi tháng 11, đặt vé đâu quãng tháng tám, sau khi đi Malay hửi khói về là hứng lên múc tiếp!) thì cũng đâu có nghĩa là hết sợ! Thì cũng bởi do công ăn chuyện mần, mới đầu định đi tháng 12, có gì qua đó đón Noel giáng sinh tưng bừng khói lửa, ngặt nỗi đang mần trong ngân hàng, cuối năm lu bu kết toán kết sổ thu nợ người ta nên tôi hổng có ưng, lỡ chốt phép không đi được, biết tính mần sao. Đành đoạn đặt vé đi tháng 11, trong bụng lổm cổm tự động viên mình thì chắc lúc đó bão cũng đã tan rồi! Hai tháng sau đọc tin rằng Cebu bị động đất, chưa đầy một tháng tiếp theo, trước ngày đi có một tuần thì hung tin bay về làm rụng rời tan tành khói lửa, Phil bão to, thiệt hại nặng. Những nỗi lo sợ mong manh trước kia giờ tượng hình, rõ rành rành thành mấy cái chữ đi hay không đi đánh nhau bời bời trong đầu! Đi hay là không đi?
Tôi khổ lắm. Mần ở quê, người ta chỉ cần nghe nói tới đi nướcngoài là sướng rân trời, má ơi đâu ai hiểu rằng đi mọt mình theo cái kiểu nhà binh đi hành quân hết ba tháng quân trường. Một mình đi đồng nghĩa với việc rủi ro núp lấp ló đâu đó trong những bước chân qua! Bước chân lẻ loi thì không có tiếng nói, giẫm lên cát lỡ gió thổi qua thì lợt bớt phai đi mất. Đi một mình lỡ có chuyện gì thì biết đâu mà cầu cứu. Và bão nổi lên rồi nghĩa là niềm vui đi hưởng thụ không khí của một đất nước lạ xa bị thay thế bằng một niềm mất mát khó có thể giãi bày, hổng lẽ đất nước người ta đang oằn mình khắc phục những hậu quả để lại sau bão mà mình bay quá đó đặng khám phá cái này, cưởi hỉ hả chụp hình lưu niệm với cái kia! Con người mà, không cùng màu da, không cùng tiếng nói nhưng hổng có nghĩa là không biết đau và xót trước cảnh tang thương của đồng loại! Một lần nữa, đi hay không đi lại đá nhau trong đầu, lần này thì côm cốp, đau muốn chết!
Đợt trước có đọc những dòng du ký của cô gái trẻ đi qua mấy chục nước gì đó và bị dân làng ném đá không thương tiếc. Tôi cũng hiểu, trời ơi cái kiểu gì mà đi du lịch mà không biết sáng mai dậy mình sẽ đi đâu, mình sẽ làm gì. Đi bất chấp và đánh đổi niềm vui bằng sự liều mạng. Tôi phản đối vì tôi sợ, vì cha mẹ già giờ chỉ có mình ên tôi là chỗ dựa (cả vật chất, cả tinh thần), vì những dự định còn đang dang dở, những chữ chưa được viết, và cuộc sống tôi chỉ mới lật qua có 24 năm đời. Đi Phil vào những ngày bão nổi là một sự đánh đổi, liệu rằng nó có đáng giá hay không?
Có đáng để đánh đổi hay không? Câu hỏi này đặt ra khi đã đặt chân lên đất bạn rồi, đã dành nửa ngày để đi Intramorous rồi và chỉ còn ba giờ nữa thôi là đến giờ để lên máy bay phóng qua Cebu. Người ta khuyên thôi ở lại Manila đi, gộp chung vô đoàn của người ta đi núi lửa với chơi ở những vùng nào hổng có biển, chớ thiệt tình giờ qua Cebu nguy hiểm lắm, người ta đùng đùng muốn quay về đất liền còn tôi lại định đi ra đảo, ngay vùng bị bão nữa. Ngồi jeepney một vòng thành cổ, nắng sớm nghiêng nghiêng làm tự nhiên nhớ đến buổi chiều nào đó ở Malacca cũng thành cổ rêu phong những bức tường nằm im thời gian đếm nhịp nghe tim mình rộn rạo! Một vòng thành cổ im lìm quá thành thử tôi cũng muốn nổi loạn lên rồi. Chia tay hai chị gái Hà Nội vừa kết giao chung trong chuyến dạo chơi Intramorous, tôi bắt taxi về lại Terminal 3. Ở đó, tôi quyết định vẫn như kế hoạch ban đầu, bay đi Cebu. Mua sim Globe của Phil (trị giá thẻ cào là 300 peso, thêm 40 peso tiền sim). Từ sân bay lần đầu tiên nghe tiếng của bạn host, bạn cũng phiêu lưu không kém khi hổng cho tôi địa chỉ nhà gì ráo trọi, cứ tỉnh bơ khi nào mày xuống sân bay cứ đưa điện thoại cho thằng taxi tao nói chuyện với nó. Tôi ờ, hẹn gặp lại mày nghen! Máy bay trễ hai tiếng, thành thử ra thay vì đến Cebu lúc 4 gờ mà thành ra tới 6 giờ. Hoảng hôn trên sân bay đẹp đến nao lòng, cảnh buồn! Thì ngày tắt nắng lúc nào mà hổng làm cho con người ta bịn rịn bồi hồi những nỗi niềm riêng. Bước ra khỏi sân bay, tôi mặt ngầu a lô cho bạn! Ho dữ quá nên bây giờ tắt tiếng luôn rồi! Đưa máy cho cô gái điều phối taxi nghe điện thoại! Chốt địa chỉ xong rồi tôi hỏi giá, cô gái hét 500 peso, mất giọng nên tôi lại mặt ngầu nói cảm ơn chị nhưng em xài đồng hồ km, bao nhiêu tính tới đó. Từ sân bay vô tới nhà bạn (tôi cũng hổng biết nó nằm chỗ nào, nhưng quãng xa, chạy hơn một tiếng) hết 319 peso, giá châp nhận được!
