Tui khoái đọc văn của bà Tư, một ngày đẹp trời đọc báo Tuổi trẻ, có một bài tâm đắc lắm, chép lại, rồi quẳng đi đâu mất.
Hổm rày cái bụng ương ương, quyết tìm cho ra, lên blog của chủ nhân tìm, cũng hổng thấy, quay qua trang tuoitre, cuối cùng cũng lục ra!
Hehe! Thấy cũng hay!
Bệnh bạc người
TT - Dạo này thấy mình không giống người lắm. Thấy mình bạc đi.
Ngồi canh nồi thuốc bắc, bỗng khao khát sống như người.
Sống như người thì không hỏi cô, lúc này dượng khỏe không, cô ngó mình, nói ổng chuyển viện Sài Gòn cả tuần nay.
Sống như người thì không chưng hửng: "Ủa chế H. có bầu hồi nào ?". Chế ấy sắp sinh rồi. Người mà ngày còn nhỏ mình vẫn hay ngủ cùng, hay gội đầu, bắt chí cho mình, hay lụm mình lên từ dưới sàn lúc nửa đêm.
Sống như người thì chiều chiều rủ thằng Bạn Nhỏ đi công viên chơi. Lắng nghe và trả lời tất cả những câu hỏi của nó một cách dịu dàng.
Sống như người thì tối tối về nhà ba má nằm đong đưa trên võng nghe ba má rỉ rả "méc" nhau.
Sống như người thì sẽ ăn cơm với Bạn Lớn ngày hai bữa.
Sống như người thì nhắn tin cho đứa cháu gái đi học xa mỗi ngày một lần.
Sống như người thì không bao giờ gọi điện thoại hỏi ba, ba ơi ba sinh năm nào vậy ?
Sống như người thì sẽ nói câu chuyện vui vẻ nào đó với người chị gái sống cùng nhà.
Sống như người sẽ biết một mùa trăng qua.
Sống như người thì sẽ biết mình đang đi, đang ăn, đang thở. Chứ không phải đang trôi.
Sống như người sẽ nhớ trên đời này mình còn có bạn, nhiều bạn.
Sống như người thì tôi sẽ cười. Lâu quá không cười vì lòng vui, chỉ cười vì không muốn nói.
Cầm chén thuốc bắc uống bỗng trợn trừng nước mắt không phải vì đắng vì hôi mà vì buồn, dường như không có thứ thuốc nào chữa được bệnh bạc người.
NGUYỄN NGỌC TƯ
Thứ Ba, 27 tháng 10, 2009
Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2009
Tôi đi tìm mình trong những mùa trăng cũ!!!
Tôi đi tìm mình trong những mùa trăng cũ. Cái thuở nhà nghèo, ba má không đủ tiền chạy ăn, lấy đâu ra cho bốn anh em cái bánh hay cái lồng đèn cho những nỗi niềm con trẻ. Tôi nhớ anh em tôi mỗi bận tháng 8 về hay đi kiếm vải cũ, chặt tre, xin mấy lon gô dầu lửa. Và những tối rước đèn thay bằng rước đuốc. cũng rộn rã nói cười, cũng đi khắp xóm cùng thôn. Trong non nớt tuổi thơ, thấy trăng ngày rằm tháng 8 là ngày trăng đẹp nhất!
Tôi ngày nhỏ là một đứa ngốc nghếch! Con út trong nhà nên cái gì cũng hay đòi hỏi. Nhà không khá giả nhưng tôi-ngốc-nghếch lúc nào cũng muốn bằng bạn, bằng bè. Và anh chị tôi là những cái tôi khác , cái tôi-thương-em vô bờ vô bến. Trung thu năm nào ấy, tôi cũng không còn nhớ nữa. Chỉ day dứt nhớ mãi rằng các anh chị tôi đã nhịn tiền mua cho tôi một chiếc lồng đèn con gà thay cho những bó đuốc như các mùa trăng trước. Tôi ngốc nghếch sung sướng với món quà ấy mà có biết đâu, anh chị tôi đã dành trọn cho tôi cả mùa trăng. Vì tiền để các anh chị mua dầu đốt đuốc đã thay bằng một chiếc lồng đèn cho em. Mùa trăng của các anh chị tôi đã khuyết đi mất để cho trăng tôi tròn đầy niềm vui sướng. Và đi đến ngày hôm nay, tôi hay vẩn vơ nghĩ rằng ngoài mùa trăng năm ấy, các anh chị tôi còn hy sinh cho một tôi-hôm-nay vẫn hoài ngốc nghếch bao mùa trăng khác. Chị tôi đã dừng chân trước ngưỡng cửa đại học cho tôi rộng đường vào đời. Anh tôi đã ngậm ngùi chia tay chút tình cảm đầu đời để bôn ba kiếm tiền phụ ba má nuôi tôi ăn học. Biết làm thế nào để bù lại cho anh chị tôi những mùa trăng khuyết, ngày ấy, bây giờ và cả những ngày sau nữa?
