Hai bữa nay Sài sáng nào cũng lạnh, ù ù cạc cạc bước chân ra mé bờ sông, gió nhẹ mân mân từng hơi thở, tôi nghe trong tiếng gió từng hơi của Tết, lại vu vơ nhớ những chuyện ngày xưa, lúc còn ở Ninh! Mùa của những ngày sắp tết, gió cũng mân mân, lòng người cũng mân mân, y chang như những giấc bây giờ, tại Sài này!
Ninh tôi không nhiều ngày lanh, nắng nóng nhiều hơn. Nên những ngày lạnh là những ngày thật khác! Trò Ninh không khoái diện áo ấm, như đám bạn cũ, chỉ những khi trời lạnh dữ thần kinh tụi nó mới chịu khoác lên mình một cái áo khoác gì đó, chớ ba cái lạnh xoàn xoàn, tụi nó coi như đồ bỏ. Tôi thì khác, đi học xa, đạp xe lôm côm qua những đoạn đường vắng, bóng người, bóng nhà, bóng xe, cảm giác lạnh ăn sâu vào từng thớ thịt. Khoác thêm tấm áo, ngỡ như mình vừa bước ra khỏi mớ cô đơn!
Cã xóm tôi ở không nhà nào không theo đạo, nhưng là đạo Cao Đài. Bữa nói chuyện với bạn, ơ hờ, mà cũng có còn là bạn nữa đâu, người ta đã cám ơn, vì đã cho bạn bài học, đơn sơ giản dị về tình bạn (thế thì tôi đái vào cái tình bạn ấy, nhảm nhí và dễ bốc hơi, y chang Ninh tôi, ngày lạnh ít, nhưng lạnh tái tía!). Trở lại chuyện cũ, tôi hay bực, vì mỗi bận nói đến chuyện đạo, là bạn mặc nhiên cho rằng đó là Đạo Chúa, trời đất cơi, chỗ tôi người ta hà rầm ăn chay tụng kinh, cũng nói mình có đạo, nhưng đạo là đạo Cao Đài, cho nên lần sau có nói, thì cũng xin rõ ràng chi tiết, tôi không màng tiểu tiết, nhưng đã màng rồi là màng tới bên luôn. Cũng như tính tình kỳ cục, dễ thì cũng điên cuồng, khó thì cũng khó quằn quại!
Cả xóm tôi theo đạo Đài, nên Noel, giáng sinh gì gì đó người đạo không có khái tượng gì về dịp hội hè đình đám ngày Chúa sinh ra đời gì đấy! Trời lạnh, đêm mới bảy tám giờ tắt đèn, ngồi bật ra - dô (khoái cách ông hàng xóm tôi, lần nào cũng móm mém bật ra-dô, chứ hông phải bật ra đi ô như dân học thức tôi đây, nhưng nghe gần, vì nào giờ cha má mình, ông bà mình, cũng lớn lên từ những phương ngữ bình dân và giản dị cơ hồ như hơi thở đó!) Ngày giáng sinh, cả xóm chìm trong hơi lạnh, mà lạnh thì chỉ khiến cho con người ta đi ngủ sớm, gà cũng lên chuồng sớm, chỉ có đống ung, được cha trở trăn từ đâu giấc tờ mờ tối, ung cho đỡ lạnh, ngồi trong nhà dòm ra, thấy một trời khói bay nghi ngút, quyện lẫn trong đó là mùi ngai ngái khói, của vỏ trấu nhà Mười cha đi xin từ mấy bữa trước, của rơm rạ ruộng đồng, của một đời nghèo mà nhân nghĩa thủy chung, của những yêu thương quyện lên trong từng cái trở tay cho lửa lâu tàn chút nữa, cái lạnh được xua đi, cho yêu thương thật gần!
Rồi thì ngày sớm đi học, trên bước đường xa, thấy bóng dáng của ai xập xèo theo từng cánh gió! Má vẫn dậy sớm, canh lửa nồi than, cha cũng dậy sớm hơn! Không như lớp trẻ, trời lạnh chỉ khoái ngâm mình trông mền ấm, cha má dậy sớm, người lớn thường dậy sớm, bao giờ cũng vậy!
Tháng 12, hồi còn học phổ thông, là ngay chóc quãng mùa thi, nhắc tôi nhớ về những buổi trời rong, co ro như con tép chong đèn dậy sớm, học bài cho kịp với mùa thi gần tới! Con chữ nhảy quanh trong cánh gió xập xòe! Tôi đi qua mấy mùa học bài thi như thế, và bây giờ, lâu lâu lại thấy nhớ những cái lạnh trong quãng ngày chưa cũ ấy!
Nhớ năm đầu đại học, học buổi trưa, tuần hai buổi học tiếng anh, lại vào buổi sáng! Bữa tôi đi học sớm, có bạn Y., đã vô tự lúc nào, đứng thẩn thơ bên hành lang lầu tư, dòm xuống sân trường ngày Sài trở lạnh, hỏi đang nghĩ đến ai đó! Nhẹ nhàng như hơi thở, nhớ chồng! Tôi biết bạn kể từ ngày ấy! Cũng nhớ lần đó, bạn L. (một trong số ít những bạn đờn ông trong lớp đến giờ còn nói chuyện với tôi!), có mua giùm tôi hộp bún xào! Trong cái lạnh bất dưng mà nghe ấm áp! Đến giờ bạn vẫn hay mời tôi ăn chung thức gì đó! Lâu lâu vui vui, tôi nói thằng này nhìn thế mà tình cảm đậm đà hết sức à!
Sài mấy hôm nay trở lạnh, chạy xe ngoài đường có một chút mà hai mắt đã cay xè, rồi thì nước mắt chảy! Tôi mỉm cười vì đã lâu thiệt lâu mình chưa bật ra giọt nước mắt! Tự nhiên vui vì khi nước mắt chảy, nghĩa là tâm hồn người, vẫn còn biết đau!
Chủ Nhật, 31 tháng 10, 2010
Thứ Ba, 26 tháng 10, 2010
Chụp hình
Mấy hôm nay, tôi tranh thủ đi chụp hình mọi người, dù lò tò đến giờ vẫn chưa mua được một cái máy chụp hình nào đúng nghĩa (bạn tôi, dân miền Trung, chuyên gia gọi máy hình, lúc đầu tôi không hiểu, đến bây giờ thì không thích, sao lại là máy hình, tức máy + hình, phải là máy - chụp - hình chớ!). Điện thoại thì cùi bắp, mua hồi xưa lơ lắc, có chức năng chụp hình, nhưng lạng quạng coi chừng chụp cái miệng mà nhiều người dòm lầm hóa ra cái mũi thì chết, người đẹp chụp thành người xấu, và xấu thì khỏi dòm ra luôn, nên thôi, mỗi bận ngứa ngáy chân tay, mượn đỡ điện thoại của bạn lôi ra chụp!
Như sáng nay bơ quơ vác điện thoại đi chụp hình khắp lớp, bạn cười hí há, bạn che mặt che tay, bạn trề môi, bạn cười tí toét! Tôi định chụp một vài bạn, gọi là quan hệ ruột rà, máu mủ, nhưng dòm qua dòm lại thấy thương, lỡ có đăng hình chụp lên, năm mười mười lăm sau nữa, bạn dòm lại hình ảnh của mình hồi đại học, bỡ ngỡ bơ vơ vì tìm đâu ra bóng dáng mình ngày xưa. Không lo chuyện bao đồng nhưng tôi cũng biết, nếu có chụp thì cũng nên chụp cho hết cả những gương mặt này, để khỏi có ai như tôi, lúc lôi hình lớp ra, tìm hoài hổng thấy gương mặt của mình, nhiều khi chỉ để cười, vì cái dung mày sao ngố ộp và lỗ mãng kinh khủng, nhưng kệ, có hình của mình, tức là, rốp rẻng sự quan tâm, của người dành cho nhau!
Không phải ngẫu nhiên khi coi hình bạn, đăng trên facebook, tôi luôn rải lời bình luận, vui vui có, châm biếm có! Bởi đơn giản tôi nghĩ rằng, à, mình đang coi hình bạn mình, bạn mình đã đăng hình lên đây, nghĩa là họ muốn khoe, tui đẹp đó, tui xấu đó! Đã không dòm đến thì thôi, còn chẳng đặng đừng thì dù gì cũng để lại vài câu còm cho người đỡ vắng, cho lòng người đỡ quạnh! Thói quen coi hình, đọc bài, và để lại lời bình luận theo tôi từ cái thuở nào, đơn giản, bởi tôi nghĩ đó là sự quan tâm! (đang nói khéo người nào ghé nhà tôi chơi, khi về tay không, dửng dưng và vô cảm trước những món tôi đem ra đãi, đấy nhé!)
Lớp cũ của tôi, dạo gần đây đang râm ran, khi lớp người ta rập rờn đen hình hồi xưa cũ ra trưng trên facebook. Dòm thì khoái, vì cũng những gương mặt đó, những khoảng không gian đầy kỷ niệm đó, nhưng nghĩ lại thì thấy hối tiếc vô cùng, mắc cỡ vô cùng. Lớp tôi ngày xưa đi chơi cũng nhiều, sinh hoạt tập thể cũng đông, mà hồi nào, đợt nào cũng tòn ten quên mất tiêu ghi dấu kỷ niệm! Cắm trại, đi chơi Tết, đi chơi dịp hè, đi thả diều, đi nhậu, đi thăm thầy cô... bao bận đón đưa mà không lấy gì làm bằng chứng. Hai mươi năm nữa, nếu có họp lớp thì chắc cũng chỉ mỗi tênh hênh nhớ nhung và bạn bè nuối tiếc vì giá như ngày xưa, phải, ngày xưa... chụp hình để khi buồn giỡ ra coi lại, hay phải biết!
Những tấm hình cũ luôn làm cho tôi cảm thấy mình khác đi từng ngày! Năm lớp mười nụ cười tíu tít, năm lớp mười một tóc tai bom bi, năm mười hai cò hương ốm nhom ốm nhách. Năm nhất đại học, tôi tếu táo những nụ cười, bước qua năm hai tôi khoe răng hàm trong những nụ cười rốp rẻng, năm ba cười ít đi một chút, thấy thấp thỏm những nỗi buồn nhiều hơn vui, qua năm tư cũng nụ cười ấy nhưng thấy mất tiêu những niềm vụng dại, ngây thơ trôi đi tuốt luốt! Để rồi buổi trời chạng vạng chưa rõ mặt người, trong ánh tà dương tôi nhờ bạn bấm cho hơn chục kiểu ảnh, biểu ráng bắt cho được tôi của nụ cười trẻ nít, tít mắt, vô tư... Về nhà giở hình ra coi, thầm cảm ơn bạn, hay cảnh, hay tâm trạng người đã khiến cho mình dòm cũng còn vô tư quá xá!
Rồi khi thời gian đi qua, điều đọng lại dĩ nhiên sẽ chỉ là hoài niệm! Tôi ơ hờ nhận ra mình có quá ít hình chụp chung với lớp, lớp cũ cũng thế, lớp đại học cũng thế! Dòm lại hình bạn gửi lên face vào những năm đầu tiên bước chân vào đại học, tìm mỏi mắt chồn chân cũng không kiếm ra hình ảnh của mình! buồn buồn, vì nghĩa là tôi đã không trọn vẹn trong những guồng quay của lớp, nhớ lần nào đó tôi dại dột nói ra tôi yêu lớp này, bây giờ nghĩ lại mà ngập tràn trong nuối tiếc! Yêu một cái gì đó, nghĩa là sẽ phải cháy hết mình vì nó! Tôi không tham gia đợt 8.3 đầu tiên tổ chức cho các bạn nữ trong lớp, để cho mãi đến tận sau này chắc sẽ còn hoài tiếc về những sự kiện xảy ra trong buổi ngày hôm ấy, những sự kiện mà có lẽ, hình ảnh chụp lại, nếu có, cũng không thể nào diễn tả hết nổi đâu!
Chỉ còn hai tháng nữa thôi, sẽ tạm chia tay môi trường này... và công việc độ rày tôi yêu thích nhất, chắc là chụp hình! Đơn giản tôi gọi đó là sự quan tâm, đến những ngày có thể gọi là, vui nhất của mỗi người!
Như sáng nay bơ quơ vác điện thoại đi chụp hình khắp lớp, bạn cười hí há, bạn che mặt che tay, bạn trề môi, bạn cười tí toét! Tôi định chụp một vài bạn, gọi là quan hệ ruột rà, máu mủ, nhưng dòm qua dòm lại thấy thương, lỡ có đăng hình chụp lên, năm mười mười lăm sau nữa, bạn dòm lại hình ảnh của mình hồi đại học, bỡ ngỡ bơ vơ vì tìm đâu ra bóng dáng mình ngày xưa. Không lo chuyện bao đồng nhưng tôi cũng biết, nếu có chụp thì cũng nên chụp cho hết cả những gương mặt này, để khỏi có ai như tôi, lúc lôi hình lớp ra, tìm hoài hổng thấy gương mặt của mình, nhiều khi chỉ để cười, vì cái dung mày sao ngố ộp và lỗ mãng kinh khủng, nhưng kệ, có hình của mình, tức là, rốp rẻng sự quan tâm, của người dành cho nhau!
Không phải ngẫu nhiên khi coi hình bạn, đăng trên facebook, tôi luôn rải lời bình luận, vui vui có, châm biếm có! Bởi đơn giản tôi nghĩ rằng, à, mình đang coi hình bạn mình, bạn mình đã đăng hình lên đây, nghĩa là họ muốn khoe, tui đẹp đó, tui xấu đó! Đã không dòm đến thì thôi, còn chẳng đặng đừng thì dù gì cũng để lại vài câu còm cho người đỡ vắng, cho lòng người đỡ quạnh! Thói quen coi hình, đọc bài, và để lại lời bình luận theo tôi từ cái thuở nào, đơn giản, bởi tôi nghĩ đó là sự quan tâm! (đang nói khéo người nào ghé nhà tôi chơi, khi về tay không, dửng dưng và vô cảm trước những món tôi đem ra đãi, đấy nhé!)
Lớp cũ của tôi, dạo gần đây đang râm ran, khi lớp người ta rập rờn đen hình hồi xưa cũ ra trưng trên facebook. Dòm thì khoái, vì cũng những gương mặt đó, những khoảng không gian đầy kỷ niệm đó, nhưng nghĩ lại thì thấy hối tiếc vô cùng, mắc cỡ vô cùng. Lớp tôi ngày xưa đi chơi cũng nhiều, sinh hoạt tập thể cũng đông, mà hồi nào, đợt nào cũng tòn ten quên mất tiêu ghi dấu kỷ niệm! Cắm trại, đi chơi Tết, đi chơi dịp hè, đi thả diều, đi nhậu, đi thăm thầy cô... bao bận đón đưa mà không lấy gì làm bằng chứng. Hai mươi năm nữa, nếu có họp lớp thì chắc cũng chỉ mỗi tênh hênh nhớ nhung và bạn bè nuối tiếc vì giá như ngày xưa, phải, ngày xưa... chụp hình để khi buồn giỡ ra coi lại, hay phải biết!
Những tấm hình cũ luôn làm cho tôi cảm thấy mình khác đi từng ngày! Năm lớp mười nụ cười tíu tít, năm lớp mười một tóc tai bom bi, năm mười hai cò hương ốm nhom ốm nhách. Năm nhất đại học, tôi tếu táo những nụ cười, bước qua năm hai tôi khoe răng hàm trong những nụ cười rốp rẻng, năm ba cười ít đi một chút, thấy thấp thỏm những nỗi buồn nhiều hơn vui, qua năm tư cũng nụ cười ấy nhưng thấy mất tiêu những niềm vụng dại, ngây thơ trôi đi tuốt luốt! Để rồi buổi trời chạng vạng chưa rõ mặt người, trong ánh tà dương tôi nhờ bạn bấm cho hơn chục kiểu ảnh, biểu ráng bắt cho được tôi của nụ cười trẻ nít, tít mắt, vô tư... Về nhà giở hình ra coi, thầm cảm ơn bạn, hay cảnh, hay tâm trạng người đã khiến cho mình dòm cũng còn vô tư quá xá!
