Kịch
xong, kéo màn cái rột là bạn đứng dậy chạy ra bãi giữ xe lắc lư về nhà.
Mưa lật phật che mờ mất tiêu cái vẫy tay chào Sài, chào một tuần đã trôi
qua! Đường xa, tự nhiên nhớ tới lời bạn nói hình như nay mình đã quen
với việc ở một mình, tự hưởng thụ một mình, sống một mình. Rồi cái cảnh
này nó sẽ kéo dài đến bao lâu ta?
Suất kịch bắt đầu lúc 4 giờ chiều, trưa tranh thủ giờ nghỉ bạn tạt qua mua
vé. Vở 29 anh về thì nghe tên đã thích, đã định là sẽ đi coi, nhiều lần
định như vậy rồi nhưng vì đường xa cách trở, nên đôi lúc muốn tự đãi
mình bằng một màn mùi mẫn coi kịch Hoàng Thái Thanh mờ hổng được. Bữa
nay mùa mưa, nghĩ nghĩ trong bụng chắc chiều kiểu gì cũng sẽ lội nước,
cái nào cũng oải nên kệ, coi xong kịch rồi đội mưa từ Sài về nhà, dù gì
thì cũng hổng có phải lần đầu mình đi coi kịch cái kiểu này! Quăng
status lên facebook, bạn bè rải lời khen rằng kịch hay lắm đó đa. Mình
quăng lại theo cái kiểu fan cuồng rằng là kịch nhà Thanh thì vở nào mờ
hổng chắc nụi (nhưng sau vụ này chắc mình sẽ rút lại, cuồng thì cuồng
kiểu gì chớ cái việc tô hồng và rửa não như thế này, coi hổng đặng!).
Tiếng còi tàu xe mở ra một không gian kịch đậm màu của nhớ. Ở đó có một
người vợ luôn đau đáu về một bữa 29 anh hứa hẹn sẽ về, em ra sân ga đón
anh nghen. Nỗi nhớ đầm sâu và dai dẳng nên những nhận thức về thời gian
và cả không gian dường như ngưng đọng lại. Người vợ bây giờ chỉ sống,
và mòn mỏi chờ cho đến ngày 29 của mỗi tháng, mà có biết là tháng nào
đâu hè, để lại ra sân ga, đợi chồng về. 25 năm rồi, đứa con đỏ hỏn ngày
nào cũng đã lớn, tóc người cũng đã phai, sân ga biết bao nhiêu lượt đón
đưa, hơn 300 lần của những ngày 29, nhưng chồng thì vẫn biền biệt, và vợ
thì vẫn cứ tựu trung trong cái nỗi nhớ mơ hồ về cái lần đánh dây thép
với lời hứa hẹn tưởng như vu vơ mà ám ảnh: 29 anh về, em ra đón anh
nghen!
Mình không định review lại nội dung kịch! Bởi đi coi
kịch là để dưỡng nuôi cảm xúc, mà cảm xúc thì khó nằm bắt, mà nếu giữ
chặt được nó trong tay thì lại không biết khi nào thì nó tan ra, nói làm
chi đến việc sẻ chia. Bạn bảo trời ơi tiền mua vé đó để đi coi film
sướng hơn đa! Nhưng không, kịch khác. Kịch ve vuốt cảm xúc của mình,
mình cười đó và đau đó. Mình trọn vẹn trong từng quãng người nghệ sĩ hóa
thân trên sàn diễn. Người nghệ sĩ khóc và cười. Khán giả lúc lặng im
lúc cười phớ lớ. Cảm xúc chắt chiu theo từng đường dây câu chuyện. Và đó
là một điều mà rõ ràng, chỉ có kịch mới đem lại cho mình thôi!
Không phải lần đầu tiên đi coi nhà Thanh, nên có lẽ dù kịch không được
như mình tưởng tượng, mình vẫn thấy hay và xúc động theo đúng kiểu kịch
mà nào giờ mình khoái! 29 anh về vẫn có những mảng miếng gây cười, và
Thanh Thủy đúng là một người rất có tài trong việc làm cho con người ta
cười đó và cũng đắng lòng ngay đó. Ái Như, cô là linh hồn của vở, (hay
của cả cái sân khấu này?) Đại khái, vở dài lê thê, nội dung cũng gọi là
khổ đó, nhưng chắc mình hay nghĩ về những điều sầu bi hơn thế. Hay chính
những điều mình đang sống, đang va chạm với đời đã làm cho mình bị trầy
trọc đi mất tiêu rồi trước những nỗi khổ của vở kịch này!
Nếu
như với Nửa đời ngơ ngác và Hãy khóc đi em, sân khấu đã khép lại rồi mà
dường như mình còn chưa thoát ra được không gian của kịch. Đã đi xem
lần hai rồi nhưng vẫn thòm thèm hình như muốn có thêm lần thứ ba! 29 anh
về thì vừa kết thúc xong là đứng dậy đi mất tiêu! Kịch coi thì cũng
hay, diễn viên chỉn chu và hóa thân rất trọn vẹn, nhưng tất cả chỉ dừng
lại ở đó. Chạy xe về đến Trảng lại bị quẹt xe nằm lăn trên nước, chân
sưng chù vù và hôm nay thì đi làm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét