1.
Hổm nay đọc báo Tuổi trẻ, thấy đề cập đến chuyện thí sinh thi đại học điểm môn Sử thấp kỷ lục, khiến cho mình buồn quá xá!
Mình khoái môn Sử lắm, phần vì cái tính mê đọc của mình. Nhớ ngày còn nhỏ nhỏ, thuở mà nhà sách Fahasa dưới thành phố mới thành lập hoặc thành lập chưa lâu ấy! Lúc đó, có phong trào bưng sách, bút các thể loại lên một chiếc xe, rồi chở khắp nơi trong cùng ngõ hẻm đặng đem tri thức văn hóa đến mọi nhà, đặc biệt là những nơi xâu xa ít có điều kiện tiếp xúc với sách báo. Quãng đó đang là thời của bộ Lịch sử Việt Nam qua ảnh, chiếc xe chở sách kia chất rất nhiều sách nhưng nổi bật nhất vẫn là bộ sách này. Thế nên mình rất thích, rất ấn tượng, sung sướng hơn cả là nhà sách cũng biết được con nít không có tiền, nên ơ hờ cho đọc sách ké miễn phí. Thế là mình đọc hết hàng loạt từ thời ăn lông ở lỗ, người Việt cổ rồi tới Hai Ba Trưng phất cờ khởi nghĩa, đến Ngô Quyền đại chiến trên Bạch Đằng Giang, rồi sau sau đến cờ lau tập trận, rồi Ỷ Lan Nguyên Phi hái dâu sau này làm rạng danh sử sách... Tình yêu nước, yêu lịch sử đến tự nhiên, nhẹ nhàng bằng những câu chuyện nức lòng của tinh thần tự hào dân tộc và chiến tích vẻ vang của các bậc tiền nhân!
Đấy, không thương làm sao được khi mà nói đến Sử là nhớ đến những ngày chắt mót dành dụm tiền của mua sách sử về đọc, nhớ đến những tối chong mắt canh coi cải lương mấy tuồng Sang hậu, Tiếng trống Mê Linh... Và nói đến Sử là nói đến cả một quá trình dài ngâm đi ngâm lại từ hồi lớp bốn cho đến mãi sau này, khi đã là một anh sinh viên đại học rồi. Có lần mình bảo, thi tốt nghiệp học phần bắt buộc ở trường, mình chọn môn Lịch sử Đảng, đơn giản bởi vì môn này đã thâm căn cố đế, dù có học tủ, học vẹt thì vô có trật đề, cũng có cơ sở để mình phăng, kiểu như về cơ bản, sử mình có thể tự nhiên mà buông ra.
Vậy thì có khác gì không khi ngày nay các bạn trẻ lại quay lưng với môn Sử và kết quả thi thì tệ?
Mình mắc cười với những ý kiến cho rằng chương trình và cách dạy môn Sử không phù hợp. Đâu phải chỉ có mỗi môn Sử là chương trình nặng về lý thuyết, về các con số, sự kiện, bao nhiêu dân tình chết, bao nhiêu vũ khí máy bay khí tài bị bắn hạ đâu. Mà này là toán với quá chừng quá đất những kiến thức cao cơ, là lý là hóa là sinh là anh văn và cả ngữ văn, giáo dục công dân. Thế thì làm sao đổ thừa cho chương trình được vì nặng là nặng cả hệ thống, không riêng gì Sử. Lý do đó hiển nhiên và rất chung chung!
Mình cũng không hiểu, nói môn Sử khô khan, với toàn số liệu, ngày tháng năm là sao. Đó là lịch sử, là kết quả của một phong trào, là những điều hiển nhiên mà bản chất của lịch sử là phải có. Mình không thi và không chuyên sâu nghiên cứu lịch sử, nhưng mình nghĩ, những thí sinh chọn môn sử họ là ai, liệu rằng nguyên nhân họ chọn thi sử có phải hay chăng họ yêu lịch sử, họ giỏi lịch sử hay là... ngoài văn sử địa chỉ cần học thuộc lòng ra, họ không thể nào chịu đựng nổi một bài toán giản đơn, một công thức lý hóa ở trình độ phổ thông. Chọn học sử, thi sử, nếu không xuất phát từ năng lực và đam mê của bản thân, thì hóa ra, cũng chỉ là tâm lý đi thi của những thí sinh ... đụng gì thi đó. Thì cuối cùng, kết quả cũng là như vậy, dù cho cách học, cách thi và chương trình và cả bản chất của môn lịch sử có thay đổi đến cách nào đi chăng nữa!