Rồi khi thời gian đi qua, điều đọng lại dĩ nhiên sẽ chỉ là hoài niệm! Tôi ơ hờ nhận ra mình có quá ít hình chụp chung với lớp, lớp cũ cũng thế, lớp đại học cũng thế! Dòm lại hình bạn gửi lên face vào những năm đầu tiên bước chân vào đại học, tìm mỏi mắt chồn chân cũng không kiếm ra hình ảnh của mình! buồn buồn, vì nghĩa là tôi đã không trọn vẹn trong những guồng quay của lớp, nhớ lần nào đó tôi dại dột nói ra tôi yêu lớp này, bây giờ nghĩ lại mà ngập tràn trong nuối tiếc! Yêu một cái gì đó, nghĩa là sẽ phải cháy hết mình vì nó! Tôi không tham gia đợt 8.3 đầu tiên tổ chức cho các bạn nữ trong lớp, để cho mãi đến tận sau này chắc sẽ còn hoài tiếc về những sự kiện xảy ra trong buổi ngày hôm ấy, những sự kiện mà có lẽ, hình ảnh chụp lại, nếu có, cũng không thể nào diễn tả hết nổi đâu!
Chỉ còn hai tháng nữa thôi, sẽ tạm chia tay môi trường này... và công việc độ rày tôi yêu thích nhất, chắc là chụp hình! Đơn giản tôi gọi đó là sự quan tâm, đến những ngày có thể gọi là, vui nhất của mỗi người!
Thứ Sáu, 22 tháng 10, 2010
Và cho FTU's Day
Khi chuẩn bị thi đại học, tôi quơ quào vào trang web của trường Tthương, đặt một cái tên, tò te tú tí, sau đó mới biết, diễn đàn này không phải của cái trường mình đăng ký vào, mà thật ra nó là cha, chú, là đàn anh, dây mơ rễ má từ mấy chục năm trời. Độ đó, tôi không vào trang web ấy nữa.
Một tháng sau ngày thi đại học, tôi biết mình đậu! Lại lần mò trở về đường cũ, vô diễn đàn của người anh em, làm quen không khí, khẩu khí của dân trường Thương. Quãng ấy, là lúc bà con mình đang rục rịch chuẩn bị cho một ngày, nôm na là FTU's Day, chết bỏ ngày đó, tôi không biết cái tên ấy từ đâu ra, nghe vô duyên và không có gì ấn tượng. Một tháng sau tôi nhập học, kể từ đó, chỉ vào trang web kia mỗi bận mùa thi đặng tìm tài liệu, kiếm phao.
FTU's Day là một sự kiện lớn, có thể nói là bự nhất trong năm, của dân trường Thương. Vào ngày đó, sẽ có hát múa, văn nghệ hoành tráng giấc tối, nhảy vào buổi trưa, trò chơi dân gian vào buổi tờ mờ sáng, ẩm thực hội hè thì từ sáng đến khuya. Bà con thiên hạ rần rần đăng đăng đê đê rủ rê bạn bè, gia đình, hàng xóm tới coi, giữ ghế, giữ chỗ từ đâu lúc trời còn chưa sáng! Với tôi, từ năm nhất đã không tham gia, nửa chừng bỏ về, đến năm thứ tư, cũng gọi là tham gia cho có hương có hoa, không chè không cháo, thấy mần cái ngày này nó nhàn nhạt, có cũng được mà không có coi mòi cũng được luôn! Thế nên bữa bạn khối trưởng rủ tôi đi ăn nhậu liên hoan sau kỳ hội hè hoành tráng, tôi từ chối! Trong bụng rủa thầm, trời đất sao năm nào cũng có cái màn hậu kỳ này, bộ thành công rực rỡ lắm hay sao ta? Bạn đi ăn về, có chụp hình, dòm nhiều người thấy mà nóng, dám cá trong số ấy, có người suốt cả kỳ lễ hội, có đụng tay mó chân vô làm cái gì đâu, mà giờ ngồi cụng bia kêu rốp rẻng. Thiệt tình, tự nhiên thấy tội cho bạn khác, năm nào cũng mày mò làm ra cái trại, rồi trang trí báo tường, rồi nọ nọ kia kia! Hiền khô, ít nói, mà làm nhiều. Thế mà đến lúc chung vui, hổng thấy mặt bạn đâu hết trơn! Nghĩ vậy mà tôi từ chối, chứ hổng có hờn giận gì ai ráo trọi!
Nói về FTU's Day, tôi nghỉ đến bạn Đ. Tội nghiệp, tiểu thư, nhà có hai chị em, chắc ba má cưng, hổng cho làm gì hết trơn! Mỗi bận rủ bạn đi chơi, có ngủ qua đêm, trong sáng tinh khiết, mà lần nào bạn cũng lắc đầu quầy quậy, tỉnh bơ nói má tui hổng cho! Nghe trong lời nói có cái gì đó chua chát bay gọn lỏn qua chỗ tôi, bối rối! Nói như thế, có nghĩa là, bạn thuộc kiểu người được gia đình ấp ủ, không cho ra đời nhiều! Thế mà bận nào trường có hội, hay tôi có công tác gì cần đến cái sự gọi là khéo tay, hoa văn nọ kia, cùng đường nhờ đến bạn! Thể nào rồi bạn cũng gật đầu đồng ý, và khi ra tay, nghĩa là không còn chỗ nào để chê! Lớp tôi cũng nhờ những người như thế, mà làm cho cái trại của lớp ra hình, ra dáng! Bữa thấy bạn tất tả chạy về, ngồi trên chiếc bus tối thui, tự dưng thấy thương!
Những người làm nên FTu's Day của lớp, cũng phải kể đến Th. Mặc dù tôi đã không còn nói chuyện, dòm mặt bạn từ hồi nào tôi không còn nhớ! Nhưng cũng phải nói, bởi mấy chuyện hậu cần, bạn năng nổ xông xáo, không đứng một chỗ chỉ tay, mà việc chi cũng xốc tay vô, việc chi cũng lót tót làm! Bữa qua đăng lại tấm hình chụp bạn hồi năm nhất, cười muốn rụng cái rún vì mặt bạn hồi xưa ngơ ngác quá, ốm nhom, tóc chẻ bảy ba, hai hàm răng cười còn hơn là mùa thu tỏa nắng! Cũng tự nhiên mà thấy nhớ, bạn của những ngày "chưa - thấy - mình - bị - người - ta - ăn - hiếp" hồn nhiên và thân thương quá đỗi!
Và U., không thân không quen với tôi, nhưng tấm báo tường nào của lớp cũng có bàn tay bạn góp vô, nét cọ vẽ nào trên cổng trại trang trí cũng đều có thể là do ý tưởng của bạn viết nên. Bạn quê ở Đắc Lắc, khoái đọc văn, đọc nhiều, và nghe đồn hình như truyện nào bạn cũng đọc! Tôi không thân nhiều với bạn, nhưng thích bạn ở chỗ ít nói, nhưng mỗi bận lớp nhờ bạn làm gì, bạn cũng đều vui vẻ nhận lời! Bạn viết cũng hay, nhưng chưa đọc nhiều của bạn, hy vọng bạn cũng có cắm sào trên mảnh đất này, và một ngày mời tôi ghé nhà chơi, không cần trà bánh, cũng gọi là thỏa mãn!
Tôi nghĩ nhiều đến ai nữa?
+ Nhắn nhe với bạn Đ.: tui có hai coupons coffe Highlands, nếu bà đọc được cái này sớm, và có ngẫu hứng, thì xin mời bà đi cà phê với t một buổi! Từ rày đến hết tháng 10, bà nhé!
Một tháng sau ngày thi đại học, tôi biết mình đậu! Lại lần mò trở về đường cũ, vô diễn đàn của người anh em, làm quen không khí, khẩu khí của dân trường Thương. Quãng ấy, là lúc bà con mình đang rục rịch chuẩn bị cho một ngày, nôm na là FTU's Day, chết bỏ ngày đó, tôi không biết cái tên ấy từ đâu ra, nghe vô duyên và không có gì ấn tượng. Một tháng sau tôi nhập học, kể từ đó, chỉ vào trang web kia mỗi bận mùa thi đặng tìm tài liệu, kiếm phao.
FTU's Day là một sự kiện lớn, có thể nói là bự nhất trong năm, của dân trường Thương. Vào ngày đó, sẽ có hát múa, văn nghệ hoành tráng giấc tối, nhảy vào buổi trưa, trò chơi dân gian vào buổi tờ mờ sáng, ẩm thực hội hè thì từ sáng đến khuya. Bà con thiên hạ rần rần đăng đăng đê đê rủ rê bạn bè, gia đình, hàng xóm tới coi, giữ ghế, giữ chỗ từ đâu lúc trời còn chưa sáng! Với tôi, từ năm nhất đã không tham gia, nửa chừng bỏ về, đến năm thứ tư, cũng gọi là tham gia cho có hương có hoa, không chè không cháo, thấy mần cái ngày này nó nhàn nhạt, có cũng được mà không có coi mòi cũng được luôn! Thế nên bữa bạn khối trưởng rủ tôi đi ăn nhậu liên hoan sau kỳ hội hè hoành tráng, tôi từ chối! Trong bụng rủa thầm, trời đất sao năm nào cũng có cái màn hậu kỳ này, bộ thành công rực rỡ lắm hay sao ta? Bạn đi ăn về, có chụp hình, dòm nhiều người thấy mà nóng, dám cá trong số ấy, có người suốt cả kỳ lễ hội, có đụng tay mó chân vô làm cái gì đâu, mà giờ ngồi cụng bia kêu rốp rẻng. Thiệt tình, tự nhiên thấy tội cho bạn khác, năm nào cũng mày mò làm ra cái trại, rồi trang trí báo tường, rồi nọ nọ kia kia! Hiền khô, ít nói, mà làm nhiều. Thế mà đến lúc chung vui, hổng thấy mặt bạn đâu hết trơn! Nghĩ vậy mà tôi từ chối, chứ hổng có hờn giận gì ai ráo trọi!
Nói về FTU's Day, tôi nghỉ đến bạn Đ. Tội nghiệp, tiểu thư, nhà có hai chị em, chắc ba má cưng, hổng cho làm gì hết trơn! Mỗi bận rủ bạn đi chơi, có ngủ qua đêm, trong sáng tinh khiết, mà lần nào bạn cũng lắc đầu quầy quậy, tỉnh bơ nói má tui hổng cho! Nghe trong lời nói có cái gì đó chua chát bay gọn lỏn qua chỗ tôi, bối rối! Nói như thế, có nghĩa là, bạn thuộc kiểu người được gia đình ấp ủ, không cho ra đời nhiều! Thế mà bận nào trường có hội, hay tôi có công tác gì cần đến cái sự gọi là khéo tay, hoa văn nọ kia, cùng đường nhờ đến bạn! Thể nào rồi bạn cũng gật đầu đồng ý, và khi ra tay, nghĩa là không còn chỗ nào để chê! Lớp tôi cũng nhờ những người như thế, mà làm cho cái trại của lớp ra hình, ra dáng! Bữa thấy bạn tất tả chạy về, ngồi trên chiếc bus tối thui, tự dưng thấy thương!
Những người làm nên FTu's Day của lớp, cũng phải kể đến Th. Mặc dù tôi đã không còn nói chuyện, dòm mặt bạn từ hồi nào tôi không còn nhớ! Nhưng cũng phải nói, bởi mấy chuyện hậu cần, bạn năng nổ xông xáo, không đứng một chỗ chỉ tay, mà việc chi cũng xốc tay vô, việc chi cũng lót tót làm! Bữa qua đăng lại tấm hình chụp bạn hồi năm nhất, cười muốn rụng cái rún vì mặt bạn hồi xưa ngơ ngác quá, ốm nhom, tóc chẻ bảy ba, hai hàm răng cười còn hơn là mùa thu tỏa nắng! Cũng tự nhiên mà thấy nhớ, bạn của những ngày "chưa - thấy - mình - bị - người - ta - ăn - hiếp" hồn nhiên và thân thương quá đỗi!
Và U., không thân không quen với tôi, nhưng tấm báo tường nào của lớp cũng có bàn tay bạn góp vô, nét cọ vẽ nào trên cổng trại trang trí cũng đều có thể là do ý tưởng của bạn viết nên. Bạn quê ở Đắc Lắc, khoái đọc văn, đọc nhiều, và nghe đồn hình như truyện nào bạn cũng đọc! Tôi không thân nhiều với bạn, nhưng thích bạn ở chỗ ít nói, nhưng mỗi bận lớp nhờ bạn làm gì, bạn cũng đều vui vẻ nhận lời! Bạn viết cũng hay, nhưng chưa đọc nhiều của bạn, hy vọng bạn cũng có cắm sào trên mảnh đất này, và một ngày mời tôi ghé nhà chơi, không cần trà bánh, cũng gọi là thỏa mãn!
Tôi nghĩ nhiều đến ai nữa?
+ Nhắn nhe với bạn Đ.: tui có hai coupons coffe Highlands, nếu bà đọc được cái này sớm, và có ngẫu hứng, thì xin mời bà đi cà phê với t một buổi! Từ rày đến hết tháng 10, bà nhé!
Thứ Ba, 19 tháng 10, 2010
Hà Nội, Hà Nội.
Với tôi, Hà Nội là một niềm xôi xa và dẳng dài trong tiềm thức. Ở nơi đó, có trái tim của đất nước, có Hồ Gươm mà ngày nhỏ má hay kể về một vị thần đem gươm báu giúp nước, giúp vua. Và Hà Nội, còn có Bác Hồ, Người mà thuở lóc chóc loi choi, tôi hay ngêu ngao Đêm qua con mơ gặp Bác Hồ, và cho mãi đến tận bây giờ, tôi vẫn không nguôi mong mỏi được một lần nhìn thấy Bác. Hà Nội, Hà Nội. Hôm nay Hà Nội đã qua tuổi ngàn năm...
Tôi là người miền Nam, sinh ra và lớn lên ở miền Nam. Xóm tôi ở, quẩn quanh chỉ toàn bà con lối xóm, dòng họ có, nội ngoại có. Điểm chung là giọng nói, là lối sống, là nếp nghĩ, nếp nhà. Ngày nhỏ, tôi không biết giọng nói nào khác, ngoài giọng ngọt lịm của chị bán chổi trưa nào cũng chạy ngang qua nhà tôi, tóc dài trôi lưng chừng ký ức, kêu chổi đây, ai mua chổi không rải miên man một trưa hong hóng nắng? Giọng nhặn xị của người hàng xóm mỗi bận chửi nhau, lèo nhèo léo nhéo của cha tôi khi vô một xị, hai xị đế. Giọng má tôi hay thầm thì kể tôi nghe chuyện đời xưa có ông tiên hay hiện lên giúp cho người hiền đánh lại kẻ ác. Giọng của anh chị tôi, cũng như tôi, dễ nghe, dễ hiểu. Tôi chưa từng nghe một giọng nói nào khác, một phương ngữ khác. Khi nghĩ về Hà Nội, tôi nghĩ đến câu Bắc Kỳ lai mười hai lỗ đít, Bắc Kỳ ăn cá rô phi/ ăn nhằm lựu đạn chết cha Bắc Kỳ. Cơ hồ ngày đó, tôi chẳng biết gì về Hà Nội, chỉ biết rằng à, nơi đó xa lắm, người nơi đó ghê ghớm lắm! (vì bởi họ có tới tận mười hai cái lỗ … lận mà!)
