Hì, tự nhiên nhớ tới cậu, một bài viết hồi xưa lơ xưa lắc, năm năm òi! BÀi này của ông Đỗ Trung Quân, ghét ông này lắm, vì cái hồi ổng làm giám khảo cho một cuộc thi gì đó, ổng chê con người ta tùm lum! Nhưng bài này thì hay, đăng trên báo Tuổi trẻ xuân hồi năm 2006, tính đến tết 2010 thì coi như năm năm!
Một chút gì bảng lảng, một chút thương thương! Và lâu lâu thấy nhớ!
MẤY MƯƠI NĂM VẪN MỘT CHIỀU RẤT CŨ...
Ngẫm lại, thấy cái sự không chuyển dịch gần như cả đời ra khỏi nơi đã sinh ra, lớn lên và sống như mình cũng không phải dở. Bao nhiêu tuổi là bấy nhiêu cái tết ở Sài Gòn, là bấy nhiêu cái chiều 30 tưởng như giống nhau mà không giống nhau bao giờ, nó vừa cũ vừa mới, mỗi năm vui buồn cũng chẳng giống nhau.
Có những chiều 30 vắng vẻ, bạn bè, người quen đã về quê hết cả. Chuyện nhà cửa, cúng kiếng đón ông bà đã xong, chậu cúc, cành mai đã bày, chưng trong sân, chẳng biết làm gì ngoài việc kéo ghế ra ngồi nhìn nắng, cái thứ nắng chiều 30 như không có giờ, như đã xóa mất ý niệm thời gian, thứ nắng gió hiu hiu đủ làm bâng khuâng, gợi nhớ vu vơ người xưa, chuyện cũ...
Bao nhiêu năm thường tự thở than mình là kẻ không có quê để về, chẳng bao giờ biết cái nôn nao cảm động trên những chuyến xe cuối cùng trước đêm giao thừa. Chỉ toàn đọc trong sách, chỉ yên lặng quan sát những chiều 30 trên bến xe, sân ga rồi lặng lẽ trở về nhà, kéo ghế ra thềm nhìn nắng thở than: “Ta quê hương lại thiếu một quê nhà... Chiều cuối năm nhìn những chuyến xe qua... Mấy mươi năm vẫn một chiều rất cũ... Vắng tự trong lòng vắng thổi ra...”.
Nhưng giờ đã khác, bỗng thấy mình có lỗi với những con đường đi lại hằng ngày, những góc phố, quán xá chỗ ngồi quen thuộc hằng ngày của Sài Gòn. Ở đây mà nhớ chỗ nào mơ hồ lắm, vu vơ lắm. Cả đời ở đây, sống với vui buồn, biến động, đổi thay của một thành phố ghi trong khai sinh thì đấy là quê mình còn đâu xa nữa? Vậy thì yêu nó đi, yêu những con đường vắng rụng ngập lá me chiều 30, những ngõ ngách như ô bàn cờ chật chội nhưng vẫn tươm tất chiều cuối năm sắp tết, những sân nhà yên lặng với cội mai già vàng rực, sáng cả một khoảng sân.
Đêm 30 có bóng áo dài thành kính trước bàn thiên thơm mùi hương trầm rất giống mẹ mình sinh thời... Vậy thì yêu lấy cái ồn ào của dòng chảy chẳng bao giờ ngưng nghỉ của một thành phố hào hiệp, ai chọn làm quê cũng tiếp, cũng đón chào để giọng nói Sài Gòn nghĩa là đủ thứ giọng nói...
Cũng tại mẹ ta thôi, thuở sinh thời cứ đăm đăm về một chốn nào đã phải ra đi, chỗ “chân trời mây trắng đùn lên” mà thương nhớ đến nỗi lây cả nỗi niềm cho thằng con sinh ra ngay ở nơi này, đến nỗi chạm tay vào cành đào phai lần đầu tiên nó bỗng rùng mình thổn thức suốt con đường từ sân bay mang cành hoa Hà Nội về nhà.
Dẫu gì cũng cảm ơn người đã tặng hoa đào ngày ấy kịp cho mẹ ta nhìn thấy thời con gái xa xôi của mình lần cuối cuộc đời. Và, cảm ơn một buổi cơm chiều 30 mới vừa năm ngoái, ta làm khách mời trong bàn ăn ấm cúng, căn phòng đèn vàng có mai, có đào, có rượu, có những món ăn như thuở nào mẹ ta vẫn nấu...