Ngày xưa thi tốt nghiệp phổ thông, sử mình thi được 9.5d mà mình còn ấm ức vì mình tự tin bài làm của mình rất tốt, mình đòi hỏi một điểm số tuyệt đối cơ. Thế nên khi nói về chuyện sử, mình hơi tự tin thái quá! Và điều này, có thể dẫn mình đi hơi lố, mà kệ, vậy!
2.
Cũng một môn học khác, theo mình suốt ba năm cấp ba: Toán!
Mình học chuyên toán của trường chuyên Kha. Đến với toán cũng không phải đam mê mà chủ yếu, theo phong trào và quan trọng nhất là sự truyền cảm hứng môn học từ cô giáo dạy thêm toán của mình. Thế nên mình biết, toán hoàn toàn là một môn học khó, rất khó. Tuy nhiên, đây lại là một cột trụ, cực kỳ quan trọng trong căn cơ mỗi người. Một người giỏi toán, có thể giỏi tất cả các môn, nhưng một đồng chí học dở toán, thì có xu hướng, dở nhiều môn khác.
Với việc đoàn thí sinh thi Olympics Toán quốc tế năm nay của Việt Nam trở về với một thúng huy chương đồng, mình cảm thấy đó là một việc hơi bị ... nham nhở. Bởi lẽ trong tâm trí của mình, học trò Việt Nam giỏi toán, bởi vì học toàn là lý thuyết, chương trình vừa cao vừa nặng, mà đi thi, đạt kết quả như thế, thì không nham nhở, thì là gì. Nếu như học trò phổ thông bên các nước Tây Âu học mấy môn khoa học rất nhàn nhã, thì tụi mình phải è đầu è cổ học, rồi nếu đã vào đội tuyển, thì mình biết, việc luyện gà cũng thuộc hàng kỳ công dữ dội lắm, áp lực lắm. Bởi thế mà ngày xưa, mấy đứa bạn mình mà lọt đội tuyển, được ưu tiên rất rất nhiều, mà cụ thể và phổ biến nhất là, miễn thi, miễn kiểm tra với điểm 10 đỏ au! Sướng nha!
Nhiều nhà toán học, nhà nghiên cứu cho rằng độ rày học trò không còn thiết tha với môn toán nữa, bởi ngành này khổ quá mà. Mình nghĩ rằng cũng đúng! Những đứa bạn giỏi toán của mình, nói chung, cũng có nét cá tính nào đó hơi bị lãng tử, các đồng chí ý cũng đam mê dữ dội lắm nhưng lên đại học, toàn né, và chọn các con đường nhẹ nhàng bằng phẳng, đặng ra trường kiếm nhiều lúa, đỡ mẹ, đỡ con!
Vậy thì rồi đây, nếu không cho học trò thấy được sự cần thiết và những đãi ngộ xứng đáng dành cho dân học toán (hay các môn khoa học cơ bản khác) thì làm sao mà phát triển đất nước được đây ta, vì theo mình, môn toán nó quan trọng lắm lắm luôn!
Mình cũng học toán nhưng rồi thì cũng đâu phải hùng anh gì đâu, nên quẹo qua học kinh tế đặng sau này thơi thả thanh nhàn. Âu cũng do năng lực và cả cái chí không có. Thì đành thôi!
3.
Đọc bài viết về Chữ Bích Phương trên Tuổi trẻ, mình hoàn toàn khâm phục và ngả mũ trước em. Cũng là một sinh viên Ngoại thương, mình biết được sức hút của ngôi trường danh tiếng này, bởi lẽ hơn bốn năm trước, ngày mình quyết định đăng ký ngành học này, lý do duy nhất và đơn giản nhất, cũng là vì hai chữ: danh tiếng. Có thể sau bốn năm học, mình tạm chấp nhận là mình phù hợp với trường mình chọn, nhưng mình biết, nếu như mình có những đam mê khác, và khi đã đạt kết quả ở trường Ngoại thương hay những trường đại học tốp trên khác, chắc chắn, mình sẽ không có được quyết định phi thường như em.