Tôi đi tìm mình trong những mùa trăng cũ. Để thấy một tôi đang mải miết chảy xuôi giữa chập chờn ánh nến ngày thơ, với các anh chị tôi ấm áp chở che bằng ánh đuốc đỏ rực soi đường. Tôi đi tìm mình trong những mùa trăng cũ để thấy một tôi khác đang cố gắng chải bươn giữa một Sài thành nhộn nhịp, đôi lúc vỡ tan một khao khát được trở về bên vòng tay của ba má, của các anh chị tôi, những người thân yêu đã, đang và mải chở che cho tôi trên suốt hành trình. Tôi đi tìm mình trong những mùa trăng cũ, để thấy một tôi khác nữa đang trở về, về với ngày trăng sum họp, về với ngày trăng đẹp nhất. Ngày ấy là một ngày không xa!
Tôi ngày nhỏ là một đứa ngốc nghếch! Con út trong nhà nên cái gì cũng hay đòi hỏi. Nhà không khá giả nhưng tôi-ngốc-nghếch lúc nào cũng muốn bằng bạn, bằng bè. Và anh chị tôi là những cái tôi khác , cái tôi-thương-em vô bờ vô bến. Trung thu năm nào ấy, tôi cũng không còn nhớ nữa. Chỉ day dứt nhớ mãi rằng các anh chị tôi đã nhịn tiền mua cho tôi một chiếc lồng đèn con gà thay cho những bó đuốc như các mùa trăng trước. Tôi ngốc nghếch sung sướng với món quà ấy mà có biết đâu, anh chị tôi đã dành trọn cho tôi cả mùa trăng. Vì tiền để các anh chị mua dầu đốt đuốc đã thay bằng một chiếc lồng đèn cho em. Mùa trăng của các anh chị tôi đã khuyết đi mất để cho trăng tôi tròn đầy niềm vui sướng. Và đi đến ngày hôm nay, tôi hay vẩn vơ nghĩ rằng ngoài mùa trăng năm ấy, các anh chị tôi còn hy sinh cho một tôi-hôm-nay vẫn hoài ngốc nghếch bao mùa trăng khác. Chị tôi đã dừng chân trước ngưỡng cửa đại học cho tôi rộng đường vào đời. Anh tôi đã ngậm ngùi chia tay chút tình cảm đầu đời để bôn ba kiếm tiền phụ ba má nuôi tôi ăn học. Biết làm thế nào để bù lại cho anh chị tôi những mùa trăng khuyết, ngày ấy, bây giờ và cả những ngày sau nữa?
Tôi đi tìm mình trong những mùa trăng cũ. Để thấy một tôi đang mải miết chảy xuôi giữa chập chờn ánh nến ngày thơ, với các anh chị tôi ấm áp chở che bằng ánh đuốc đỏ rực soi đường. Tôi đi tìm mình trong những mùa trăng cũ để thấy một tôi khác đang cố gắng chải bươn giữa một Sài thành nhộn nhịp, đôi lúc vỡ tan một khao khát được trở về bên vòng tay của ba má, của các anh chị tôi, những người thân yêu đã, đang và mải chở che cho tôi trên suốt hành trình. Tôi đi tìm mình trong những mùa trăng cũ, để thấy một tôi khác nữa đang trở về, về với ngày trăng sum họp, về với ngày trăng đẹp nhất. Ngày ấy là một ngày không xa!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)