Cebu có chào đón tôi hay không? Sao đã hai giờ đồng hồ chờ bạn host rồi, gáy người thì lạnh mà vẫn bặt vô âm tín. Đói bụng quá nên giữa ngã ba đường tấp đại vô một quầy BBC lề đường. Mua mấy xâu gà nướng, heo nướng, dồi nướng các loại rồi nhét vô họng. Đã bị tắt tiếng còn ăn đồ nướng dầu mỡ và đứng ngoài trời gió mái, cuối cùng là tôi hoàn toàn không nói được nữa. Chị chủ quán thương tình bắt ghế ra cho ngồi. Thấy ngồi chờ lâu quá sốt ruột chỉ bưng qua trò chuyện. Té ra lúc đầu còn tưởng tôi là dân ở Tacloban đang chạy nạn sang Cebu. Dù kiểu gì thì vẫn cứ ấm ức. Tại sao tôi lại phải chịu ựng cảnh này, ho sù sụ, tắt tiếng, mệt, đói và khát. Trong túi mình có tiền, mình hoàn toàn có thể kiếm cái nhà nghỉ nào đó chui vô tắm và đi ngủ! Nhưng sự kiêu hãnh bị dập tắt bằng khát khao trải nghiệm. Những nỗi lo sợ bị dìm hoàn toàn trước háo hức được gặp bạn host và thực sự sống những giây phút như người dân bản địa nơi đây! Tôi vẫn chờ, cuối cùng sau gần ba giờ mòn mỏi, bạn gọi! Bạn đón tôi trong tình cảnh tôi đưa điện thoại cho chị chủ BBC nói chuyện vì mình đã hoàn toàn tắt giọng rồi! Và trở về nhà sau một ngày dài, Cebu cuối cùng cũng đã ôm ấp tôi, vào lòng!
(Trích những nỗi lo sợ số 3, chữ của Tồn Phan)
1. Những nỗi lo sợ:
Nhà tôi ở Ninh, một thị trấn nhỏ nằm lờn tơn giữa đường quốc lộ nối với Sài và dọc dài qua biên giới nước bạn Cam. Ở đó có tôi mỗi ngày mài đũng quần trên ghế xoay của một ngân hàng nhà nước. Cuộc sống của một người trẻ nhiều khi thấy bức bối và quạnh hiu ghê ghớm khi phải đếm ngày bằng những gương mặt cười. Đi bụi một mình, tự nhiên trở thành một thói quen sủi tăm vào trong tâm khảm! Trước ngày lên đường một ngày, cuối cùng tôi cũng xin được phép! Giấu gia đình rằng con sẽ đi Sing, giấu cơ quan bằng một chuyến đi miền Tây sông nước nào đó. Chiều ngày 14 vừa làm việc xong, nhịn ăn tối để nháo nhào bưng đồ và chạy! Quãng dài từ Ninh lên Sài 120 cây số đo bằng từng trận ho như có con sâu nào đang phá nát cuống họng. 7 giờ có mặt tại sân bay để tiễn người chị đi Thái. Vẫn ho và vì đi bộ quá nhanh nên cái chân vừa gãy xong lại bắt đầu đau trở lại rồi! Gọi cho thằng bạn thân (đi nhiều, quen nhiều, gặp nhiều nhưng bạn thân thì nào giờ chỉ có một, đời nhiều khi với tôi nó đau vậy!). Nói mày ơi tao chuẩn bị ra sân bay, đi Phil, có gì mày mua giùm tao mấy phần thuốc, ho, viêm họng héng, tao bận quá nên không ghé tiệm thuốc tây mua được. Bạn ừ, cười hề hề nói mày kiếm cái gì đó nhét vô bụng đi! Lúc sau bạn vô, dòm thấy bạn thấy tội nghiệp, ốm nhom! Đưa cho bịch thuốc, nó nói mày đi đợt này mà có gì xảy ra tao cũng hổng có bất ngờ lắm, bên đó đang bất ổn thấy bà! Tôi cười, ờ, thì mày biết tính tao mà, ngang tàng đời trai sóng biển! Ngồi cà phê sân bay một chút rồi bạn về, mình ên tôi ở lại! Những lời khuyên huỷ chuyến đi xích lại, quyến luyến từng bước chân! Những nỗi lo sợ, khi chỉ còn có một mình ở sân bay lúc trời chuyển dần về sáng ôm ấp vỗ về. Đến giờ phút này rồi, hổng lẽ còn bối rối lợn cợn gì nữa giữa ở và đi! Đúng 12 giờ đêm, vẫn có một mình ên, tôi bay!