Chiều 30 nắng nhạt rưng rưng một góc sân. Kẻ nhìn cành mai nhớ cha, kẻ nhìn bát bóng nhớ mẹ. Già đầu hết rồi mà bỗng dưng rơi lệ cả hai người, mắt mũi đỏ hoe, ràn rụa mà miệng thì cười ngượng ngùng gãi đầu gãi tai như phân bua cho những hạt lệ đàn ông. Anh D. - đấy sẽ là một chiều 30 tết không thể quên được trong đời tôi đấy. Anh về quê nhé, quê nhà tôi ở đây rồi.
Mà bây giờ... nắng cũng đã rất tết, gió cũng đã rất tết ngoài kia rồi. Tôi lại nghe văng vẳng từ sâu thẳm lòng mình một câu hát quen, rất tết: “Chiều cuối năm bên hiên nhà em một cành hoa âm thầm...”.
Thứ Năm, 24 tháng 12, 2009
Thứ Ba, 22 tháng 12, 2009
Má ơi con bị chó cắn!
Chuyện ở lớp cũng bình thường, đang nghĩ tới ngày cuối tuần để về quê thăm má, mà giờ sao thấy xa tít tắp! Má, con mới bị chó cắn, về nhà con giở quần lên cho má coi! Hì chân con thì hơi nhiều cái lông, nhưng ít thẹo, con nhớ hồi xưa má hay dòm chân con nói số thằng này khổ, bàn chân xấu quá! Mà chắc má sẽ xót, vì con có bao giờ bị chó cắn đâu.
Thế nên hôm bữa, khi con quyết định đi ăn hủ tiếu, con thấy kỳ kỳ. Hồi chiều con lên trường, con ăn cóc, ổi me xoài rồi, thế mà về nhà, con lại đói nữa. Vậy là con mặc áo, le te đi ăn hủ tiếu! Gì chứ con khoái ăn hủ tiêu lắm má, dù má có hù con là hủ tiếu có chuột, có trùn chỉ. Con ăn cũng ghớm, nhưng đói thì con ăn, con còn thấy ngon! Mà má ơi, bây giờ cái gì hổng dơ, hổng ghớm hả má!
Và con thấy ông chủ con chó, xăm đầy mình má ạ! COn sợ quá, con đi luôn. Con đi ăn hủ tiếu, ăn mà thấy đau quá! Phần vì con xin ông bán hủ tiếu cho con trái ớt, để con xát vào vết cắn, cho nó khử trùng! Chứ thật ra là lòng con nó đau. Ở quê mình thì nếu bị chó cắn, chủ người ta lo sốt vó, ,te tái chạy theo hỏi mình có bị sao không, rồi biểu đi chích thuốc, tiền thì chủ phụ cho. Chứ ông thành phố này kỳ quá, ổng la con chó ổng, ổng nhốt nó lại, còn con thì ổng làm ngơ! Nên con buồn, con đi ăn hủ tiếu, con ăn luôn hai tô luôn má ơi!
Trước khi con bị con chó cắn thì thằng cùng phòng đang tắm, thằng khác thì đi chơi Noel! Con cũng tính đi Noel má, nhưng năm nay già rồi, thấy hổng có hứng! Đường phố thì đông, người đông, xe đông! Thôi con ờ nhà cho rồi! Con nhớ mấy năm còn ở nhà, hay đi chơi lắm, về trễ, má không có la con, DÙ năm nào mùa Noel cũng là mùa con thi túi bụi!
Tối lại con sợ! COn gọi điện cho má, muốn khóc ghê lắm nhưng chỉ dám nói nhỏ nhỏ, sợ má sợ này nọ! Mà má sợ thiệt, mà con cũng sợ luôn! Lần đầu con bị chó cắn mà, sợ đất khách quê người,nửa đêm bị điên tùm bậy tùm bạ thì bỏ má, con chịu sao nổi! Má thòng theo câu mày mà chết là tao chết theo mày! COn hoảng quá, cúp máy luôn!
Và con bị chó cắn! Đầu tiên con la lên, rồi im, rồi lết tới chỗ kia, vạch đùi ra, coi thì thấy có mau! Cũng đau má, chó cắn mà!Con chó nhỏ nhỏ, răng nanh tua tủa, nước miếng nhễu nhại thì không đến nổi nhưng dòm cũng ghê! COn sợ lắm má!
Hôm sau con đi chích ngừa, thấy cuối năm sao con hay xui bậy xui bạ quá má! Năm ngoái thì con bị bắt xe, năm nay thì chó cắn! Hix, xui ghê!
Con bị chó cắn, con báo với má!
Thương gởi má ở quê!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)