Hình như cả nhà tôi, hầu hết đều không thích giao lưu, nói chuyện, rề rà quan hệ với những người miền Bắc. Má tôi bảo, dân Bắc ở dơ. Bởi ngày xưa, hồi má đi bán đồ lậu mé cầu Quang trở ra, khúc Châu Thành, Biên… này nọ, mà phía ấy, từ quãng 54 đã lập thành làng, thành ấp, nơi có nhiều người theo đạo Chúa, khác với chúng tôi về ngôn ngữ, về tôn giáo, và cách thức làm ăn. Họ trồng rau, làm đậu hũ, nuôi heo… này nọ, và má bảo họ lấy phân người bón cho rau màu tươi tốt. Họ trồng bắp cải, mồng tơi, mướp, dền… mà không ăn, chỉ toàn đem xuống Hoa để bán. Má tận mắt thấy, và sau này, nhiều người cũng thấy! Nên má nói, dân Bắc không chơi được, vì họ ở dơ.
Với cha tôi, đơn giản chỉ vì họ không ca được bài bản vọng cổ, thứ âm nhạc mà nhỏ lớn cha đã mê, và giọng hát của cha cũng khối người mê chết. Đã bước qua phía bên kia con dốc, mà giọng cha vẫn còn bén lắm, ngạo nghễ lắm. Và cha không thích những người nào, mà khi cất giọng vọng cổ lên đã thấy ngay một trời kinh khiếp, câu vọng cổ vỡ tan, xuống xề mà nghe lốp bốp, muốn khóc. Cha không chịu, nếu mai này vợ tôi là người không biết ca vọng cổ. Cha nói thế! Cơ mà làm sao tôi tìm được cho cha một cô biết ca vọng cổ đây trời! Vả lại bây giờ, người ta chỉ toàn ca vọng cổ teen thôi cha ơi!
Các câu tôi cũng không thích người miền Bắc! Cậu út tôi hay nhái giọng Bắc, nói dòm thằng nào mà trên mặt có hai cọng rau muống, là biết ngay Bắc Kỳ. Người miền Bắc không biết có khoái ăn cái thứ rau ấy không, chứ cá nhân tôi, nhà tôi, thiệt tình ít khi ăn rau muống lắm. Đổi lại, nhà tôi khoái ăn rau lang, rau tập tàng, những thứ rau dân dã ngoài vườn, có khi đổi một buổi chiều tềnh tang bờ ao ruộng lúa lấy một rổ đầy um úp những sản vật đồng quê cho bữa cơm chiều thêm đầy! Và cậu tôi không thích người miền Bắc, dám lắm, bởi họ chỉ toàn ăn rau muống thôi!
Và người hàng xóm kế nhà tôi, cũng không ưa gì dân Bắc, bởi mỗi lần bật tivi lên, phim truyền hình, nghe giọng chanh chua, chửi có văn có vần là y như rằng họ chuyển sang kênh khác, rốp ra rốp rẻng mà nhanh gọn lẹ, chửi liền tay day liền mặt chứ không phải đội cả tổ tiên, ông bà cha mạ người ta ra! Tôi thì cũng bó tay, vì nào giờ có chửi lộn, có đánh lộn thì cùng lắm tới thế hệ thứ hai, tức cha hoặc má, không bao giờ lôi ra tới tám chục đời tám hoánh của người khác ra kể lể. Tội!
Nói như thế, không có nghĩa là người miền Bắc là những gì kinh khủng và đáng ghét. Bởi lẽ sự khác nhau trong cách cư xử, trong giọng nói, trong phong tục tập quán, nền tảng văn hóa mà nhiều khi làm cho con người ta không thể dung hòa được. Nhưng vượt lên trên tất cả, thì chính là mối dây đồng bào, đã và sẽ liên kết người giọng Nam với người phương Bắc lại với nhau. Khi Hà Nội đang tưng bừng cho những ngày đại lễ nghìn năm tuổi, dân phương Nam thử hỏi ai không ao ước, không háo hức được trở về, phải trở về, với chính thủ đô yêu quý của dân tộc mình. Ai cũng có một quê hương, và khi quẳng trên vai một túi vali, đi tìm phố ở một chân trời khác, rồi thì cũng cảm thấy mình thật tự hào là dân Việt. Cảm giác tự hào vô bờ bến khi giáo sư Châu lần đầu tiên đạt giải Fields khiến cho tôi thấy mình vô cùng tự hào, tự hào vì mình là người Việt Nam, là đồng hương của người nói giọng – miền - Bắc ấy! Và trong vô vàn những lần khác, như khi coi những thước phim tài liệu quý giá ngắn ngủi về những ngày Hà Nội ta đánh Mỹ, ngày giải phóng thủ đô… lại càng thêm yêu, thêm quý trái tim của đất nước. Phải, Hà Nội đã ở sẵn trong sâu thẳm trái tim mỗi người!
Tôi là người miền Nam, sinh ra và lớn lên ở miền Nam. Xóm tôi ở, quẩn quanh chỉ toàn bà con lối xóm, dòng họ có, nội ngoại có. Điểm chung là giọng nói, là lối sống, là nếp nghĩ, nếp nhà. Ngày nhỏ, tôi không biết giọng nói nào khác, ngoài giọng ngọt lịm của chị bán chổi trưa nào cũng chạy ngang qua nhà tôi, tóc dài trôi lưng chừng ký ức, kêu chổi đây, ai mua chổi không rải miên man một trưa hong hóng nắng? Giọng nhặn xị của người hàng xóm mỗi bận chửi nhau, lèo nhèo léo nhéo của cha tôi khi vô một xị, hai xị đế. Giọng má tôi hay thầm thì kể tôi nghe chuyện đời xưa có ông tiên hay hiện lên giúp cho người hiền đánh lại kẻ ác. Giọng của anh chị tôi, cũng như tôi, dễ nghe, dễ hiểu. Tôi chưa từng nghe một giọng nói nào khác, một phương ngữ khác. Khi nghĩ về Hà Nội, tôi nghĩ đến câu Bắc Kỳ lai mười hai lỗ đít, Bắc Kỳ ăn cá rô phi/ ăn nhằm lựu đạn chết cha Bắc Kỳ. Cơ hồ ngày đó, tôi chẳng biết gì về Hà Nội, chỉ biết rằng à, nơi đó xa lắm, người nơi đó ghê ghớm lắm! (vì bởi họ có tới tận mười hai cái lỗ … lận mà!)
Hình như cả nhà tôi, hầu hết đều không thích giao lưu, nói chuyện, rề rà quan hệ với những người miền Bắc. Má tôi bảo, dân Bắc ở dơ. Bởi ngày xưa, hồi má đi bán đồ lậu mé cầu Quang trở ra, khúc Châu Thành, Biên… này nọ, mà phía ấy, từ quãng 54 đã lập thành làng, thành ấp, nơi có nhiều người theo đạo Chúa, khác với chúng tôi về ngôn ngữ, về tôn giáo, và cách thức làm ăn. Họ trồng rau, làm đậu hũ, nuôi heo… này nọ, và má bảo họ lấy phân người bón cho rau màu tươi tốt. Họ trồng bắp cải, mồng tơi, mướp, dền… mà không ăn, chỉ toàn đem xuống Hoa để bán. Má tận mắt thấy, và sau này, nhiều người cũng thấy! Nên má nói, dân Bắc không chơi được, vì họ ở dơ.
Với cha tôi, đơn giản chỉ vì họ không ca được bài bản vọng cổ, thứ âm nhạc mà nhỏ lớn cha đã mê, và giọng hát của cha cũng khối người mê chết. Đã bước qua phía bên kia con dốc, mà giọng cha vẫn còn bén lắm, ngạo nghễ lắm. Và cha không thích những người nào, mà khi cất giọng vọng cổ lên đã thấy ngay một trời kinh khiếp, câu vọng cổ vỡ tan, xuống xề mà nghe lốp bốp, muốn khóc. Cha không chịu, nếu mai này vợ tôi là người không biết ca vọng cổ. Cha nói thế! Cơ mà làm sao tôi tìm được cho cha một cô biết ca vọng cổ đây trời! Vả lại bây giờ, người ta chỉ toàn ca vọng cổ teen thôi cha ơi!
Các câu tôi cũng không thích người miền Bắc! Cậu út tôi hay nhái giọng Bắc, nói dòm thằng nào mà trên mặt có hai cọng rau muống, là biết ngay Bắc Kỳ. Người miền Bắc không biết có khoái ăn cái thứ rau ấy không, chứ cá nhân tôi, nhà tôi, thiệt tình ít khi ăn rau muống lắm. Đổi lại, nhà tôi khoái ăn rau lang, rau tập tàng, những thứ rau dân dã ngoài vườn, có khi đổi một buổi chiều tềnh tang bờ ao ruộng lúa lấy một rổ đầy um úp những sản vật đồng quê cho bữa cơm chiều thêm đầy! Và cậu tôi không thích người miền Bắc, dám lắm, bởi họ chỉ toàn ăn rau muống thôi!
Và người hàng xóm kế nhà tôi, cũng không ưa gì dân Bắc, bởi mỗi lần bật tivi lên, phim truyền hình, nghe giọng chanh chua, chửi có văn có vần là y như rằng họ chuyển sang kênh khác, rốp ra rốp rẻng mà nhanh gọn lẹ, chửi liền tay day liền mặt chứ không phải đội cả tổ tiên, ông bà cha mạ người ta ra! Tôi thì cũng bó tay, vì nào giờ có chửi lộn, có đánh lộn thì cùng lắm tới thế hệ thứ hai, tức cha hoặc má, không bao giờ lôi ra tới tám chục đời tám hoánh của người khác ra kể lể. Tội!
Nói như thế, không có nghĩa là người miền Bắc là những gì kinh khủng và đáng ghét. Bởi lẽ sự khác nhau trong cách cư xử, trong giọng nói, trong phong tục tập quán, nền tảng văn hóa mà nhiều khi làm cho con người ta không thể dung hòa được. Nhưng vượt lên trên tất cả, thì chính là mối dây đồng bào, đã và sẽ liên kết người giọng Nam với người phương Bắc lại với nhau. Khi Hà Nội đang tưng bừng cho những ngày đại lễ nghìn năm tuổi, dân phương Nam thử hỏi ai không ao ước, không háo hức được trở về, phải trở về, với chính thủ đô yêu quý của dân tộc mình. Ai cũng có một quê hương, và khi quẳng trên vai một túi vali, đi tìm phố ở một chân trời khác, rồi thì cũng cảm thấy mình thật tự hào là dân Việt. Cảm giác tự hào vô bờ bến khi giáo sư Châu lần đầu tiên đạt giải Fields khiến cho tôi thấy mình vô cùng tự hào, tự hào vì mình là người Việt Nam, là đồng hương của người nói giọng – miền - Bắc ấy! Và trong vô vàn những lần khác, như khi coi những thước phim tài liệu quý giá ngắn ngủi về những ngày Hà Nội ta đánh Mỹ, ngày giải phóng thủ đô… lại càng thêm yêu, thêm quý trái tim của đất nước. Phải, Hà Nội đã ở sẵn trong sâu thẳm trái tim mỗi người!
Thứ Tư, 13 tháng 10, 2010
Ăn dừa!
Được cô giáo đãi cho một bữa thịnh soạn về cái này: http://anhttt.blogspot.com/2010/10/bai-thu-hoach-ve-to-mi-tom-singapore.html, nên về nhà, bắt chước làm một cái khác!
Biết đến trái dừa nổi tiếng tên gọi là dừa sáp kể cũng lâu lơ lắc rồi! Từ cái hồi còn học phổ thông, bữa đọc báo Tuổi trẻ, nói đến loại dừa không có nước, thay bằng cái phần cơm dừa dẻo dẻo, thơm thơm, ngọt ngon và đặc biết nhất, là chỉ có ở mỗi vùng Cầu Kè, tỉnh Vinh, giá cao, trên một ngày làm công ở ngân hàng Z, nhưng không phải lúc nào cũng có, phải đặt trước. Cây dừa đặc biệt ở chỗ, trồng được ở mỗi Kè, đem qua Tre đố ông nào trồng lên được, dù Tre là xứ dừa, nổi tiếng từ cái hồi Đồng Khởi đốt đuốc lá dừa! Cũng quá trời lần muốn thử, như lần thử chạy xe đêm từ Ninh xuống phố, coi cảm giác ra sao (mà đến giờ này còn sợ, mơ mơ huyền mờ, ớn chết!). Nhưng một vì nói nào ngay cái giống dừa quý quá, nên chưa có dịp thử, hai nữa là bởi mắc quá, nếu có tiền, cũng chưa chắc mua ăn, dù là ăn cho biết! (quan điểm của tôi, thà đừng thử, mắc công ghiền, chết đứng!)
Rồi bữa qua, chị cùng phòng, chắc cũng hổng phải dân Kè, nhưng có công chuyện, nhờ người gởi lên hai trái, một trái cất túi, một trái ngoắc tôi, nhỏ nhẻ em với chị khui ra, cả phòng cùng thử! Dân phòng mình, hình như cũng chưa ai thử cái giống dừa kỳ lạ này hết!
Rồi thì đem xuống bếp, lấy con dao Thái Lan, có chít béo, cạy cạy nạo nạo! Một tay tôi, từ từ tước lấy mấy cái lớp vỏ, rồi xí xọn mượn đồ đập nước đá, vỗ đều một vòng tròn quanh trái dừa sáp! Nói nào ngay, dòm bên ngoài, đố ông nội ai biết,nó là trái dừa sáp! Cũng bình thường, y chang trái dừa (mà nó là trái dừa, chứ trái gì trời!), cũng có vỏ, nhưng có điều trái nhỏ nhỏ, dòm coi bộ cũng dễ thương! Bỏ vỏ xong thì ẻm nằm gọn trong lòng bàn tay, bự hơn em dừa xim một tí, nhưng với mấy loại khác, chắc nhỏ hơn nhiều, nhẹ hều, gọn ghẽ trong lòng bàn tay! Gáo của ẻm mỏng, rất dễ để nạy ra, khi nạy ra phải cẩn thận, coi chừng làm đổ cái thứ chất lỏng mà người ta gọi là tinh khiết nhất ra ngoài, bởi loại này không có nước, chỉ có mỗi một dung dich sền sệt, đặc đặc, dính vào tay thì rất rích, ngứa ngáy khó chịu lắm! Cơm dừa thì dễ khựa (hay khựi, từ địa phương, chỉ biết đọc, không biết viết!).
Trái dừa lúc bổ ra, không nghe thấy mùi thơm, chỉ thấy nó rích rích, vì bị chất lỏng sền sệt dính vô tay! Hai chị em hí hửng, lấy muỗng xúc vài xúc, rồi dòm nhau í ới, má ơi, có vầy thôi mà nó mắc! Y chang như nước miếng, của bà già, hông có mùi gì, chỉ nhừa nhựa trong miệng. Thế thôi! Rồi ù tế, bưng lên cho cả phòng cùng xài thử! Ai ăn một lần cũng buông đũa, buông muỗng, lần sau có mua, chắc để tiền mua dừa nước bình thường sướng hơn!
Tuy nhiên, phải chi bỏ thêm xíu đường, đập đá, rồi bỏ tủ lạnh, lạnh lạnh đem ra xơi, chắc là ngon hơn biết mấy! Nhưng lúc xấp xải ăn, là gần đến giờ về, ai cũng tù tì te tái chuẩn bị cặp sách chuẩn bị về nhà! Và cái gáo dừa, thứ mà người chưa ăn nghe tên thấy khoái, người trồng ra thấy mê, thì lại chỏng chơ trên bàn! Chờ ngày mai, mấy chị lao công sẽ dẹp tất! Một thứ đặc sản, qua tay, không một lời khen, không nhiều cảm xúc! Tôi đã được ăn thứ dừa nức tiếng, và cũng chẳng thấy ngon lành gì!
Nhưng với người nào chưa ăn, thì cũng nên ăn thử! Đơn giản vì nó mắc, thế thôi!
Biết đến trái dừa nổi tiếng tên gọi là dừa sáp kể cũng lâu lơ lắc rồi! Từ cái hồi còn học phổ thông, bữa đọc báo Tuổi trẻ, nói đến loại dừa không có nước, thay bằng cái phần cơm dừa dẻo dẻo, thơm thơm, ngọt ngon và đặc biết nhất, là chỉ có ở mỗi vùng Cầu Kè, tỉnh Vinh, giá cao, trên một ngày làm công ở ngân hàng Z, nhưng không phải lúc nào cũng có, phải đặt trước. Cây dừa đặc biệt ở chỗ, trồng được ở mỗi Kè, đem qua Tre đố ông nào trồng lên được, dù Tre là xứ dừa, nổi tiếng từ cái hồi Đồng Khởi đốt đuốc lá dừa! Cũng quá trời lần muốn thử, như lần thử chạy xe đêm từ Ninh xuống phố, coi cảm giác ra sao (mà đến giờ này còn sợ, mơ mơ huyền mờ, ớn chết!). Nhưng một vì nói nào ngay cái giống dừa quý quá, nên chưa có dịp thử, hai nữa là bởi mắc quá, nếu có tiền, cũng chưa chắc mua ăn, dù là ăn cho biết! (quan điểm của tôi, thà đừng thử, mắc công ghiền, chết đứng!)
Rồi bữa qua, chị cùng phòng, chắc cũng hổng phải dân Kè, nhưng có công chuyện, nhờ người gởi lên hai trái, một trái cất túi, một trái ngoắc tôi, nhỏ nhẻ em với chị khui ra, cả phòng cùng thử! Dân phòng mình, hình như cũng chưa ai thử cái giống dừa kỳ lạ này hết!
Rồi thì đem xuống bếp, lấy con dao Thái Lan, có chít béo, cạy cạy nạo nạo! Một tay tôi, từ từ tước lấy mấy cái lớp vỏ, rồi xí xọn mượn đồ đập nước đá, vỗ đều một vòng tròn quanh trái dừa sáp! Nói nào ngay, dòm bên ngoài, đố ông nội ai biết,nó là trái dừa sáp! Cũng bình thường, y chang trái dừa (mà nó là trái dừa, chứ trái gì trời!), cũng có vỏ, nhưng có điều trái nhỏ nhỏ, dòm coi bộ cũng dễ thương! Bỏ vỏ xong thì ẻm nằm gọn trong lòng bàn tay, bự hơn em dừa xim một tí, nhưng với mấy loại khác, chắc nhỏ hơn nhiều, nhẹ hều, gọn ghẽ trong lòng bàn tay! Gáo của ẻm mỏng, rất dễ để nạy ra, khi nạy ra phải cẩn thận, coi chừng làm đổ cái thứ chất lỏng mà người ta gọi là tinh khiết nhất ra ngoài, bởi loại này không có nước, chỉ có mỗi một dung dich sền sệt, đặc đặc, dính vào tay thì rất rích, ngứa ngáy khó chịu lắm! Cơm dừa thì dễ khựa (hay khựi, từ địa phương, chỉ biết đọc, không biết viết!).
Trái dừa lúc bổ ra, không nghe thấy mùi thơm, chỉ thấy nó rích rích, vì bị chất lỏng sền sệt dính vô tay! Hai chị em hí hửng, lấy muỗng xúc vài xúc, rồi dòm nhau í ới, má ơi, có vầy thôi mà nó mắc! Y chang như nước miếng, của bà già, hông có mùi gì, chỉ nhừa nhựa trong miệng. Thế thôi! Rồi ù tế, bưng lên cho cả phòng cùng xài thử! Ai ăn một lần cũng buông đũa, buông muỗng, lần sau có mua, chắc để tiền mua dừa nước bình thường sướng hơn!
Tuy nhiên, phải chi bỏ thêm xíu đường, đập đá, rồi bỏ tủ lạnh, lạnh lạnh đem ra xơi, chắc là ngon hơn biết mấy! Nhưng lúc xấp xải ăn, là gần đến giờ về, ai cũng tù tì te tái chuẩn bị cặp sách chuẩn bị về nhà! Và cái gáo dừa, thứ mà người chưa ăn nghe tên thấy khoái, người trồng ra thấy mê, thì lại chỏng chơ trên bàn! Chờ ngày mai, mấy chị lao công sẽ dẹp tất! Một thứ đặc sản, qua tay, không một lời khen, không nhiều cảm xúc! Tôi đã được ăn thứ dừa nức tiếng, và cũng chẳng thấy ngon lành gì!
Nhưng với người nào chưa ăn, thì cũng nên ăn thử! Đơn giản vì nó mắc, thế thôi!
Thứ Ba, 5 tháng 10, 2010
Vài dòng về phố!
Ai chọn làm quê cũng tiếp, cũng đón chào, để giọng nói Sài Gòn, nghĩa là, đủ thứ giọng nói… (Nguyễn Trung Quân)
Mỗi khi có ai hỏi nhà tôi ở đâu, tôi khẽ khọt, quê tôi ở Ninh. Khách bảo, ở thành phố cơ, tôi liền ơ hờ, tôi ở chỗ Bình Thạnh, gần ngã tư Hàng Xanh ấy! Cho dẫu lúc đó, rành rành là tôi đang trọ trong một căn nhà cấp bốn khu Văn Thánh, hay trong một cái chòi ọp ẹp gần trường tôi học, hoặc giả một cái nhà ven sông, bước ra sông gần hơn cái ngã tư ấy cả trăm lần. Nói điều đó, có nghĩa là, Sài Gòn, trong mắt tôi, nhiều khi quởn quơ chỉ trong một cái bùng binh mà ở đó, chiều nào, sáng nào xe cũng kẹt cứng ngắc. Chắc đơn giản, là do nó dễ chỉ đường, riết rồi mà thành ra quen thuộc!
Quen thuộc cũng phải thôi, vì chuyến bus đầu tiên tôi lủi vô, hồi năm nhất đại học, đó là xe bus số 8, không chạy thẳng tới ngã tư Hàng Xanh, mà chỉ mém mem chỗ ngã ba, người đời nôm na cũng lại là Hàng Xanh ấy. Lên xe bus, đất Gòn đón tôi bằng những lời khuyên ân cần thăm hỏi, tôi bảo chú tài chạy sao ghé trường Thương cho tôi, ông tài xế giật mình, cái trường đó nằm chỗ nào, tôi căng mình ra giải thích, nó nằm quãng D5, D2 gì đấy. Khổ nỗi năm ấy trường mới chuyển về cơ sở ở số 15, D5 như bây giờ, người rành đường mà nhiều khi đâm ban, hỏi cắc cơ trường Thương ở đâu, dám bậy bạ chỉ lên tuốt Phan Xích Long coi chừng lộn hàng chết là cái chắc! Xe bus chạy vòng vòng, cuối cùng thôi đành xuống tại Hàng Xanh vậ. Bắt đầu từ đó, tôi lội bộ về nhà trọ mình! Hàng Xanh làm chỗ xuất phát, cho một chặng đường mới, một sự khởi đầu mới!
Hồi năm nhất mỗi bận quỡn tôi hay tòn ten bắt bus ra Thủ Đức, khu Quốc gia ký túc thăm bạn, thăm bè. Những lần về, hễ dòm xe nào có đề chữ Hàng Xanh, là tôi trèo lên. Nhiều khi bực bội, cứ bắt đại, ví như xe số 8, chuyến từ Thủ Đức chạy vô thành phố, đâu có dừng ngay chóc ngã ba Hàng Xanh đâu! Làm nhiều bận tôi lết bộ, lủi thủi lang thang về nhà! Cái Hàng Xanh, cũng tại cái Hàng Xanh!
Hàng Xanh có một tháp đồng hồ, giữa ghi ngày, tháng, năm… xung quanh có trồng bông, trồng hoa. Tôi ít khi dòm ngó, bởi mỗi bận đi ngang qua, chưa kịp dòm đã phải lật đật chạy cho kịp con truông ba mươi, bốn mươi giây đèn xanh, đèn đỏ. Bữa đang ơ hờ, ngáp dài ngáp vắn buổi tan ca, tự nhiên thấy ở ngay chóc chỗ bùng binh Hàng Xanh, mọc lên một bờ bao dáp dòng (hay váp vòng, chữ tui!), thắc mắc hổng biết bữa nay ông nhà nước mình lại lên kế hoạch làm gì nữa! Quãng ấy đi đâu tôi cũng thấy người ta bao bọc sửa sang, sắp bước qua mốc một ngàn năm của một thành phố cách Hàng Xanh tròm trèm một ngàn bảy trăm ba mươi lăm cây số mừ.
Vài bữa sau thì hàng rào che chắn được giải phóng, đề lòi ra một dàn tháp đồng hồ mới, cao hơn, bằng chất liệu gì lạ hoắc, trắng tát! Cái cũ làm bằng đá hoa cương, không cao quá nhưng cũng không thấp quá! Và ngay chóc quãng ấy, tôi buồn!
Bởi Hàng Xanh ba năm tôi quen, mà thật tình thì tôi cũng đã quen với cái mảng đá xanh kia mất rồi! Dù có đi đâu, có về đâu, ai hỏi nhà tôi ở phố nằm chỗ nào, tôi khọt khẽ nhà mình nằm chỗ đó đó, chỗ đó có cái bùng binh như vậy đó! Nhưng giờ thì te tái, biết chuyển qua chỗ nào đây! Hàng xanh thì vẫn tấp nập người xe mỗi bận tan tầm, mỗi bận ngày sang. Và cái tháp đồng hồ ngày cũ thì đã trở thành dĩ vãng mất tiêu rồi! Cái tháp ấy được xây nhân ngày 30/4 hình như vào một dịp đặc biệt của thành phố! Và giờ thì nó cũng được sửa sang, chỉnh trang lại nhằm kỷ niệm cho một thành phố khác! Tôi ơ hờ, tôi lại tiếp tục tìm kiếm một cái gì đó khác, của thành phố này! Để mỗi bận bạn hỏi tôi nhà chỗ nào, ở phố, tôi sẽ thói quen như một tiềm thức, ờ thì nhà tôi chỗ này.
Nhưng mà chỗ này là chỗ nào?
Mỗi khi có ai hỏi nhà tôi ở đâu, tôi khẽ khọt, quê tôi ở Ninh. Khách bảo, ở thành phố cơ, tôi liền ơ hờ, tôi ở chỗ Bình Thạnh, gần ngã tư Hàng Xanh ấy! Cho dẫu lúc đó, rành rành là tôi đang trọ trong một căn nhà cấp bốn khu Văn Thánh, hay trong một cái chòi ọp ẹp gần trường tôi học, hoặc giả một cái nhà ven sông, bước ra sông gần hơn cái ngã tư ấy cả trăm lần. Nói điều đó, có nghĩa là, Sài Gòn, trong mắt tôi, nhiều khi quởn quơ chỉ trong một cái bùng binh mà ở đó, chiều nào, sáng nào xe cũng kẹt cứng ngắc. Chắc đơn giản, là do nó dễ chỉ đường, riết rồi mà thành ra quen thuộc!
Quen thuộc cũng phải thôi, vì chuyến bus đầu tiên tôi lủi vô, hồi năm nhất đại học, đó là xe bus số 8, không chạy thẳng tới ngã tư Hàng Xanh, mà chỉ mém mem chỗ ngã ba, người đời nôm na cũng lại là Hàng Xanh ấy. Lên xe bus, đất Gòn đón tôi bằng những lời khuyên ân cần thăm hỏi, tôi bảo chú tài chạy sao ghé trường Thương cho tôi, ông tài xế giật mình, cái trường đó nằm chỗ nào, tôi căng mình ra giải thích, nó nằm quãng D5, D2 gì đấy. Khổ nỗi năm ấy trường mới chuyển về cơ sở ở số 15, D5 như bây giờ, người rành đường mà nhiều khi đâm ban, hỏi cắc cơ trường Thương ở đâu, dám bậy bạ chỉ lên tuốt Phan Xích Long coi chừng lộn hàng chết là cái chắc! Xe bus chạy vòng vòng, cuối cùng thôi đành xuống tại Hàng Xanh vậ. Bắt đầu từ đó, tôi lội bộ về nhà trọ mình! Hàng Xanh làm chỗ xuất phát, cho một chặng đường mới, một sự khởi đầu mới!
Hồi năm nhất mỗi bận quỡn tôi hay tòn ten bắt bus ra Thủ Đức, khu Quốc gia ký túc thăm bạn, thăm bè. Những lần về, hễ dòm xe nào có đề chữ Hàng Xanh, là tôi trèo lên. Nhiều khi bực bội, cứ bắt đại, ví như xe số 8, chuyến từ Thủ Đức chạy vô thành phố, đâu có dừng ngay chóc ngã ba Hàng Xanh đâu! Làm nhiều bận tôi lết bộ, lủi thủi lang thang về nhà! Cái Hàng Xanh, cũng tại cái Hàng Xanh!
Hàng Xanh có một tháp đồng hồ, giữa ghi ngày, tháng, năm… xung quanh có trồng bông, trồng hoa. Tôi ít khi dòm ngó, bởi mỗi bận đi ngang qua, chưa kịp dòm đã phải lật đật chạy cho kịp con truông ba mươi, bốn mươi giây đèn xanh, đèn đỏ. Bữa đang ơ hờ, ngáp dài ngáp vắn buổi tan ca, tự nhiên thấy ở ngay chóc chỗ bùng binh Hàng Xanh, mọc lên một bờ bao dáp dòng (hay váp vòng, chữ tui!), thắc mắc hổng biết bữa nay ông nhà nước mình lại lên kế hoạch làm gì nữa! Quãng ấy đi đâu tôi cũng thấy người ta bao bọc sửa sang, sắp bước qua mốc một ngàn năm của một thành phố cách Hàng Xanh tròm trèm một ngàn bảy trăm ba mươi lăm cây số mừ.
Vài bữa sau thì hàng rào che chắn được giải phóng, đề lòi ra một dàn tháp đồng hồ mới, cao hơn, bằng chất liệu gì lạ hoắc, trắng tát! Cái cũ làm bằng đá hoa cương, không cao quá nhưng cũng không thấp quá! Và ngay chóc quãng ấy, tôi buồn!
Bởi Hàng Xanh ba năm tôi quen, mà thật tình thì tôi cũng đã quen với cái mảng đá xanh kia mất rồi! Dù có đi đâu, có về đâu, ai hỏi nhà tôi ở phố nằm chỗ nào, tôi khọt khẽ nhà mình nằm chỗ đó đó, chỗ đó có cái bùng binh như vậy đó! Nhưng giờ thì te tái, biết chuyển qua chỗ nào đây! Hàng xanh thì vẫn tấp nập người xe mỗi bận tan tầm, mỗi bận ngày sang. Và cái tháp đồng hồ ngày cũ thì đã trở thành dĩ vãng mất tiêu rồi! Cái tháp ấy được xây nhân ngày 30/4 hình như vào một dịp đặc biệt của thành phố! Và giờ thì nó cũng được sửa sang, chỉnh trang lại nhằm kỷ niệm cho một thành phố khác! Tôi ơ hờ, tôi lại tiếp tục tìm kiếm một cái gì đó khác, của thành phố này! Để mỗi bận bạn hỏi tôi nhà chỗ nào, ở phố, tôi sẽ thói quen như một tiềm thức, ờ thì nhà tôi chỗ này.
Nhưng mà chỗ này là chỗ nào?
Thứ Hai, 4 tháng 10, 2010
Lặt cọng đậu đũa
Lần đầu tiên gặp, tôi mừng húm, bảo dì ơi (chứ không phải cô ơi cô à, dân xứ tôi, thường kêu dì, với những ai xa lạ, trạc tuổi má mình, nghe gần và thân thương dữ lắm!) bán cho con mớ đậu đũa! Bà bán hàng bông dòm tôi lạ quắc, nhưng nhìn theo tay chỉ, biết tôi cần mua thức gì. Khi vòng tay đưa tôi, bà thòng theo, năm ngàn đậu bún! Vậy là từ đó, tôi biết được đậu đũa, xứ này, cách Ninh tôi ọt ẹt chừng trăm cây số, mà thành ra một cái tên lạ quắc, y chang ánh nhìn của người bán dành cho tôi, lạ quắc, giọng nói cũng lạ quắc, toàn hĩ, rứa, bèng bẹt lạ tai ghê.
Và tôi lại nhớ tới má. Má tôi dân miền Tây, quê gốc Tiền Giang, đâu quãng năm năm mươi mấy thời thế kỷ trước, ông bà ngoại ù té chống xuồng đèo cả nhà đi chạy giặc, nhưng nguyên nhân sâu xa là chạy cái nghèo, mé ông bà cố cắm sào là đất ngập mặn, đồng không mông quạnh muỗi nhiều mà chỉ thiếu mỗi hơi người, lại gặp thời chiến tranh ly loạn, đành vác cái cột nhà theo xuồng chống đẩy tới đất Ninh. Má tôi rồi lần lượt mấy cậu, dì lần lượt lớn lên và gắn mình với vùng đất Ninh mãi cho đến thế hệ tôi bây giờ. Thời đó, chỗ bây giờ là nhà ngoại, nằm trong khu nôm na là của giặc, nên coi mòi làm ăn cũng dễ dàng. Mà hồi xưa Ninh chia làm hai, một bên là rặc kháng chiến, đâu mé từ phía Châu Thành đổ lên Tân Biên, trên đó có cái chiến khu R, lừng lừng lẫy lẫy. Còn thì từ cái quãng cầu Quang đổ về, là khu của phe bên đấy! Rạch ròi, riêng biệt. Bữa má kể, hồi miền Nam mình giải phóng, má bồng theo dì út dòm ra đường, thấy bộ đội ở đâu đi từ đầu dốc xa dài đến cuối đầu mắt, người nào cũng ốm nhom. Rồi má còn bồi thêm, má tụi bây vậy chứ có công với cách mạng, hồi nhà ông ngoại túng, má là chị lớn nên phải băng rừng, đi buôn đồ lậu. Buôn đồ lậu thời của má không phải như bây giờ, theo kiểu ngồi xe bus từ Ninh lên phố, lâu lâu lại thấy mấy con rô bốt độn thuốc lá tròn căng lặt lè, mà buôn lậu tức là đi tiếp tế cho bộ đội, cho VC. mình trên rừng, trên núi! Má cũng từng ngồi tù, ra khám vì bị bên kia bắt, nhưng má khóc, nói con có biết gì đâu, con còn nhỏ, ở nhà còn má và một bầy em cần nuôi nên liều quá làm đại. Rồi cũng bị bắt vô tù, ngồi đâu dăm ngày thì thả, lúc đó là lúc má tôi chừng mười ba, mười bốn tuổi!
Sau này má còn đi nhiều bận nữa. Tôi hỏi má sao má không theo bộ đội, thì giờ này con má khỏe phải biết! Má nói hông hiểu sao lúc đó, nhất quyết không theo, dù bên này có rủ rê, có hứa cho má đi học làm y tá, nhưng má cứ lắc đầu từ chối, tắp lự một một hai hai bảo nhà tui còn có một đống em, cha má tui già cả, đi như vầy, ai lo. Tiếp tế lương thực thì má vẫn tiếp, đi để mà có gì đó cho cả nhà ngoại hơn chục miệng ăn có cái để lửa bếp được đơm. Thành ra chiến tranh, nhiều khi cũng chẳng ảnh hưởng gì đến cuộc sống của người dân khi mà họ xem đó, thiệt ra, không bằng một góc của những nổi lo khác, như cơm áo, như tình thân ruột rà, như bữa cơm ăn hằng ngày.
Tôi thường tự hào về má mình, dù má không nhiều chữ, nhiều nghĩa! Dù má chỉ là một người buôn bán bình thường! Nhưng người phụ nữ quanh năm buôn gánh bán bưng ấy, đã dạy cho tôi thuộc lòng bản cửu chương trước khi tôi có thể nhẩm tính được những ma trận, xích ma, đạo hàm, mũ logarit... Tôi học chuyên toán cũng vì với má, con trai học toán là tốt nhất, dễ mần ăn (nhưng sau này học xong, tôi quên gần hết ráo, cũng chả thấy ba năm cấp ba, học chuyên toán chi mà giờ này tính delta quên mất tiêu công thức rồi!). Má tuyệt vời vì má, không như những người mẹ khác, đã ru tôi lớn lên bằng những câu hò, điệu ầu ơi cho tôi lớn khôn luôn nồng đượm một tình yêu quê hương đất nước. Má kể tôi nghe những câu ngày xủa ngày xưa, má dạy tôi lớn khôn không bằng những bánh trái ngọt ngon mà bằng những vết lằn roi mỗi khi tôi phạm lỗi. Má dữ đòn để ngày nay tôi nhận ra, mỗi lằn roi của má là vô vàn tình thương của má.
Thật ra khi viết bài này, tôi không dự định viết về má. Tôi định viết về buổi trưa nay, khi đi học về tôi ghé chợ, mua một bó đậu đũa, mà người bán hàng cứ gọi là đậu bún, về nhà, tranh thủ thời gian tôi lấy kéo cắt tẹt tẹt từng bó đậu đữa. Bất chợt nhớ má ngày xưa hay nói, người kiên nhẫn, bao giờ cũng sẽ thành công. Muốn tập kiên nhẫn thôi thì lấy đậu đũa ra lặt, từng cọng từng cọng cơ hồ khiến cho lòng con người ta chậm lại! Còn hơn nửa tiếng đến giờ lăn tiếp vào cuộc sống, tôi bất chợt bỏ kéo, chậm chậm lặt từng cọng đậu đũa, biết được nhiều chỗ bị sâu, loại ra. Và khi kiên nhẫn ngồi làm động tác ấy, bỗng dưng nhớ tới má!
Biết đâu giờ này, má cũng đang ngồi lặt đậu đũa, cho bữa cơm lúc trưa muộn, khi buổi chợ vừa tan!
Và tôi lại nhớ tới má. Má tôi dân miền Tây, quê gốc Tiền Giang, đâu quãng năm năm mươi mấy thời thế kỷ trước, ông bà ngoại ù té chống xuồng đèo cả nhà đi chạy giặc, nhưng nguyên nhân sâu xa là chạy cái nghèo, mé ông bà cố cắm sào là đất ngập mặn, đồng không mông quạnh muỗi nhiều mà chỉ thiếu mỗi hơi người, lại gặp thời chiến tranh ly loạn, đành vác cái cột nhà theo xuồng chống đẩy tới đất Ninh. Má tôi rồi lần lượt mấy cậu, dì lần lượt lớn lên và gắn mình với vùng đất Ninh mãi cho đến thế hệ tôi bây giờ. Thời đó, chỗ bây giờ là nhà ngoại, nằm trong khu nôm na là của giặc, nên coi mòi làm ăn cũng dễ dàng. Mà hồi xưa Ninh chia làm hai, một bên là rặc kháng chiến, đâu mé từ phía Châu Thành đổ lên Tân Biên, trên đó có cái chiến khu R, lừng lừng lẫy lẫy. Còn thì từ cái quãng cầu Quang đổ về, là khu của phe bên đấy! Rạch ròi, riêng biệt. Bữa má kể, hồi miền Nam mình giải phóng, má bồng theo dì út dòm ra đường, thấy bộ đội ở đâu đi từ đầu dốc xa dài đến cuối đầu mắt, người nào cũng ốm nhom. Rồi má còn bồi thêm, má tụi bây vậy chứ có công với cách mạng, hồi nhà ông ngoại túng, má là chị lớn nên phải băng rừng, đi buôn đồ lậu. Buôn đồ lậu thời của má không phải như bây giờ, theo kiểu ngồi xe bus từ Ninh lên phố, lâu lâu lại thấy mấy con rô bốt độn thuốc lá tròn căng lặt lè, mà buôn lậu tức là đi tiếp tế cho bộ đội, cho VC. mình trên rừng, trên núi! Má cũng từng ngồi tù, ra khám vì bị bên kia bắt, nhưng má khóc, nói con có biết gì đâu, con còn nhỏ, ở nhà còn má và một bầy em cần nuôi nên liều quá làm đại. Rồi cũng bị bắt vô tù, ngồi đâu dăm ngày thì thả, lúc đó là lúc má tôi chừng mười ba, mười bốn tuổi!
Sau này má còn đi nhiều bận nữa. Tôi hỏi má sao má không theo bộ đội, thì giờ này con má khỏe phải biết! Má nói hông hiểu sao lúc đó, nhất quyết không theo, dù bên này có rủ rê, có hứa cho má đi học làm y tá, nhưng má cứ lắc đầu từ chối, tắp lự một một hai hai bảo nhà tui còn có một đống em, cha má tui già cả, đi như vầy, ai lo. Tiếp tế lương thực thì má vẫn tiếp, đi để mà có gì đó cho cả nhà ngoại hơn chục miệng ăn có cái để lửa bếp được đơm. Thành ra chiến tranh, nhiều khi cũng chẳng ảnh hưởng gì đến cuộc sống của người dân khi mà họ xem đó, thiệt ra, không bằng một góc của những nổi lo khác, như cơm áo, như tình thân ruột rà, như bữa cơm ăn hằng ngày.
Tôi thường tự hào về má mình, dù má không nhiều chữ, nhiều nghĩa! Dù má chỉ là một người buôn bán bình thường! Nhưng người phụ nữ quanh năm buôn gánh bán bưng ấy, đã dạy cho tôi thuộc lòng bản cửu chương trước khi tôi có thể nhẩm tính được những ma trận, xích ma, đạo hàm, mũ logarit... Tôi học chuyên toán cũng vì với má, con trai học toán là tốt nhất, dễ mần ăn (nhưng sau này học xong, tôi quên gần hết ráo, cũng chả thấy ba năm cấp ba, học chuyên toán chi mà giờ này tính delta quên mất tiêu công thức rồi!). Má tuyệt vời vì má, không như những người mẹ khác, đã ru tôi lớn lên bằng những câu hò, điệu ầu ơi cho tôi lớn khôn luôn nồng đượm một tình yêu quê hương đất nước. Má kể tôi nghe những câu ngày xủa ngày xưa, má dạy tôi lớn khôn không bằng những bánh trái ngọt ngon mà bằng những vết lằn roi mỗi khi tôi phạm lỗi. Má dữ đòn để ngày nay tôi nhận ra, mỗi lằn roi của má là vô vàn tình thương của má.
Thật ra khi viết bài này, tôi không dự định viết về má. Tôi định viết về buổi trưa nay, khi đi học về tôi ghé chợ, mua một bó đậu đũa, mà người bán hàng cứ gọi là đậu bún, về nhà, tranh thủ thời gian tôi lấy kéo cắt tẹt tẹt từng bó đậu đữa. Bất chợt nhớ má ngày xưa hay nói, người kiên nhẫn, bao giờ cũng sẽ thành công. Muốn tập kiên nhẫn thôi thì lấy đậu đũa ra lặt, từng cọng từng cọng cơ hồ khiến cho lòng con người ta chậm lại! Còn hơn nửa tiếng đến giờ lăn tiếp vào cuộc sống, tôi bất chợt bỏ kéo, chậm chậm lặt từng cọng đậu đũa, biết được nhiều chỗ bị sâu, loại ra. Và khi kiên nhẫn ngồi làm động tác ấy, bỗng dưng nhớ tới má!
Biết đâu giờ này, má cũng đang ngồi lặt đậu đũa, cho bữa cơm lúc trưa muộn, khi buổi chợ vừa tan!
Thứ Bảy, 2 tháng 10, 2010
Xao xác tiếng gà
Nhà ông chủ vừa mới mua một con gà, ban ngày ổng cột dây cho nó đi rông, vòng vòng lẩn quẩn ở một góc nhỏ, tối đến lấy cái lồng, ụp một phát, im re. Thế mà sáng nay, lúc quãng đâu trời tờ mờ sáng, giật mình tỉnh giấc vì nghe tiếng gà! Ơ hờ một trời tiếc nhớ, ngày xưa ở quê, má thường dậy sớm, chạng vạng ba giờ đã lục đục khua nồi nước, và trong vô vàn những giấc chập chờn, nhiều khi tỉnh dậy thấy má, trong xao xác tiếng gà kêu ran mà thương vô cùng tận!
Nhà cũng nuôi gà, chủ yếu để mùng năm tháng năm có thêm nồi cháo gỏi, hoặc giả ra giêng mần con gà trống cúng tất. Gà nhiều thì rình rang đem bán, để mùng năm tháng chín con cái có thêm cái cặp mới, cái áo mới, đôi dép mới tỉnh tò với bạn bè. Rồi đợt cúm gà, đâu quãng năm hai ngàn lẻ mấy, tự nhiên tiếng gà nghe xao xác, rồi lớt đớt mãi đến tận những ngày sau này, ít còn nghe tiếng gà gáy nữa. Má vẫn dậy sớm, chạng vạng ba giờ, nhưng trống lẳng những tiếng gọi ngày!
Tiếng gà ngày cũ khiến cho lòng người thêm đượm! Ông già bà cả nghe tiếng gà xấp xải dậy châm bình trà, bắc ghế đẩu bên cái bàn ngoài hàng hiên mà chiêu ngày, chiêu tháng! Cha cũng đợi tiếng gà, xấp xải xỏ quần dài đi đốt nhang trên bàn thờ. Học trò cũng đợi tiếng gà mà canh giờ đi học! Học buổi sáng, nhiều buổi trời rong mây mù giăng kín ngõ, không thấy mặt người mà chỉ nghe xao xác tiếng gà gọi nhau, tìm nhau! Đài truyền thanh xã in như cũng đợi tiếng gà, là tò te tí te bật cái radio "Đây là tiếng nói Việt Nam...". Hình như in đậm sâu trong tâm trí chính là những câu nói muôn đời, muôn thuở ấy. Thương ghê lắm những buổi âm ỉ nằm trên giường, trùm mền nghe đài phát thanh phát qua cái loa ì ò rọt rẹt. Tình yêu quê hương cũng khởi nguồn từ chính những bài cải lương được phát ra từ cái loa phóng thanh ấy, từ những tiếng gà gọi ngày, gọi tháng ấy!
Độ rày chị Ba bắt đầu gầy lại đàn gà, để em trai mỗi bận về quê có chút đỉnh thức đem ra đãi! Trưa buồn buồn nhiều khi nghe tiếng gà cục tác, cục tác sắp đẻ mà cơ hồ nhớ ngày xưa, mỗi lúc trưa, điên tiết làm sao khi nghe cái âm thanh vồn vã ấy! Nhưng bây giờ, thiệt tình có tìm hoài, tìm mãi cũng có còn đâu những âm thanh đã trở thành đặc sản của những đồng vọng xa xăm. Gà người ta tập trung thành trang trại, đất cũng không còn nhiều để trước mẹ sau con, cả bầy gà cùng xăm xới đất. Gà ta ăn mỗi ngày là gà đông lạnh, bao giờ cũng có, bao nhiêu cũng có. Riết rồi muốn nghe một tiếng gà gáy cũng phải thảng hoặc, đôi khi, chứ không cần đợi đến giấc hai, ba giờ sáng, gà rổn rảng kêu cho người ta rọt rẹt mở cửa đón ngày.
Con gà nhà ông chủ hóa mới mua về được hai ba bữa, vỗ béo, hôm nay nhà có giỗ, vậy là bị đem đi mần thịt mất rồi!
Nhà cũng nuôi gà, chủ yếu để mùng năm tháng năm có thêm nồi cháo gỏi, hoặc giả ra giêng mần con gà trống cúng tất. Gà nhiều thì rình rang đem bán, để mùng năm tháng chín con cái có thêm cái cặp mới, cái áo mới, đôi dép mới tỉnh tò với bạn bè. Rồi đợt cúm gà, đâu quãng năm hai ngàn lẻ mấy, tự nhiên tiếng gà nghe xao xác, rồi lớt đớt mãi đến tận những ngày sau này, ít còn nghe tiếng gà gáy nữa. Má vẫn dậy sớm, chạng vạng ba giờ, nhưng trống lẳng những tiếng gọi ngày!