Trước khi đặt vé máy bay, thì sợ! Bởi đọc những tâm sự sẻ chia nỉ non của bạn bè mười tám phương chín mươi hướng trên khắp các mặt trận, diễn đàn. Rằng Phil không được an toàn cho lắm, cánh taxi, jeepney họ mần ăn mà còn lận theo dao lam (đặng cứa cổ khách hàng, khổ!). Rằng biển đảo Phil đẹp lắm, nhưng tôi hổng biết bơi, chuồn chuồn cắn rốn từ nhỏ tới lớn chòng ngòng như bây giờ cũng vẫn chưa biết đạp nước mà nổi lên với thiên hạ, nên thấy biển thì cũng ù ù cạc cạc, tựa như dòm một cô gái đẹp từ chân, mông, hông, má mà hổng chạm vô được nên cụt hứng. Và đi một mình, couchsurfing nên cũng sợ bởi niềm tin thời buổi giờ là thứ xa xỉ, đâu có ai cho không ai cái gì mà không cầu nhận lại được đâu (dù dĩ nhiên, đã surfing rồi và thiệt may là không gặp tổn thất gì hết ráo!).
Nhưng đặt vé máy bay xong rồi (đi tháng 11, đặt vé đâu quãng tháng tám, sau khi đi Malay hửi khói về là hứng lên múc tiếp!) thì cũng đâu có nghĩa là hết sợ! Thì cũng bởi do công ăn chuyện mần, mới đầu định đi tháng 12, có gì qua đó đón Noel giáng sinh tưng bừng khói lửa, ngặt nỗi đang mần trong ngân hàng, cuối năm lu bu kết toán kết sổ thu nợ người ta nên tôi hổng có ưng, lỡ chốt phép không đi được, biết tính mần sao. Đành đoạn đặt vé đi tháng 11, trong bụng lổm cổm tự động viên mình thì chắc lúc đó bão cũng đã tan rồi! Hai tháng sau đọc tin rằng Cebu bị động đất, chưa đầy một tháng tiếp theo, trước ngày đi có một tuần thì hung tin bay về làm rụng rời tan tành khói lửa, Phil bão to, thiệt hại nặng. Những nỗi lo sợ mong manh trước kia giờ tượng hình, rõ rành rành thành mấy cái chữ đi hay không đi đánh nhau bời bời trong đầu! Đi hay là không đi?
Tôi khổ lắm. Mần ở quê, người ta chỉ cần nghe nói tới đi nướcngoài là sướng rân trời, má ơi đâu ai hiểu rằng đi mọt mình theo cái kiểu nhà binh đi hành quân hết ba tháng quân trường. Một mình đi đồng nghĩa với việc rủi ro núp lấp ló đâu đó trong những bước chân qua! Bước chân lẻ loi thì không có tiếng nói, giẫm lên cát lỡ gió thổi qua thì lợt bớt phai đi mất. Đi một mình lỡ có chuyện gì thì biết đâu mà cầu cứu. Và bão nổi lên rồi nghĩa là niềm vui đi hưởng thụ không khí của một đất nước lạ xa bị thay thế bằng một niềm mất mát khó có thể giãi bày, hổng lẽ đất nước người ta đang oằn mình khắc phục những hậu quả để lại sau bão mà mình bay quá đó đặng khám phá cái này, cưởi hỉ hả chụp hình lưu niệm với cái kia! Con người mà, không cùng màu da, không cùng tiếng nói nhưng hổng có nghĩa là không biết đau và xót trước cảnh tang thương của đồng loại! Một lần nữa, đi hay không đi lại đá nhau trong đầu, lần này thì côm cốp, đau muốn chết!