Mình gọi đó là quyết định phi thường, bởi trước tiên ngành em chọn là một ngành khó: Công nghệ sinh học. Một đất nước muốn phát triển bền vững, thì những ngành xương sống như thế này cần phải có được những đội ngũ kỹ sư tài năng và đặc biệt là có niềm đam mê cống hiến với ngành này. Em đã chọn nó, với tất cả niềm đam mê và tôi hoàn toàn tin rằng, với năng lực bản thân, em chắc chắn sẽ có thành tựu. Phải có những người trẻ như thế, những người tài như thế, thì nước Việt Nam mình mới có thể phát triển được.
Con đường phía trước sẽ còn dài, rất dài và đầy chông gai. Trước mắt là còn cha mẹ và gia đình em, họ chưa chấp nhận hoàn toàn với quyết định của em, nhưng mình nghĩ rằng, em hãy cứ tự tin bước tiếp con đường của em đi. Thực sự đất nước này đang rất cần những người như thế. Có lẽ do mình không có được sức mạnh, tài năng và dũng cảm như em nên có tư tưởng như thế. Nhưng thực sự, mình mong mỏi em sẽ thành công với đam mê của mình.
Đấy, lâu lâu cũng phải làm vài cái đặng lòe thiên hạ rằng mình cũng dân cử nhân kinh tế đàng hoàng bằng cách nói chuyện học vấn với người ta. Chỉ e, nói nhiều nói bậy thôi! Ha ha, tâm đắt nhất cái kiểu nói của một nhà thiết kế: nếu cởi mà trái đất bớt nóng, thì tôi cũng cởi. Đổi lại, nếu nói được và làm được mà VN mình rạng rỡ hơn một xí, mình cũng quyết tâm... đi học lại lần nữa, cho bỏ!
Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011
Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011
Ruộng gần nhà!
Trong Folder hình ảnh của tôi, có một tập tôi đặt tên là ruộng. Kiểu như có mấy bận tôi ngoảy đuôi chạy xuống mé ruộng sát rạt bên nhà rồi tức cảnh sinh tình chụp mấy ngụm đem về. Bữa nay tôi câu view bằng cách treo lên đây cho khách đến xem! (tôi bỏ ý định câu còm kiếm sống rồi! Đau nhỉ!)
Báo động trước là hình nó dòm không có art lắm, lại mờ mờ ảo ảo do độ phân giải của máy có hạn (mà chủ yếu là do túi tiền nó nhiêu đó thì... là nhiêu đó! Lăn tăn chi!). Nhưng với tôi là đẹp, bởi, báo động kinh hơn là ruộng gần nhà hầu như bị đô thị hóa gần hết rồi! Không còn cảnh cò bay thẳng cánh nữa đâu người ơi! Chua chưa?
Ngày xưa tôi khoái chạy tềnh tang trên những thửa ruộng kiểu như thế này, ruộng chưa tháo nước, chiều chưa đổ mưa, xách tay áo mà chạy trong phần phật gió, cảm giác nó đã dữ dội lắm! Ruộng tháng ba tháng tư vô vụ đã gặt xong còn trơ gốc rạ, thấp thoáng là vài mẫu môn củ trồng xen canh! Môn củ nấu canh, luộc, hấp ăn cũng ngon, nhưng tính tôi không khoái ăn các loại củ cho lắm!
Trong những bài văn kiểu mẫu ngày xưa tôi học, hễ dính đến hình ảnh cây tre thì sẽ là: tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Nói chung có những quy tắc, những cách thể hiện điển hình mà khi đụng tới là tự nhiên nó thốt ra!
Bụi tre đằng ngà này coi mòi chai điếc dữ ta! Xác xơ tiêu điều buồn thúi ruột!
Ruộng hành, ruộng mướp! Nói chung dòm mấy cái ruộng này là thương đứt ruột à!
Khoái cái cảm giác len lỏi giữa những giàn mướp, bầu bí trái không là trái, để cái cảm giác rằng mình trở lại cái hồi xa xưa chiều chiều hay xách bụm tiền lẻ chạy xuống xóm dưới mua mấy đồ hàng bông về cho má, không cần chạy ra chợ chi cho mắc công! Kiểu như hồi xưa, hàng xóm láng giềng người ta bán đồ ăn tươi tại vườn luôn! Giờ thương lái tới tận vườn mua bao, khỏi có cái cảnh như hồi xa xưa nữa!
Trồng rau nhúc đang là nghề thời thượng đó! Rau nhúc bán đắt như tôm tươi. Rau nhúc luộc chấm nước tương, rau nhúc nấu canh chua cá bông lau, rau nhúc để sống chấm nước tương, rau nhúc trụng lẩu, thảy đều ngon.
Nhớ tới ông bạn quê miền Trung, hồi tôi đi chợ xách bó rau nhúc về, ổng tăm hơ tăm hớt lặt lá bỏ cuống hỏi tôi mần làm sao? Tôi cười rụng quai hàm nói anh chưa từng ăn loại rau này sao? Hóa ra, có người cũng chưa từng ăn rau nhúc!
Một mái nhà cổ! Phía sau là sông, phía trước là con đường rợp bóng cây từ mé chợ chạy lòn xuống. Một con hẻm điển hình của những ngày xa xưa! Nhà này bỏ hoang, không có người ở! Um tùm, đẹp và gợi chất liêu trai!
Có ba con gà nhà thả rông gặm cỏ. Gà đẹp mã dữ thần ôn ha!
Khoái nhứt là cái bãi cỏ xanh mơ xanh miết, dòm mát cả mắt!
Thấy sông chưa? Mái nhà loang lổ, có thể ngày xưa là một chỗ nghỉ trưa đặng làm bến tàu, bến sông chi đó! Chỗ tôi không thuận hà thương nên sông rạch không hảo hảo được người dụng!
Một chiều điên, buồn giả bộ bay ra sông ngắm lục bình. Sến còn hơn Marie sến!
Có các cô bác nông phu đang chăm chỉ mần ruộng! Máy cùi chụp xa chỉ thấy beng béc hư ảnh! Thiệt ra họ đang cấy hành cho một mẫu mới.
Tôi đây, tôi đây! Quần đùi áo khoác dòm mắc cười quá xá! Bữa đấy in như trời mưa lất phất hay sao đấy nên mới phải trang bị kín trên hở dưới lạ lùng như vậy!
Cây cầu bắc ngang bờ kinh dòm chơn quê ghê! Bờ kinh này hồi xa xưa tôi hay xách cần câu câu cá chốt nè! Giờ nó chảy thỏ thẻ thỏ thẻ, kênh cống Kiều, thúi quắc, điểm nóng về ô nhiễm môi trường đó nha!
Có ai khoái dòm ruộng như tôi không?
Báo động trước là hình nó dòm không có art lắm, lại mờ mờ ảo ảo do độ phân giải của máy có hạn (mà chủ yếu là do túi tiền nó nhiêu đó thì... là nhiêu đó! Lăn tăn chi!). Nhưng với tôi là đẹp, bởi, báo động kinh hơn là ruộng gần nhà hầu như bị đô thị hóa gần hết rồi! Không còn cảnh cò bay thẳng cánh nữa đâu người ơi! Chua chưa?
Ngày xưa tôi khoái chạy tềnh tang trên những thửa ruộng kiểu như thế này, ruộng chưa tháo nước, chiều chưa đổ mưa, xách tay áo mà chạy trong phần phật gió, cảm giác nó đã dữ dội lắm! Ruộng tháng ba tháng tư vô vụ đã gặt xong còn trơ gốc rạ, thấp thoáng là vài mẫu môn củ trồng xen canh! Môn củ nấu canh, luộc, hấp ăn cũng ngon, nhưng tính tôi không khoái ăn các loại củ cho lắm!
Trong những bài văn kiểu mẫu ngày xưa tôi học, hễ dính đến hình ảnh cây tre thì sẽ là: tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Nói chung có những quy tắc, những cách thể hiện điển hình mà khi đụng tới là tự nhiên nó thốt ra!
Bụi tre đằng ngà này coi mòi chai điếc dữ ta! Xác xơ tiêu điều buồn thúi ruột!
Ruộng hành, ruộng mướp! Nói chung dòm mấy cái ruộng này là thương đứt ruột à!