Tiếng gà ngày cũ khiến cho lòng người thêm đượm! Ông già bà cả nghe tiếng gà xấp xải dậy châm bình trà, bắc ghế đẩu bên cái bàn ngoài hàng hiên mà chiêu ngày, chiêu tháng! Cha cũng đợi tiếng gà, xấp xải xỏ quần dài đi đốt nhang trên bàn thờ. Học trò cũng đợi tiếng gà mà canh giờ đi học! Học buổi sáng, nhiều buổi trời rong mây mù giăng kín ngõ, không thấy mặt người mà chỉ nghe xao xác tiếng gà gọi nhau, tìm nhau! Đài truyền thanh xã in như cũng đợi tiếng gà, là tò te tí te bật cái radio "Đây là tiếng nói Việt Nam...". Hình như in đậm sâu trong tâm trí chính là những câu nói muôn đời, muôn thuở ấy. Thương ghê lắm những buổi âm ỉ nằm trên giường, trùm mền nghe đài phát thanh phát qua cái loa ì ò rọt rẹt. Tình yêu quê hương cũng khởi nguồn từ chính những bài cải lương được phát ra từ cái loa phóng thanh ấy, từ những tiếng gà gọi ngày, gọi tháng ấy!
Độ rày chị Ba bắt đầu gầy lại đàn gà, để em trai mỗi bận về quê có chút đỉnh thức đem ra đãi! Trưa buồn buồn nhiều khi nghe tiếng gà cục tác, cục tác sắp đẻ mà cơ hồ nhớ ngày xưa, mỗi lúc trưa, điên tiết làm sao khi nghe cái âm thanh vồn vã ấy! Nhưng bây giờ, thiệt tình có tìm hoài, tìm mãi cũng có còn đâu những âm thanh đã trở thành đặc sản của những đồng vọng xa xăm. Gà người ta tập trung thành trang trại, đất cũng không còn nhiều để trước mẹ sau con, cả bầy gà cùng xăm xới đất. Gà ta ăn mỗi ngày là gà đông lạnh, bao giờ cũng có, bao nhiêu cũng có. Riết rồi muốn nghe một tiếng gà gáy cũng phải thảng hoặc, đôi khi, chứ không cần đợi đến giấc hai, ba giờ sáng, gà rổn rảng kêu cho người ta rọt rẹt mở cửa đón ngày.
Con gà nhà ông chủ hóa mới mua về được hai ba bữa, vỗ béo, hôm nay nhà có giỗ, vậy là bị đem đi mần thịt mất rồi!
Thứ Sáu, 1 tháng 10, 2010
Cảm giác trên dây - Chữ của chị Nguyễn Ngọc Tư
Chắc là xin lỗi chị, nhưng chuyện này em mượn đăng bên nhà em một xí! Độ rày vụ học trò trường Phú coi mòi náo loạn quá! Em đăng cái này lên đây, coi như bày tỏ tí quan tâm! Chị thứ lỗi em!
Với khách: chuyện này của chị Tư, càm ràm hông phải của tui à nha! Đọc mà léng phéng là chết đấy!
Với tui: hóa ra năm mười một mình đã làm một điều, mà mãi đến giờ này mình vẫn còn hối hận! Vô lễ với thầy cô! Trời ơi, chỉ mong được gặp cô để xin cô tha thứ! Em xin lỗi cô, cô ơi!
Cảm giác trên dây
Cô Nghĩa vừa qua tuổi bốn mươi sáu, suốt từ lúc trẻ đến giờ chỉ yêu và cưới đúng một người, sinh cho chồng hai thằng con trai đẹp như cha chúng. Mười tám năm nay cô dạy lịch sử cấp ba ở trường Phù Đổng, mười tám năm cô tới trường đúng giờ, kiểu thời trang ưa thích là áo dài, tóc dài. Cô ăn nói nhỏ nhẹ, cười khẽ khàng, vui lắm cũng không thành tiếng. Đề tài ưa thích của cô khi tán gẫu với đồng nghiệp là chuyện cải cách sách giáo khoa và giá cá, rau đang lên. Cô không thỏa hiệp với những lời nói đùa kiểu như “cô đẹp lắm…”, cô nghĩ ai đó mỉa mai mình. Đến nỗi có thầy nói lén sau lưng, ngồi gần cô Nghĩa không dám bật hột quẹt, sợ cháy bất tử…
Minh họa của bạn Hồng Nguyên
Vòng vo để thấy cô không chút gì thích hợp với lời tỏ tình của thằng nhỏ học trò mới mười bảy tuổi. Chiều hôm qua nó chờ cô trong nhà xe dành cho giáo viên, và nói em yêu cô. Nhìn thẳng vào cô, nó nói bằng vẻ điềm tĩnh, nắm chắc và kiểm soát từng từ khi thả chúng rơi chậm rãi vào tai cô gây âm thanh leng keng như những đồng xu. Em – yêu – cô. Những lời yêu cô gặp nhiều hồi chưa lấy chồng, nhưng hơn chục năm rồi ít ai nhắc tới, nghe xa lạ quá chừng. Năm giây ngó quanh, năm giây định thần, thêm năm giây ngơ ngác, rồi cô Nghĩa cũng tin rằng thằng nhỏ đang nói với mình.
- Em giỡn có duyên lắm – Cô nhẩn nha lúc dắt xe ra cửa - nhưng cô đói bụng quá nên không thấy mắc cười.
Cô quay đi và nghĩ trò đùa này đã kết thúc. Ra về trong một buổi chiều muộn của tháng ba, những con đường khô cong sau một ngày nắng đỏ, xe trước tung bụi bay mù lấp mặt xe sau. Thời tiết ngột ngạt nín thở chờ đợi một cơn mưa xô đổ cửa mùa. Khi cô Nghĩa dừng xe trước đèn đỏ chỗ ngã tư quen thuộc, cô nhìn thấy người bán bắp luộc đang ngồi ngáp. Ở vỉa hè gần đó, người ta rao bán áo sơ mi hàng công ty tồn kho, hai mươi lăm ngàn một cái. Chà, phải còn sớm ghé lựa áo cho mấy đứa con chơi, rẻ quá…, cô nghĩ vậy. Cô nghĩ ngợi cho buổi chiều này bình thường như mọi buổi chiều đã trôi đi không tăm tích trong cuộc đời mình, những buổi chiều không có ai đó nói yêu cô.
Nhưng chủ nhân của câu nói đó mới mười bảy tuổi. Con nhà giàu, học dở, thủ lĩnh một băng hơn chục đứa con nhà giàu học dở khác. Nó không chỉ sáng tạo ra những cuộc chơi bất tận mà còn đi đầu trong bộ điệu, làm sao phải thật nổi bật giữa đám đông nổi bật. Bữa nay tóc nó vuốt keo dựng đứng như ngựa hoang bờm sửng lên trong gió, thì bữa sau nó chải tóc xước ra đằng sau, ướt rượt và bóng lộn như công tử Bạc Liêu thời xưa bôi dầu dừa, thoắt cái lại thấy nó nhuộm chòm nâu chòm đỏ. Buổi nghỉ giữa giờ nó với đám bạn hay ngồi đồng ở căn tin, rú lên từng hồi man rợ. Đó là lúc có đứa con gái đẹp, cô giáo trẻ, hay bạn học trò quê mùa (mà học giỏi) ngang qua, hoặc một đứa trong tụi nó đang bàn chuyện “phức tạp”. Hoặc chẳng cơn cớ gì, cứ hú hét cho sướng, cho nổi bật, cho đỡ chán chường khi nghĩ tới tiết sau, cho đói để tan học đi tiệc tùng… Mấy giáo viên ngồi nói với nhau, tiến hóa mấy triệu năm khỉ mới thành người, còn tụi ôn con này từ người thành khỉ cái một.
Giờ khỉ đầu đàn chắc lại làm trò khỉ, sau vụ nó dùng điện thoại di động chụp hình cô Nghĩa rồi dán hình lên mông mình đi đủng đỉnh trong trường, vụ nó dùng sơn đỏ vẽ hình đôi môi lên ghế cô ngồi làm mông cô lãnh trọn nụ hôn cháy bỏng… Thường, cô giận rất phải cách, mím miệng xăm xăm lên văn phòng. Năm phút sau thầy giám thị tới lôi thằng nhỏ đem đính vào cột cờ lộng gió. Đám bạn nó ngưỡng mộ nó hơn, căm ghét môn lịch sử hơn, tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới có mắc mớ gì tới cuộc đời tụi nó ? Có lần cuộc phá phách lên đến cao trào khi nó giả bộ trượt té và chụp lấy vạt áo dài của cô làm nút áo bứt tung. Phản ứng ngoại lệ, cô vừa khóc vừa tát nó một cái rát mặt.
Chuyện đó xảy ra vào tháng trước, nối thêm dây oán càng dài, giờ thằng nhỏ trở mặt nói yêu cô lắm. Ai mà tin. Cô Nghĩa càng không, thằng này mà ho hoặc gãi đầu cũng là những hành động có âm mưu. Coi như đã quên chuyện xảy ra ở nhà xe rồi, những khi bước vào lớp nó học, cô dửng dưng lướt mắt qua cuối dãy, nơi nó ngồi. Dạo này nó thay đổi lạ lùng, lúc nào cũng ngước nhìn cô với vẻ buồn rượi, chân thành, như uống như nuốt từng lời, từng cử chỉ nhỏ. Đôi lúc cô thấy nhột ran cả gáy, băn khoăn đằng sau chắc tóc bạc nhiều, hay lúc chải đầu mình cặp tóc không ngay ngắn.
Tuần sau nó lại xuất hiện ở nhà xe lúc vắng người, trực tiếp trao cho cô lá thơ, nói “cô đọc xong rồi xé cũng được, nhưng cô phải đọc, mỗi chữ trong này là một đọi máu của em…”.
Chữ nó xấu như gà bới, chuyện này thì cô biết rồi, những bài kiểm tra bao giờ cô cũng trừ điểm vì viết xấu, sai chính tả. Cô chỉ chưa biết là nó chọt phá cô vì iu cô (chữ nó viết vậy), vì muốn cô chú ý, nghĩ về nó nhiều hơn. Nó yêu cô từ năm học lớp mười, khi lần đầu tiên cô bước vào lớp với áo dài tiếm, tóc vẫn còn ướt, mặt tran nhả. Đằng sau vẻ ngim nghị khô khan của cô là sự ấm áp, ân cần, nó nhìn thấy cả nỗi cô đơn chới với. Và nó bắt đầu nhen mối tình căm, thấy ghen tuông kinh khủng khiếp mỗi lần thấy cô được chồng chại xe tới trường đưa đón, bàn tay cô mơng man trên eo chồng, ngực cô dán vào lưng chồng, ghen tuông cả khi thấy những cô giáo khác quàng vai, vuốt tóc trong lúc tán gẫu với cô. “Em biết tình yêu của mình là tiệt dộng, nhưng không kiềm chế được cảm xút”, nó viết vậy.
Thêm một chuyện cô chưa biết : nó sắp đi xa đến nửa vòng trái đất, nên nó quyết định bày tỏ với cô những tình cảm cháy bỏng của mình. Cô gấp lá thư lại nghĩ, thằng nhỏ chơi trò này công phu quá. Lúc trả lại thư, cô nói nhỏ nhẻ, “em có năng khiếu văn học lắm, nhưng rèn chính tả thêm, tệ quá…”. Mặt nó chảy xuống, nhưng ánh nhìn vẫn rát bỏng.
Làm như nó yêu thiệt vậy, cô Nghĩa hơi mắc cười. Như nó yêu thiệt vậy, ý nghĩ đó mấy bữa sau quay quắt trong đầu cô, khi buổi sáng thấy trên mảng tường đầu hẻm xuất hiện những con chữ bằng sơn đỏ “tôi iu Nghĩa”. Mạnh mẽ. Tự tin. Sòng phẳng. Chuyện này là tình yêu của tôi với Nghĩa, không thầy trò gì hết. Xen giữa mớ chữ hổn độn là mấy trái tim ú mềm bị tên xuyên qua, máu tuôn giọt giọt. Thằng con lớn của cô đi học sớm nhìn thấy đầu tiên, nó quay xe trở lại hào hển, “Mẹ, ai yêu mẹ ngoài hẻm kìa…”. Ba nó đang cạo râu, xách cái cằm đầy bọt chạy ra coi, lúc quay lại như cắn phải lưỡi, “ngoài đó thiệt là có ai yêu em”. Lúc cô Nghĩa ra tới nơi, đã có năm bảy người xúm lại chỉ trỏ, sau lưng cô thêm năm bảy người nữa nườm nượp chạy theo như đi coi đụng xe.
Cô Nghĩa nhìn tên mình lấp loáng trên tường, cố tỏ vẻ bình thản. Ý nghĩ đầu tiên là thằng nhỏ lại sai chính tả nữa rồi. Sau đó thấp thoáng những ý nghĩ khác, mình sẽ phải chiến đấu với thằng con nít quỷ này dài dài, sẽ dài dài làm mồi ngon thơm tho đậm đà cho những bữa cơm của hàng xóm, con mình sẽ hết hồn dài dài, không biết sáng nay nó học sao trong tâm trạng bớ xớ như vậy. Còn nữa, chồng có tin lời mình kể không, rằng chuyện này là do một đứa học trò quậy phá ngỗ ngược làm… Trở về với món trứng chiên sống nhăn trên bếp, cô thấy chồng đang ngồi chờ, mặt chồng biến mất, chỉ còn dấu chấm hỏi gắn trên cổ lúc lắc. Cô nuốt khan, giải thích mà nghe từng lời mỏi rã.
Câu chuyện làm cả hai người cảm giác như mình bị trói chặt trong một niềm tiếc nuối. Như họ đã để một kẻ xa lạ nào vào đào được vàng ở mảnh vườn của mình và chính mình bỏ hoang. Họ nghĩ yêu thì cần gì nói, tự hiểu thôi. Mấy tiếng em yêu anh hay anh yêu em tưởng sến rện, thừa thãi họ cứ để đó từ hồi cưới, chưa thử lần nào thì bị một đứa trẻ nhảy vào lủm mất, hóa ra chúng rất ngọt ngào. Họ thấy mật rỉ ra từ miệng đứa trẻ đó, và thoảng ra một mùi hương mê dụ. Cô Nghĩa nghe như trong cô có chút gì giận dữ, sao người nói câu yêu mình không phải là cha của hai đứa con mình ?
Cô đi tới nhà thằng nhỏ nhà giàu học dở. Cô cố nghĩ ra cách nói nhã nhặn nào có giá trị tương đương với mớ từ sỗ sàng đang chật cứng trong đầu mình, “làm ơn bỏ chút thời giờ dạy con trai mấy người, nó quậy tôi vô phương…”. Đó là cô tưởng tượng gặp được mẹ, hoặc ba nó, hoặc cả hai người thì may phước. Tất nhiên họ sẽ hỏi lại nó quậy làm sao, tất nhiên cô sẽ kể chuyện nó nói yêu mình, và tất nhiên họ sẽ kêu lên, trời, đâu có được… Không biết cô có nén được hay lập tức vặn lại, tại sao không ?
Cô Nghĩa thấy căng thẳng, cô chưa từng gặp phụ huynh học sinh để nói một chuyện giống như vầy. Mấy cuốn sách giáo khoa lịch sử không giúp gì được cho cô, lịch sử chưa bao giờ nhắc tới tình yêu, chỉ chiến tranh, thanh trừng, xung đột. Tuổi tác cũng không giúp được khi đây là lần trải nghiệm đầu. Dò dẫm quanh quẹo qua mấy con đường, tới trước cỗng nhà nó rồi, cô chợt nghĩ hay là thôi. Biết đâu ba mẹ nó đùng đùng buộc nó chuyển trường, nhốt nó trong nhà, biết đâu cô sẽ không còn thấy nó nghinh ngang đi với những kiểu tóc kỳ lạ, nó không thể xuất hiện thảng thốt ở nhà xe, sẽ vắng tiếng nó rú man rợ giữa giờ chơi như những tiếng kêu bầy.