Đợt trước có đọc những dòng du ký của cô gái trẻ đi qua mấy chục nước gì đó và bị dân làng ném đá không thương tiếc. Tôi cũng hiểu, trời ơi cái kiểu gì mà đi du lịch mà không biết sáng mai dậy mình sẽ đi đâu, mình sẽ làm gì. Đi bất chấp và đánh đổi niềm vui bằng sự liều mạng. Tôi phản đối vì tôi sợ, vì cha mẹ già giờ chỉ có mình ên tôi là chỗ dựa (cả vật chất, cả tinh thần), vì những dự định còn đang dang dở, những chữ chưa được viết, và cuộc sống tôi chỉ mới lật qua có 24 năm đời. Đi Phil vào những ngày bão nổi là một sự đánh đổi, liệu rằng nó có đáng giá hay không?
Có đáng để đánh đổi hay không? Câu hỏi này đặt ra khi đã đặt chân lên đất bạn rồi, đã dành nửa ngày để đi Intramorous rồi và chỉ còn ba giờ nữa thôi là đến giờ để lên máy bay phóng qua Cebu. Người ta khuyên thôi ở lại Manila đi, gộp chung vô đoàn của người ta đi núi lửa với chơi ở những vùng nào hổng có biển, chớ thiệt tình giờ qua Cebu nguy hiểm lắm, người ta đùng đùng muốn quay về đất liền còn tôi lại định đi ra đảo, ngay vùng bị bão nữa. Ngồi jeepney một vòng thành cổ, nắng sớm nghiêng nghiêng làm tự nhiên nhớ đến buổi chiều nào đó ở Malacca cũng thành cổ rêu phong những bức tường nằm im thời gian đếm nhịp nghe tim mình rộn rạo! Một vòng thành cổ im lìm quá thành thử tôi cũng muốn nổi loạn lên rồi. Chia tay hai chị gái Hà Nội vừa kết giao chung trong chuyến dạo chơi Intramorous, tôi bắt taxi về lại Terminal 3. Ở đó, tôi quyết định vẫn như kế hoạch ban đầu, bay đi Cebu. Mua sim Globe của Phil (trị giá thẻ cào là 300 peso, thêm 40 peso tiền sim). Từ sân bay lần đầu tiên nghe tiếng của bạn host, bạn cũng phiêu lưu không kém khi hổng cho tôi địa chỉ nhà gì ráo trọi, cứ tỉnh bơ khi nào mày xuống sân bay cứ đưa điện thoại cho thằng taxi tao nói chuyện với nó. Tôi ờ, hẹn gặp lại mày nghen! Máy bay trễ hai tiếng, thành thử ra thay vì đến Cebu lúc 4 gờ mà thành ra tới 6 giờ. Hoảng hôn trên sân bay đẹp đến nao lòng, cảnh buồn! Thì ngày tắt nắng lúc nào mà hổng làm cho con người ta bịn rịn bồi hồi những nỗi niềm riêng. Bước ra khỏi sân bay, tôi mặt ngầu a lô cho bạn! Ho dữ quá nên bây giờ tắt tiếng luôn rồi! Đưa máy cho cô gái điều phối taxi nghe điện thoại! Chốt địa chỉ xong rồi tôi hỏi giá, cô gái hét 500 peso, mất giọng nên tôi lại mặt ngầu nói cảm ơn chị nhưng em xài đồng hồ km, bao nhiêu tính tới đó. Từ sân bay vô tới nhà bạn (tôi cũng hổng biết nó nằm chỗ nào, nhưng quãng xa, chạy hơn một tiếng) hết 319 peso, giá châp nhận được!
Cebu có chào đón tôi hay không? Sao đã hai giờ đồng hồ chờ bạn host rồi, gáy người thì lạnh mà vẫn bặt vô âm tín. Đói bụng quá nên giữa ngã ba đường tấp đại vô một quầy BBC lề đường. Mua mấy xâu gà nướng, heo nướng, dồi nướng các loại rồi nhét vô họng. Đã bị tắt tiếng còn ăn đồ nướng dầu mỡ và đứng ngoài trời gió mái, cuối cùng là tôi hoàn toàn không nói được nữa. Chị chủ quán thương tình bắt ghế ra cho ngồi. Thấy ngồi chờ lâu quá sốt ruột chỉ bưng qua trò chuyện. Té ra lúc đầu còn tưởng tôi là dân ở Tacloban đang chạy nạn sang Cebu. Dù kiểu gì thì vẫn cứ ấm ức. Tại sao tôi lại phải chịu ựng cảnh này, ho sù sụ, tắt tiếng, mệt, đói và khát. Trong túi mình có tiền, mình hoàn toàn có thể kiếm cái nhà nghỉ nào đó chui vô tắm và đi ngủ! Nhưng sự kiêu hãnh bị dập tắt bằng khát khao trải nghiệm. Những nỗi lo sợ bị dìm hoàn toàn trước háo hức được gặp bạn host và thực sự sống những giây phút như người dân bản địa nơi đây! Tôi vẫn chờ, cuối cùng sau gần ba giờ mòn mỏi, bạn gọi! Bạn đón tôi trong tình cảnh tôi đưa điện thoại cho chị chủ BBC nói chuyện vì mình đã hoàn toàn tắt giọng rồi! Và trở về nhà sau một ngày dài, Cebu cuối cùng cũng đã ôm ấp tôi, vào lòng!
Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013
Ngôi trường hai mươi
♫ Đi qua ba cái ngã tư đèn xanh đỏ, chạy tới cái chợ, chợ nhỏ thôi, người
ta gọi chợ chiều, chạy thêm xí nữa, vừa qua cái trường tiểu học, là
đụng ngôi trường của mình! Trường nhỏ, hẹp rí hà, mà phía trong đong đầy
những vui buồn hờn giận của một thời tuổi trẻ. Soi mình vào trong những
năm tháng học trò ấy, khi ngoái đầu nhìn lại ngoài những bụm khói của
thương và nhớ là một trời hoa mộng! Tuổi học trò, ngẫm lại thì dẫu có đi
đâu, làm gì và ở phương trời nào, chắc cũng chẳng thể nào quên được
những tháng ngày được học tập bên thầy cô, bè bạn ở mái trường này!
♫ . Thì mái trường ấy sắp kỷ niệm hai mươi năm thành lập, bữa chạy ngang qua thấy trường xưa yêu dấu mà nhớ thương bời bời tê tái! Trường tôi đó, trường cấp ba của tôi đó! Hai mươi năm trường đã âm thầm chuyển mình thay áo mới, hay vẫn là trường của tôi ngày cũ? Hai mươi năm chưa đủ lâu để ngói bợt, tường phai. Hai mươi năm chưa đủ dài để khoảng cách giữa các lớp học trò với nhau đo bằng những thế hệ này, với thế hệ khác, bằng thập kỷ này, thập kỷ khác. Nhưng hai mươi năm vừa đủ để bóng mát cây phượng trong sân trường xoè ô che tán, đủ để ngày tôi bỡ ngỡ bước chân vào trường thì cô bé nhỏ, con của chú bảo vệ hãy còn cụm nụm một bàn tay bé. Và buổi hôm nào có việc về thăm trường bất chợt em đã thành thiếu nữ mất rồi. Hai mươi năm đủ để một số thầy cô không còn giảng dạy tại trường, có thầy đã về hưu, có thầy chuyển sang nhận công tác mới. Ngôi trường hồi tôi bỡ ngỡ buổi đầu nhập học là ngôi trường mười năm, giờ bước chân về lại thì đang chuẩn bị bước sang chương khác nữa. Hai mươi năm thoáng qua thấy dài, mà nhiều khi cũng như một cái phẩy tay!
♫ . Cái phẩy tay đó nhẹ tênh nhưng trời ơi thiệt vui biết bao vì trong những dòng chảy mải miết dọc dài hai mươi năm ấy, có tôi và bè bạn đã chảy cùng với trường trong ba năm học, ngắn ngủi nhưng lúc nào cũng rôm rốp những kỷ niệm. Lớp mình là lớp toán mà nên đặc sản là quậy, là chịu chơi và chịu học. Tụi mình dành ba năm để đi qua đời nhau, tụi mình ghi dấu vào ký ức nhau những hình ảnh ngây ngô và trong sáng nhất của tuổi học trò! Và kỷ niệm thì đâu mua đâu bán được nên dẫu vui buồn gì, cũng nhớ!