Cô bần thần trước chỗ gọi chuông, rốt cuộc cơn giận dữ lúc sáng cũng quay trở lại, nó cầm tay cô ấn lên cái nút màu trắng đó. Có người đi ngang qua, nói, nhà không có ai đâu, muốn gặp người nhà thì lại đằng chỗ gốc cây me đằng đó, chỗ bán chuối nướng hột vịt lộn đó, hỏi cô Mận. Chị tên Mận trạc tuổi cô Nghĩa, dáng người cũng hao hao như cái trứng lộn chị mới khẻ mỏ, tay giơ cây muỗng gần miệng trứng nhưng mãi há hốc hóng chuyện đánh ghen. Cô Nghĩa hỏi tới lần thứ ba cây muỗng mới đổi thế xua ngang :
- Trời trời, tui ở mướn thôi, hong dám làm má thằng ôn dịch đó, đẻ nó để đẻ hột gà sướng hơn. Má nó đi Mỹ rồi, cưới Mỹ, tính rước nó qua đó luôn. Ba nó làm gỗ trên Tây Nguyên, đi suốt. Chị là cô giáo? Chắc thằng đó làm chuyện gì động trời gì rồi. Nó mà đòi cưỡng hiếp chị tui cũng không ngạc nhiên đâu à, nó hăm dọa tui hoài chớ gì. Ghê lắm, sợ bữa nào nó nổi khùng đè tui lột quần áo ra chắc tui cắn lưỡi tự vận quá.
Cô Nghĩa chăm chú vào cái muỗng nhỏ dùng để ăn trứng nằm trên tay chị Mận, nó đảo lên rơi xuống, vo ve gần cái miệng trứng rồi lại tiếp tục chao liệng. Mãi nhìn nó nên cô nghe lỏm bỏm, cả buổi tóm gọn lại là cô không thể gặp người thân của thằng nhỏ học trò vì hiện giờ nó không có người thân nào ngoài chị giúp việc có sở thích ngồi ngoài đường ăn hàng. Có một chi tiết đáng giá, chị Mận nhớ ra cậu chủ có dán ảnh cô giáo này trong phòng ngủ, bên cạnh ảnh má nó. “Thằng ôn dịch có viết chữ nước ngoài lên hình nữa, không biết nó viết gì, tiếng Việt tui còn nuốt không trôi…”
Cô Nghĩa ngẩn ngơ. Cô hình dung ra cảnh thằng nhỏ nằm giữa bốn bề hiu quạnh, cô độc, lủi thủi, lầm lì. Như con chó hoang không được một ai xoa đầu, thèm một lần mừng chủ, thằng nhỏ thèm yêu thương, thèm hơi ấm con người, thèm một bờ vai…
Tội nghiệp. Cô nghĩ tới hai từ đó suốt đường về, nhưng đi tới đầu hẻm thì mất hết cảm giác. Chồng với hai thằng con trai đang lui cui quét nước sơn lên xóa đi những lời tỏ tình. Cô Nghĩa nghe một đứa bàn, “hay là mình viết trả mấy chữ “Cảm ơn, cô giáo Nghĩa chỉ yêu chồng !”…”. Thì sao, đêm nay những trái tim bị trúng tên sẽ xuất hiện lại thôi mà, không hiểu sao cô nghĩ vậy.
Đúng như cô đoán, sáng sớm thằng con chạy ra đầu hẻm, lúc quay lại đầy vẻ thất vọng, “bữa nay mắc sơn lại nữa rồi ba ơi…”. Cô Nghĩa đang cài nút áo dài, mỉm cười rồi không hiểu sao mình lại cười mà không tức tối, khó chịu, bị quấy rối mà, bị đem ra làm trò đùa mà, nhất thiết phải giận.
“Em đừng phí công phá tôi, không ăn thua gì đâu”, cô định gặp nó để dằn mặt, nhưng thằng nhỏ đã tự tới tìm. Lúc nào cũng chủ động.
- Em biết lý do cô tới nhà em, chắc cô thất vọng lắm. Giờ cô tính sao, lôi em ra giữa buổi lễ chào cờ cảnh cáo trước toàn trường vì yêu cô ? Yêu cô là tội ?
Không, trong cô có tiếng trả lời, nhưng khi ra khỏi môi, nó biến dạng, “Trò đùa của em ngày càng quá quắt, tôi…”. Thằng khỉ cắt lời cô bằng cách sấn tới làm cô phải lùi lại mấy bước, tưởng nó nhào vô ôm mình ở ngay hành lang này giữa giờ chơi này chắc cô chết quá. “Em phải làm sao để cô tin em thật lòng ?”, lại cái kiểu thả đồng xu khua tinh tang vang động vào lòng cô.
Nhưng dù cô tin nó thì sao ? Chuyện này không đi tới đâu hết. Cô Nghĩa bỗng nghĩ vậy. Một bữa, nửa đêm cô thức dậy ra ngoài lấy nước uống, tình cờ nhìn qua cửa sổ đằng trước, cô thấy nó, trời ơi, đúng là đứa học trò con nhà giàu học dở, nó đang đứng dưới đường ngước nhìn lên. Ngọn đèn đằng kia đổ xuống nó một cái bóng dài, gầy guộc, quái dị. Cô vừa chực thấy nó là nép ngay vô rèm, lén ngó nó ngồi nhẫn nại ngồi dưới sương đêm ngóng chờ một điều vô vọng, cô nghĩ thằng nhỏ này sến quá. Khi cô hiện ra trên khung cửa, cô nghĩ dù vậy nên bù đắp cho nó chút gì, thí dụ như mớ máu bị mất đi bởi bầy muỗi đói. Dưới kia nó hí hửng ra mặt, ngoác miệng cười.
Cô mất ngủ. Cứ tới nửa đêm là nghe như có ai đó gọi mình, dù nó không tới nữa, dù cô nói với nó cô mệt mỏi rồi. Cô giảng lịch sử Việt Nam mà lơ ngơ tưởng Hoàng Hoa Thám và Đề Thám là hai người, chểnh mảng ủi quần áo cho chồng, lẫn lộn tên của hai đứa con, nấu canh chua lại bỏ nước màu dừa. Gương mặt của ba gã đàn ông trong nhà cô dần biến mất nhường chỗ cho những dấu chấm hỏi. Bây giờ mọi hành động của cô, như thở dài, đứng dựa cửa sổ ngó mây bay, chiêm bao ú ớ, soi gương lâu, may áo mới… đều liên quan gắn bó với vụ tỏ tình ngoài đầu hẻm. Những ánh mắt nghi hoặc ngờ ngợ ngày càng làm cô khó thở. Cô vốn đã thấy bị rời ra trong đám đàn ông con trai lộc ngộc, giờ cô độc, hoang mang hơn. Bỗng dưng buồn bã vì một sợi tóc bạc, thấy đau đáu vì một nếp nhăn mới, thấy u ám bởi da trên cổ nhão. “Dù em thiệt hay giỡn thì cũng thôi đi - cô nói với vẻ chán chường – chuyện này không đi tới đâu hết, em biết mà”. (Nhưng cô muốn đi tới đâu ? tới đâu là tới đâu ? – ý nghĩ đó làm cô giật mình)
Nó hẹn gặp cô trong cái thư viện nhỏ vắng vẻ của trường, trong giấy ghi là “lần cuối, em thề…”. Cô không tới thì tội nghiệp nó uổng công đợi (Đàn bà thường vậy, một nửa là quản giáo nửa kia là mẹ). Khỉ đầu đàn, không biết vì động lòng trước vẻ hao gầy của cô hay chấp nhận được sự thật tình này không có hậu, nó chỉ yêu cầu cô Nghĩa cho nó ôm một lần. Như đứa con ôm người mẹ đã xa lâu, như em trai ôm tiễn chị gái lấy chồng, ôm đơn giản thôi, tức là cả hai đều đứng và tay nó vòng qua lưng cô, ngực nó áp vào ngực cô. Đầu giờ chiều không có người nào khác trong phòng sách. Mùi thuốc chống mốc xộc lên ngộp thở. Nghĩ sao mà ôm nhau chỗ này trời, cô nghĩ. Nhưng thằng nhỏ đã bước tới giang tay bọc lấy cô giáo, làm cả người cô như tê rần. Đậu miết vào cổ cô là một đôi môi dày, ẩm ướt, những cơn sóng từ đó loang ra tưới tắm làm cơ thể cô như mềm nhũn đi, như sắp tan rã tới nơi rồi. Bằng những chuyển động da diết, khẽ khàng, đôi môi đó để trôi ra những lời nóng bỏng, “bà già, bà nên biết là không nên bợp tai làm nhục tôi giữa đám đông…”.
Và chuyện xảy ra tiếp theo là những gì mà ban giám hiệu, hội đồng sư phạm nhà trường được xem trong đoạn phim quay bằng điện thoại di động của một đứa bạn nó (hết sức tình cờ) chứng kiến. Thằng nhỏ cố thoát khỏi vòng tay cô và vùng vẫy hét lên, “không, em sẽ không đổi tình lấy điểm, em mới mười bảy tuổi thôi mà, em xin cô buông tha cho em đi…”, mà cô thì chới với, chết sững ở đó. Nghĩ, thằng nhỏ giỡn chơi mà cũng kỳ công quá. Nghĩ trời đất ơi hên thiệt, thằng nhỏ giỡn chơi thôi, phải yêu thật thì nó sẽ khổ tâm lâu lắm, cô hơn nó tới hai mươi bốn tuổi, tình này sẽ không đi tới đâu hết…
Nhưng cô muốn tới đâu ? Tới đâu là tới đâu ? Tới một chỗ nào ?
Nguyễn Ngọc Tư
Với khách: chuyện này của chị Tư, càm ràm hông phải của tui à nha! Đọc mà léng phéng là chết đấy!
Với tui: hóa ra năm mười một mình đã làm một điều, mà mãi đến giờ này mình vẫn còn hối hận! Vô lễ với thầy cô! Trời ơi, chỉ mong được gặp cô để xin cô tha thứ! Em xin lỗi cô, cô ơi!
Cảm giác trên dây
Cô Nghĩa vừa qua tuổi bốn mươi sáu, suốt từ lúc trẻ đến giờ chỉ yêu và cưới đúng một người, sinh cho chồng hai thằng con trai đẹp như cha chúng. Mười tám năm nay cô dạy lịch sử cấp ba ở trường Phù Đổng, mười tám năm cô tới trường đúng giờ, kiểu thời trang ưa thích là áo dài, tóc dài. Cô ăn nói nhỏ nhẹ, cười khẽ khàng, vui lắm cũng không thành tiếng. Đề tài ưa thích của cô khi tán gẫu với đồng nghiệp là chuyện cải cách sách giáo khoa và giá cá, rau đang lên. Cô không thỏa hiệp với những lời nói đùa kiểu như “cô đẹp lắm…”, cô nghĩ ai đó mỉa mai mình. Đến nỗi có thầy nói lén sau lưng, ngồi gần cô Nghĩa không dám bật hột quẹt, sợ cháy bất tử…
Minh họa của bạn Hồng Nguyên
Vòng vo để thấy cô không chút gì thích hợp với lời tỏ tình của thằng nhỏ học trò mới mười bảy tuổi. Chiều hôm qua nó chờ cô trong nhà xe dành cho giáo viên, và nói em yêu cô. Nhìn thẳng vào cô, nó nói bằng vẻ điềm tĩnh, nắm chắc và kiểm soát từng từ khi thả chúng rơi chậm rãi vào tai cô gây âm thanh leng keng như những đồng xu. Em – yêu – cô. Những lời yêu cô gặp nhiều hồi chưa lấy chồng, nhưng hơn chục năm rồi ít ai nhắc tới, nghe xa lạ quá chừng. Năm giây ngó quanh, năm giây định thần, thêm năm giây ngơ ngác, rồi cô Nghĩa cũng tin rằng thằng nhỏ đang nói với mình.
- Em giỡn có duyên lắm – Cô nhẩn nha lúc dắt xe ra cửa - nhưng cô đói bụng quá nên không thấy mắc cười.
Cô quay đi và nghĩ trò đùa này đã kết thúc. Ra về trong một buổi chiều muộn của tháng ba, những con đường khô cong sau một ngày nắng đỏ, xe trước tung bụi bay mù lấp mặt xe sau. Thời tiết ngột ngạt nín thở chờ đợi một cơn mưa xô đổ cửa mùa. Khi cô Nghĩa dừng xe trước đèn đỏ chỗ ngã tư quen thuộc, cô nhìn thấy người bán bắp luộc đang ngồi ngáp. Ở vỉa hè gần đó, người ta rao bán áo sơ mi hàng công ty tồn kho, hai mươi lăm ngàn một cái. Chà, phải còn sớm ghé lựa áo cho mấy đứa con chơi, rẻ quá…, cô nghĩ vậy. Cô nghĩ ngợi cho buổi chiều này bình thường như mọi buổi chiều đã trôi đi không tăm tích trong cuộc đời mình, những buổi chiều không có ai đó nói yêu cô.
Nhưng chủ nhân của câu nói đó mới mười bảy tuổi. Con nhà giàu, học dở, thủ lĩnh một băng hơn chục đứa con nhà giàu học dở khác. Nó không chỉ sáng tạo ra những cuộc chơi bất tận mà còn đi đầu trong bộ điệu, làm sao phải thật nổi bật giữa đám đông nổi bật. Bữa nay tóc nó vuốt keo dựng đứng như ngựa hoang bờm sửng lên trong gió, thì bữa sau nó chải tóc xước ra đằng sau, ướt rượt và bóng lộn như công tử Bạc Liêu thời xưa bôi dầu dừa, thoắt cái lại thấy nó nhuộm chòm nâu chòm đỏ. Buổi nghỉ giữa giờ nó với đám bạn hay ngồi đồng ở căn tin, rú lên từng hồi man rợ. Đó là lúc có đứa con gái đẹp, cô giáo trẻ, hay bạn học trò quê mùa (mà học giỏi) ngang qua, hoặc một đứa trong tụi nó đang bàn chuyện “phức tạp”. Hoặc chẳng cơn cớ gì, cứ hú hét cho sướng, cho nổi bật, cho đỡ chán chường khi nghĩ tới tiết sau, cho đói để tan học đi tiệc tùng… Mấy giáo viên ngồi nói với nhau, tiến hóa mấy triệu năm khỉ mới thành người, còn tụi ôn con này từ người thành khỉ cái một.
Giờ khỉ đầu đàn chắc lại làm trò khỉ, sau vụ nó dùng điện thoại di động chụp hình cô Nghĩa rồi dán hình lên mông mình đi đủng đỉnh trong trường, vụ nó dùng sơn đỏ vẽ hình đôi môi lên ghế cô ngồi làm mông cô lãnh trọn nụ hôn cháy bỏng… Thường, cô giận rất phải cách, mím miệng xăm xăm lên văn phòng. Năm phút sau thầy giám thị tới lôi thằng nhỏ đem đính vào cột cờ lộng gió. Đám bạn nó ngưỡng mộ nó hơn, căm ghét môn lịch sử hơn, tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới có mắc mớ gì tới cuộc đời tụi nó ? Có lần cuộc phá phách lên đến cao trào khi nó giả bộ trượt té và chụp lấy vạt áo dài của cô làm nút áo bứt tung. Phản ứng ngoại lệ, cô vừa khóc vừa tát nó một cái rát mặt.
Chuyện đó xảy ra vào tháng trước, nối thêm dây oán càng dài, giờ thằng nhỏ trở mặt nói yêu cô lắm. Ai mà tin. Cô Nghĩa càng không, thằng này mà ho hoặc gãi đầu cũng là những hành động có âm mưu. Coi như đã quên chuyện xảy ra ở nhà xe rồi, những khi bước vào lớp nó học, cô dửng dưng lướt mắt qua cuối dãy, nơi nó ngồi. Dạo này nó thay đổi lạ lùng, lúc nào cũng ngước nhìn cô với vẻ buồn rượi, chân thành, như uống như nuốt từng lời, từng cử chỉ nhỏ. Đôi lúc cô thấy nhột ran cả gáy, băn khoăn đằng sau chắc tóc bạc nhiều, hay lúc chải đầu mình cặp tóc không ngay ngắn.