♫ . Nỗi nhớ gợi lại bữa tôi bất chợt nghe người ta nói trường Kha chuẩn bị dời đi nơi khác rồi, lên khu quy hoạch mới, trường to và được đầu tư hoành tráng lắm! Cái chợ chiều giờ cũng đã được bứng đi, không còn cái cảnh học trò buổi chiều tan học hoà với buổi chợ tan ầm ào rốp rẻng. Ờ thì trường tôi nhỏ lắm nhưng ở nơi đó có những bữa trời mưa, không ra sân chơi được các bạn trẻ vẫn có thể lần mần theo những dãy hành lang ngắn tìm ra căn tin mua đồ ăn sáng. Có nhà thi đấu nằm lọt thỏm ở cuối sân trường, có trái bóng chuyền nào chợt hiện lên trong nắng, những cuộc thi đấu với tiếng cổ vũ bỏng tai đến giờ còn âm ỉ. Là những lần cắm trại, lửa của tuổi trẻ, của những đêm không ngủ, của tình bạn thân chuyền tay nhau ấm áp lạ lùng. Trường thì nhỏ nhưng học trò khóa nào, lớp nào cũng có những cô cậu học trò ôm chí lớn. Học trò xuất sắc làm danh tiếng trường đi xa, hai mươi năm đủ để bảng vàng khoa bảng của trường ghi tên mình với những thành tích trong công tác dạy, và học! Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nhớ những bữa học thể dục thường dòm lên trên tấm bảng ấy mà tự hào!
♫ . Và dù đã ra trường nhiều năm rồi nhưng lúc nào cũng tự hào vì mình dã từng xuất thân từ ngôi trường chuyên ấy! Lớn lên và đi xa, dẫu rằng năm thì mười hoạ mới có dịp đi qua trường cũ, dù quãng đường từ nhà đến trường không còn xa ngái như những ngày đạp xe lọc cọc mỗi sáng mỗi chiều. Bạn bè lớn lên mỗi bận gặp nhau, nhớ nhớ thương thương ôn lại chuyện cũ nhất định sẽ hỏi thăm nhau về thầy cô và những kỷ niệm. Ngôi trường như một cột mốc, một chứng nhân để từ đó mà kỷ niệm tìm về với nhau, hỏi thăm nhau tay bắt mặt mừng. Bất chợt gặp màu áo thể dục nào có in logo phù hiệu của trường chạy trên phố, sẽ mất vài giây để biết rằng đã từng có một thời tự hào khi khoác lên mình chiếc áo ấy, với bảng tên và áo sơ mi có cầu vai! Con người rồi sẽ lớn lên, sẽ già đi! Chỉ có ngôi trường là dường như đứng lại, vẫn vẹn nguyên trong ký ức của tuổi học trò. Mây trắng vẫn bay ngang trời, và ngôi trường luôn nằm lại mãi trong trái tim tôi!
(Bài viết hưởng ứng cuộc vận động viết bài kỷ niệm 20 năm thành lập trường THPT Chuyên Hoàng Lê Kha, Tây Ninh, in như là giải nhì!)
♫ . Thì mái trường ấy sắp kỷ niệm hai mươi năm thành lập, bữa chạy ngang qua thấy trường xưa yêu dấu mà nhớ thương bời bời tê tái! Trường tôi đó, trường cấp ba của tôi đó! Hai mươi năm trường đã âm thầm chuyển mình thay áo mới, hay vẫn là trường của tôi ngày cũ? Hai mươi năm chưa đủ lâu để ngói bợt, tường phai. Hai mươi năm chưa đủ dài để khoảng cách giữa các lớp học trò với nhau đo bằng những thế hệ này, với thế hệ khác, bằng thập kỷ này, thập kỷ khác. Nhưng hai mươi năm vừa đủ để bóng mát cây phượng trong sân trường xoè ô che tán, đủ để ngày tôi bỡ ngỡ bước chân vào trường thì cô bé nhỏ, con của chú bảo vệ hãy còn cụm nụm một bàn tay bé. Và buổi hôm nào có việc về thăm trường bất chợt em đã thành thiếu nữ mất rồi. Hai mươi năm đủ để một số thầy cô không còn giảng dạy tại trường, có thầy đã về hưu, có thầy chuyển sang nhận công tác mới. Ngôi trường hồi tôi bỡ ngỡ buổi đầu nhập học là ngôi trường mười năm, giờ bước chân về lại thì đang chuẩn bị bước sang chương khác nữa. Hai mươi năm thoáng qua thấy dài, mà nhiều khi cũng như một cái phẩy tay!
♫ . Cái phẩy tay đó nhẹ tênh nhưng trời ơi thiệt vui biết bao vì trong những dòng chảy mải miết dọc dài hai mươi năm ấy, có tôi và bè bạn đã chảy cùng với trường trong ba năm học, ngắn ngủi nhưng lúc nào cũng rôm rốp những kỷ niệm. Lớp mình là lớp toán mà nên đặc sản là quậy, là chịu chơi và chịu học. Tụi mình dành ba năm để đi qua đời nhau, tụi mình ghi dấu vào ký ức nhau những hình ảnh ngây ngô và trong sáng nhất của tuổi học trò! Và kỷ niệm thì đâu mua đâu bán được nên dẫu vui buồn gì, cũng nhớ!
♫ . Nỗi nhớ gợi lại bữa tôi bất chợt nghe người ta nói trường Kha chuẩn bị dời đi nơi khác rồi, lên khu quy hoạch mới, trường to và được đầu tư hoành tráng lắm! Cái chợ chiều giờ cũng đã được bứng đi, không còn cái cảnh học trò buổi chiều tan học hoà với buổi chợ tan ầm ào rốp rẻng. Ờ thì trường tôi nhỏ lắm nhưng ở nơi đó có những bữa trời mưa, không ra sân chơi được các bạn trẻ vẫn có thể lần mần theo những dãy hành lang ngắn tìm ra căn tin mua đồ ăn sáng. Có nhà thi đấu nằm lọt thỏm ở cuối sân trường, có trái bóng chuyền nào chợt hiện lên trong nắng, những cuộc thi đấu với tiếng cổ vũ bỏng tai đến giờ còn âm ỉ. Là những lần cắm trại, lửa của tuổi trẻ, của những đêm không ngủ, của tình bạn thân chuyền tay nhau ấm áp lạ lùng. Trường thì nhỏ nhưng học trò khóa nào, lớp nào cũng có những cô cậu học trò ôm chí lớn. Học trò xuất sắc làm danh tiếng trường đi xa, hai mươi năm đủ để bảng vàng khoa bảng của trường ghi tên mình với những thành tích trong công tác dạy, và học! Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nhớ những bữa học thể dục thường dòm lên trên tấm bảng ấy mà tự hào!
♫ . Và dù đã ra trường nhiều năm rồi nhưng lúc nào cũng tự hào vì mình dã từng xuất thân từ ngôi trường chuyên ấy! Lớn lên và đi xa, dẫu rằng năm thì mười hoạ mới có dịp đi qua trường cũ, dù quãng đường từ nhà đến trường không còn xa ngái như những ngày đạp xe lọc cọc mỗi sáng mỗi chiều. Bạn bè lớn lên mỗi bận gặp nhau, nhớ nhớ thương thương ôn lại chuyện cũ nhất định sẽ hỏi thăm nhau về thầy cô và những kỷ niệm. Ngôi trường như một cột mốc, một chứng nhân để từ đó mà kỷ niệm tìm về với nhau, hỏi thăm nhau tay bắt mặt mừng. Bất chợt gặp màu áo thể dục nào có in logo phù hiệu của trường chạy trên phố, sẽ mất vài giây để biết rằng đã từng có một thời tự hào khi khoác lên mình chiếc áo ấy, với bảng tên và áo sơ mi có cầu vai! Con người rồi sẽ lớn lên, sẽ già đi! Chỉ có ngôi trường là dường như đứng lại, vẫn vẹn nguyên trong ký ức của tuổi học trò. Mây trắng vẫn bay ngang trời, và ngôi trường luôn nằm lại mãi trong trái tim tôi!
(Bài viết hưởng ứng cuộc vận động viết bài kỷ niệm 20 năm thành lập trường THPT Chuyên Hoàng Lê Kha, Tây Ninh, in như là giải nhì!)
Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013
Philippines của ngày bão nổi (bạt)
Bạn host của tôi đang cực lực lên án chính
quyền sở tại vì sự chậm trễ trong công tác ứng cứu và hỗ trợ người bị
nạn! Những dòng tâm sự của bạn làm cho tôi cũng ngại vào chia sẻ và cũng
không biết làm gì ngoài việc hy vọng mọi việc sẽ tốt đẹp
lên hơn. Bạn sống ở Cebu, thành phố này là nơi siêu bão đi qua! Tôi vào
trang web của hãng bay, ở đó tôi kiểm tra lại lần nữa về tình trạng của
chuyến bay sắp tới. Khi chắc chắn rằng sẽ không có sự thay đổi nào
trong chuyến hành trình đầy mạo hiểm này, tôi bắt đầu lôi laptop ra và
gõ những dòng chữ này! Trang web vẫn nhấp nháp những top up nhiều sắc
màu, Phil đang vẫy gọi, thiên đường của du lịch biển đảo, những ngọn núi
lửa, những nhà thờ và thiên đường của jeepney, tricycle, kiến trúc cổ
đậm màu Châu Âu, và có một Phil khác cũng đang oằn mình với những màu ảm
đạm! Báo chí nước nhà rải những tin tức đầy ám ảnh, về cuộc sống, về
con người (cả sống, hay đã chết) ở nơi này! Nếu đếm ngược lại thì chỉ
còn ba ngày nữa là tôi sẽ xách ba lô lên, và đi!