Tuần sau nó lại xuất hiện ở nhà xe lúc vắng người, trực tiếp trao cho cô lá thơ, nói “cô đọc xong rồi xé cũng được, nhưng cô phải đọc, mỗi chữ trong này là một đọi máu của em…”.
Chữ nó xấu như gà bới, chuyện này thì cô biết rồi, những bài kiểm tra bao giờ cô cũng trừ điểm vì viết xấu, sai chính tả. Cô chỉ chưa biết là nó chọt phá cô vì iu cô (chữ nó viết vậy), vì muốn cô chú ý, nghĩ về nó nhiều hơn. Nó yêu cô từ năm học lớp mười, khi lần đầu tiên cô bước vào lớp với áo dài tiếm, tóc vẫn còn ướt, mặt tran nhả. Đằng sau vẻ ngim nghị khô khan của cô là sự ấm áp, ân cần, nó nhìn thấy cả nỗi cô đơn chới với. Và nó bắt đầu nhen mối tình căm, thấy ghen tuông kinh khủng khiếp mỗi lần thấy cô được chồng chại xe tới trường đưa đón, bàn tay cô mơng man trên eo chồng, ngực cô dán vào lưng chồng, ghen tuông cả khi thấy những cô giáo khác quàng vai, vuốt tóc trong lúc tán gẫu với cô. “Em biết tình yêu của mình là tiệt dộng, nhưng không kiềm chế được cảm xút”, nó viết vậy.
Thêm một chuyện cô chưa biết : nó sắp đi xa đến nửa vòng trái đất, nên nó quyết định bày tỏ với cô những tình cảm cháy bỏng của mình. Cô gấp lá thư lại nghĩ, thằng nhỏ chơi trò này công phu quá. Lúc trả lại thư, cô nói nhỏ nhẻ, “em có năng khiếu văn học lắm, nhưng rèn chính tả thêm, tệ quá…”. Mặt nó chảy xuống, nhưng ánh nhìn vẫn rát bỏng.
Làm như nó yêu thiệt vậy, cô Nghĩa hơi mắc cười. Như nó yêu thiệt vậy, ý nghĩ đó mấy bữa sau quay quắt trong đầu cô, khi buổi sáng thấy trên mảng tường đầu hẻm xuất hiện những con chữ bằng sơn đỏ “tôi iu Nghĩa”. Mạnh mẽ. Tự tin. Sòng phẳng. Chuyện này là tình yêu của tôi với Nghĩa, không thầy trò gì hết. Xen giữa mớ chữ hổn độn là mấy trái tim ú mềm bị tên xuyên qua, máu tuôn giọt giọt. Thằng con lớn của cô đi học sớm nhìn thấy đầu tiên, nó quay xe trở lại hào hển, “Mẹ, ai yêu mẹ ngoài hẻm kìa…”. Ba nó đang cạo râu, xách cái cằm đầy bọt chạy ra coi, lúc quay lại như cắn phải lưỡi, “ngoài đó thiệt là có ai yêu em”. Lúc cô Nghĩa ra tới nơi, đã có năm bảy người xúm lại chỉ trỏ, sau lưng cô thêm năm bảy người nữa nườm nượp chạy theo như đi coi đụng xe.
Cô Nghĩa nhìn tên mình lấp loáng trên tường, cố tỏ vẻ bình thản. Ý nghĩ đầu tiên là thằng nhỏ lại sai chính tả nữa rồi. Sau đó thấp thoáng những ý nghĩ khác, mình sẽ phải chiến đấu với thằng con nít quỷ này dài dài, sẽ dài dài làm mồi ngon thơm tho đậm đà cho những bữa cơm của hàng xóm, con mình sẽ hết hồn dài dài, không biết sáng nay nó học sao trong tâm trạng bớ xớ như vậy. Còn nữa, chồng có tin lời mình kể không, rằng chuyện này là do một đứa học trò quậy phá ngỗ ngược làm… Trở về với món trứng chiên sống nhăn trên bếp, cô thấy chồng đang ngồi chờ, mặt chồng biến mất, chỉ còn dấu chấm hỏi gắn trên cổ lúc lắc. Cô nuốt khan, giải thích mà nghe từng lời mỏi rã.
Câu chuyện làm cả hai người cảm giác như mình bị trói chặt trong một niềm tiếc nuối. Như họ đã để một kẻ xa lạ nào vào đào được vàng ở mảnh vườn của mình và chính mình bỏ hoang. Họ nghĩ yêu thì cần gì nói, tự hiểu thôi. Mấy tiếng em yêu anh hay anh yêu em tưởng sến rện, thừa thãi họ cứ để đó từ hồi cưới, chưa thử lần nào thì bị một đứa trẻ nhảy vào lủm mất, hóa ra chúng rất ngọt ngào. Họ thấy mật rỉ ra từ miệng đứa trẻ đó, và thoảng ra một mùi hương mê dụ. Cô Nghĩa nghe như trong cô có chút gì giận dữ, sao người nói câu yêu mình không phải là cha của hai đứa con mình ?
Cô đi tới nhà thằng nhỏ nhà giàu học dở. Cô cố nghĩ ra cách nói nhã nhặn nào có giá trị tương đương với mớ từ sỗ sàng đang chật cứng trong đầu mình, “làm ơn bỏ chút thời giờ dạy con trai mấy người, nó quậy tôi vô phương…”. Đó là cô tưởng tượng gặp được mẹ, hoặc ba nó, hoặc cả hai người thì may phước. Tất nhiên họ sẽ hỏi lại nó quậy làm sao, tất nhiên cô sẽ kể chuyện nó nói yêu mình, và tất nhiên họ sẽ kêu lên, trời, đâu có được… Không biết cô có nén được hay lập tức vặn lại, tại sao không ?
Cô Nghĩa thấy căng thẳng, cô chưa từng gặp phụ huynh học sinh để nói một chuyện giống như vầy. Mấy cuốn sách giáo khoa lịch sử không giúp gì được cho cô, lịch sử chưa bao giờ nhắc tới tình yêu, chỉ chiến tranh, thanh trừng, xung đột. Tuổi tác cũng không giúp được khi đây là lần trải nghiệm đầu. Dò dẫm quanh quẹo qua mấy con đường, tới trước cỗng nhà nó rồi, cô chợt nghĩ hay là thôi. Biết đâu ba mẹ nó đùng đùng buộc nó chuyển trường, nhốt nó trong nhà, biết đâu cô sẽ không còn thấy nó nghinh ngang đi với những kiểu tóc kỳ lạ, nó không thể xuất hiện thảng thốt ở nhà xe, sẽ vắng tiếng nó rú man rợ giữa giờ chơi như những tiếng kêu bầy.
Cô bần thần trước chỗ gọi chuông, rốt cuộc cơn giận dữ lúc sáng cũng quay trở lại, nó cầm tay cô ấn lên cái nút màu trắng đó. Có người đi ngang qua, nói, nhà không có ai đâu, muốn gặp người nhà thì lại đằng chỗ gốc cây me đằng đó, chỗ bán chuối nướng hột vịt lộn đó, hỏi cô Mận. Chị tên Mận trạc tuổi cô Nghĩa, dáng người cũng hao hao như cái trứng lộn chị mới khẻ mỏ, tay giơ cây muỗng gần miệng trứng nhưng mãi há hốc hóng chuyện đánh ghen. Cô Nghĩa hỏi tới lần thứ ba cây muỗng mới đổi thế xua ngang :
- Trời trời, tui ở mướn thôi, hong dám làm má thằng ôn dịch đó, đẻ nó để đẻ hột gà sướng hơn. Má nó đi Mỹ rồi, cưới Mỹ, tính rước nó qua đó luôn. Ba nó làm gỗ trên Tây Nguyên, đi suốt. Chị là cô giáo? Chắc thằng đó làm chuyện gì động trời gì rồi. Nó mà đòi cưỡng hiếp chị tui cũng không ngạc nhiên đâu à, nó hăm dọa tui hoài chớ gì. Ghê lắm, sợ bữa nào nó nổi khùng đè tui lột quần áo ra chắc tui cắn lưỡi tự vận quá.
Cô Nghĩa chăm chú vào cái muỗng nhỏ dùng để ăn trứng nằm trên tay chị Mận, nó đảo lên rơi xuống, vo ve gần cái miệng trứng rồi lại tiếp tục chao liệng. Mãi nhìn nó nên cô nghe lỏm bỏm, cả buổi tóm gọn lại là cô không thể gặp người thân của thằng nhỏ học trò vì hiện giờ nó không có người thân nào ngoài chị giúp việc có sở thích ngồi ngoài đường ăn hàng. Có một chi tiết đáng giá, chị Mận nhớ ra cậu chủ có dán ảnh cô giáo này trong phòng ngủ, bên cạnh ảnh má nó. “Thằng ôn dịch có viết chữ nước ngoài lên hình nữa, không biết nó viết gì, tiếng Việt tui còn nuốt không trôi…”
Cô Nghĩa ngẩn ngơ. Cô hình dung ra cảnh thằng nhỏ nằm giữa bốn bề hiu quạnh, cô độc, lủi thủi, lầm lì. Như con chó hoang không được một ai xoa đầu, thèm một lần mừng chủ, thằng nhỏ thèm yêu thương, thèm hơi ấm con người, thèm một bờ vai…
Tội nghiệp. Cô nghĩ tới hai từ đó suốt đường về, nhưng đi tới đầu hẻm thì mất hết cảm giác. Chồng với hai thằng con trai đang lui cui quét nước sơn lên xóa đi những lời tỏ tình. Cô Nghĩa nghe một đứa bàn, “hay là mình viết trả mấy chữ “Cảm ơn, cô giáo Nghĩa chỉ yêu chồng !”…”. Thì sao, đêm nay những trái tim bị trúng tên sẽ xuất hiện lại thôi mà, không hiểu sao cô nghĩ vậy.
Đúng như cô đoán, sáng sớm thằng con chạy ra đầu hẻm, lúc quay lại đầy vẻ thất vọng, “bữa nay mắc sơn lại nữa rồi ba ơi…”. Cô Nghĩa đang cài nút áo dài, mỉm cười rồi không hiểu sao mình lại cười mà không tức tối, khó chịu, bị quấy rối mà, bị đem ra làm trò đùa mà, nhất thiết phải giận.
“Em đừng phí công phá tôi, không ăn thua gì đâu”, cô định gặp nó để dằn mặt, nhưng thằng nhỏ đã tự tới tìm. Lúc nào cũng chủ động.
- Em biết lý do cô tới nhà em, chắc cô thất vọng lắm. Giờ cô tính sao, lôi em ra giữa buổi lễ chào cờ cảnh cáo trước toàn trường vì yêu cô ? Yêu cô là tội ?
Không, trong cô có tiếng trả lời, nhưng khi ra khỏi môi, nó biến dạng, “Trò đùa của em ngày càng quá quắt, tôi…”. Thằng khỉ cắt lời cô bằng cách sấn tới làm cô phải lùi lại mấy bước, tưởng nó nhào vô ôm mình ở ngay hành lang này giữa giờ chơi này chắc cô chết quá. “Em phải làm sao để cô tin em thật lòng ?”, lại cái kiểu thả đồng xu khua tinh tang vang động vào lòng cô.
Nhưng dù cô tin nó thì sao ? Chuyện này không đi tới đâu hết. Cô Nghĩa bỗng nghĩ vậy. Một bữa, nửa đêm cô thức dậy ra ngoài lấy nước uống, tình cờ nhìn qua cửa sổ đằng trước, cô thấy nó, trời ơi, đúng là đứa học trò con nhà giàu học dở, nó đang đứng dưới đường ngước nhìn lên. Ngọn đèn đằng kia đổ xuống nó một cái bóng dài, gầy guộc, quái dị. Cô vừa chực thấy nó là nép ngay vô rèm, lén ngó nó ngồi nhẫn nại ngồi dưới sương đêm ngóng chờ một điều vô vọng, cô nghĩ thằng nhỏ này sến quá. Khi cô hiện ra trên khung cửa, cô nghĩ dù vậy nên bù đắp cho nó chút gì, thí dụ như mớ máu bị mất đi bởi bầy muỗi đói. Dưới kia nó hí hửng ra mặt, ngoác miệng cười.
Cô mất ngủ. Cứ tới nửa đêm là nghe như có ai đó gọi mình, dù nó không tới nữa, dù cô nói với nó cô mệt mỏi rồi. Cô giảng lịch sử Việt Nam mà lơ ngơ tưởng Hoàng Hoa Thám và Đề Thám là hai người, chểnh mảng ủi quần áo cho chồng, lẫn lộn tên của hai đứa con, nấu canh chua lại bỏ nước màu dừa. Gương mặt của ba gã đàn ông trong nhà cô dần biến mất nhường chỗ cho những dấu chấm hỏi. Bây giờ mọi hành động của cô, như thở dài, đứng dựa cửa sổ ngó mây bay, chiêm bao ú ớ, soi gương lâu, may áo mới… đều liên quan gắn bó với vụ tỏ tình ngoài đầu hẻm. Những ánh mắt nghi hoặc ngờ ngợ ngày càng làm cô khó thở. Cô vốn đã thấy bị rời ra trong đám đàn ông con trai lộc ngộc, giờ cô độc, hoang mang hơn. Bỗng dưng buồn bã vì một sợi tóc bạc, thấy đau đáu vì một nếp nhăn mới, thấy u ám bởi da trên cổ nhão. “Dù em thiệt hay giỡn thì cũng thôi đi - cô nói với vẻ chán chường – chuyện này không đi tới đâu hết, em biết mà”. (Nhưng cô muốn đi tới đâu ? tới đâu là tới đâu ? – ý nghĩ đó làm cô giật mình)
Nó hẹn gặp cô trong cái thư viện nhỏ vắng vẻ của trường, trong giấy ghi là “lần cuối, em thề…”. Cô không tới thì tội nghiệp nó uổng công đợi (Đàn bà thường vậy, một nửa là quản giáo nửa kia là mẹ). Khỉ đầu đàn, không biết vì động lòng trước vẻ hao gầy của cô hay chấp nhận được sự thật tình này không có hậu, nó chỉ yêu cầu cô Nghĩa cho nó ôm một lần. Như đứa con ôm người mẹ đã xa lâu, như em trai ôm tiễn chị gái lấy chồng, ôm đơn giản thôi, tức là cả hai đều đứng và tay nó vòng qua lưng cô, ngực nó áp vào ngực cô. Đầu giờ chiều không có người nào khác trong phòng sách. Mùi thuốc chống mốc xộc lên ngộp thở. Nghĩ sao mà ôm nhau chỗ này trời, cô nghĩ. Nhưng thằng nhỏ đã bước tới giang tay bọc lấy cô giáo, làm cả người cô như tê rần. Đậu miết vào cổ cô là một đôi môi dày, ẩm ướt, những cơn sóng từ đó loang ra tưới tắm làm cơ thể cô như mềm nhũn đi, như sắp tan rã tới nơi rồi. Bằng những chuyển động da diết, khẽ khàng, đôi môi đó để trôi ra những lời nóng bỏng, “bà già, bà nên biết là không nên bợp tai làm nhục tôi giữa đám đông…”.
Và chuyện xảy ra tiếp theo là những gì mà ban giám hiệu, hội đồng sư phạm nhà trường được xem trong đoạn phim quay bằng điện thoại di động của một đứa bạn nó (hết sức tình cờ) chứng kiến. Thằng nhỏ cố thoát khỏi vòng tay cô và vùng vẫy hét lên, “không, em sẽ không đổi tình lấy điểm, em mới mười bảy tuổi thôi mà, em xin cô buông tha cho em đi…”, mà cô thì chới với, chết sững ở đó. Nghĩ, thằng nhỏ giỡn chơi mà cũng kỳ công quá. Nghĩ trời đất ơi hên thiệt, thằng nhỏ giỡn chơi thôi, phải yêu thật thì nó sẽ khổ tâm lâu lắm, cô hơn nó tới hai mươi bốn tuổi, tình này sẽ không đi tới đâu hết…
Nhưng cô muốn tới đâu ? Tới đâu là tới đâu ? Tới một chỗ nào ?
Nguyễn Ngọc Tư
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)