Ngày thứ hai luôn là một thảm hoạ đối với những bạn trẻ đang đi làm nhưng máu xê dịch lúc nào cũng chảy rần rần! Tối qua tôi vừa vượt hơn trăm cây số đi và về từ Ninh tới Sài, chỉ để coi một show ca nhạc yêu thích! Sáng ra thì mắt cứ nhúm nhíu lại, vì mệt, và phần lớn vì sức khoẻ cũng chẳng còn sung mãn nữa (Nhắc lại để biết là tai nạn giao thông gây ra cho tôi những nỗi lo sợ, ở đó chỉ cần thấy xe lạng qua thôi cũng đủ để cái cảm giác chạm vào với mặt đường, ngón chân bị gãy và bất lực khi thấy tôi không di chuyển được mới kinh khủng như thế nào, thì cũng cái chân này là cái chân đi, đã quen đi rồi - nhưng đó lại là một câu chuyện khác, của hơn nửa tháng về trước).
Vẫn phải cố gắng tỉnh táo! Nhưng công việc bận rộn cứ cuốn trôi đi tất cả. Ngày tàn, ngày dài! Chợt tỉnh ra mới nhớ ra là trời ơi tôi vẫn chưa gửi đơn xin nghỉ phép! Nỗi ác mộng bắt đầu!
(Dĩ nhiên là đời đến đây vẫn còn lấp ló - Phil của những ngày bão nổi, chắc chắn mình sẽ hoàn tất những dòng hồi ức này. Còn 3 ngày nữa, sẽ đi!)
1. Những nỗi lo sợ
2. Gửi cho em một nụ cười - Gặp cô gái Việt Nam ở Malate
3. CS mỗi bước chân qua đều là nhà
4. Chạy đua ở Cebu - Kế hoạch thay đổi
5. Vào tâm bão
6. Đi tìm Vampire - Một đêm trăng ở làng ven biển (chắc ăn là không có điện, không đèn, không internet)
7. Trở lại Manila, và kết
Và cảm xúc thì không thể nào tìm lại được!
(Lời bạt nhỏ nhoi của một chuyến đi lớn, xin được bắt đầu! Salamat)
Cảnh đổ nát hoang tàn ở một làng chài ven biển Leyte!
Công viên Intramorous!
Hoàng hôn ở Mactan Cebu!
Ngày thứ hai luôn là một thảm hoạ đối với những bạn trẻ đang đi làm nhưng máu xê dịch lúc nào cũng chảy rần rần! Tối qua tôi vừa vượt hơn trăm cây số đi và về từ Ninh tới Sài, chỉ để coi một show ca nhạc yêu thích! Sáng ra thì mắt cứ nhúm nhíu lại, vì mệt, và phần lớn vì sức khoẻ cũng chẳng còn sung mãn nữa (Nhắc lại để biết là tai nạn giao thông gây ra cho tôi những nỗi lo sợ, ở đó chỉ cần thấy xe lạng qua thôi cũng đủ để cái cảm giác chạm vào với mặt đường, ngón chân bị gãy và bất lực khi thấy tôi không di chuyển được mới kinh khủng như thế nào, thì cũng cái chân này là cái chân đi, đã quen đi rồi - nhưng đó lại là một câu chuyện khác, của hơn nửa tháng về trước).
Vẫn phải cố gắng tỉnh táo! Nhưng công việc bận rộn cứ cuốn trôi đi tất cả. Ngày tàn, ngày dài! Chợt tỉnh ra mới nhớ ra là trời ơi tôi vẫn chưa gửi đơn xin nghỉ phép! Nỗi ác mộng bắt đầu!
(Dĩ nhiên là đời đến đây vẫn còn lấp ló - Phil của những ngày bão nổi, chắc chắn mình sẽ hoàn tất những dòng hồi ức này. Còn 3 ngày nữa, sẽ đi!)
1. Những nỗi lo sợ
2. Gửi cho em một nụ cười - Gặp cô gái Việt Nam ở Malate
3. CS mỗi bước chân qua đều là nhà
4. Chạy đua ở Cebu - Kế hoạch thay đổi
5. Vào tâm bão
6. Đi tìm Vampire - Một đêm trăng ở làng ven biển (chắc ăn là không có điện, không đèn, không internet)
7. Trở lại Manila, và kết
Và cảm xúc thì không thể nào tìm lại được!
(Lời bạt nhỏ nhoi của một chuyến đi lớn, xin được bắt đầu! Salamat)
Cảnh đổ nát hoang tàn ở một làng chài ven biển Leyte!
Công viên Intramorous!
Hoàng hôn ở Mactan Cebu!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)