Khoái cái cảm giác len lỏi giữa những giàn mướp, bầu bí trái không là trái, để cái cảm giác rằng mình trở lại cái hồi xa xưa chiều chiều hay xách bụm tiền lẻ chạy xuống xóm dưới mua mấy đồ hàng bông về cho má, không cần chạy ra chợ chi cho mắc công! Kiểu như hồi xưa, hàng xóm láng giềng người ta bán đồ ăn tươi tại vườn luôn! Giờ thương lái tới tận vườn mua bao, khỏi có cái cảnh như hồi xa xưa nữa!
Trồng rau nhúc đang là nghề thời thượng đó! Rau nhúc bán đắt như tôm tươi. Rau nhúc luộc chấm nước tương, rau nhúc nấu canh chua cá bông lau, rau nhúc để sống chấm nước tương, rau nhúc trụng lẩu, thảy đều ngon.
Nhớ tới ông bạn quê miền Trung, hồi tôi đi chợ xách bó rau nhúc về, ổng tăm hơ tăm hớt lặt lá bỏ cuống hỏi tôi mần làm sao? Tôi cười rụng quai hàm nói anh chưa từng ăn loại rau này sao? Hóa ra, có người cũng chưa từng ăn rau nhúc!
Một mái nhà cổ! Phía sau là sông, phía trước là con đường rợp bóng cây từ mé chợ chạy lòn xuống. Một con hẻm điển hình của những ngày xa xưa! Nhà này bỏ hoang, không có người ở! Um tùm, đẹp và gợi chất liêu trai!
Có ba con gà nhà thả rông gặm cỏ. Gà đẹp mã dữ thần ôn ha!
Khoái nhứt là cái bãi cỏ xanh mơ xanh miết, dòm mát cả mắt!
Thấy sông chưa? Mái nhà loang lổ, có thể ngày xưa là một chỗ nghỉ trưa đặng làm bến tàu, bến sông chi đó! Chỗ tôi không thuận hà thương nên sông rạch không hảo hảo được người dụng!
Một chiều điên, buồn giả bộ bay ra sông ngắm lục bình. Sến còn hơn Marie sến!
Có các cô bác nông phu đang chăm chỉ mần ruộng! Máy cùi chụp xa chỉ thấy beng béc hư ảnh! Thiệt ra họ đang cấy hành cho một mẫu mới.
Tôi đây, tôi đây! Quần đùi áo khoác dòm mắc cười quá xá! Bữa đấy in như trời mưa lất phất hay sao đấy nên mới phải trang bị kín trên hở dưới lạ lùng như vậy!
Cây cầu bắc ngang bờ kinh dòm chơn quê ghê! Bờ kinh này hồi xa xưa tôi hay xách cần câu câu cá chốt nè! Giờ nó chảy thỏ thẻ thỏ thẻ, kênh cống Kiều, thúi quắc, điểm nóng về ô nhiễm môi trường đó nha!
Có ai khoái dòm ruộng như tôi không?
Chợt nhớ kem của những ngày xưa!
Đã lâu lắc lâu lơ rồi không còn thấy thằng bé, trên dưới tuổi của tôi đẩy xe kem, màu xanh, lắc lư leng keng đi qua xóm tôi bán kem dạo nữa.
Kem, thiệt ra là tiếng gọi của lớp trẻ bây giờ, chứ như tôi rặt ròi của những ngày xa xưa, chỉ gọi toàn cà rem hay cà - lem mà thôi! Cà rem ướp trong thùng xốp, có đá giữ lạnh ngắt, cắn một ngụm, cắn hai ngụm với cả le cái lưỡi liếm khắp vòng trên vòng dưới là thành ra quá chừng ngọt ngon của cái thời ngây thơ nghe tiếng leng keng của cái chuông đồng nhỏ lắc xắc là xớn xơ xớn xác xin cha, xin má hai trăm, năm trăm đồng xách quần ù té chạy. Vui vậy đó! Mà cái nắng ngày xưa không heo hắt, không nực nội như bây giờ, mà cây cà rem lúc nào cũng thấy ngọt lành, mát rưởi, đặng thổi mát cả một thời tuổi thơ khốn khó chìm nát trong lớp lớp những niềm vui!
Con nít khoái cà rem, cái này in như thời nào nó cũng là như thế. Kiểu như má tôi bật tivi thấy phim Đài Loan có hai cái bím (ý chỉ những phim của Quỳnh Dao có nhơn vật nữ chính thường thắt hai cái bím tóc) là thể nào cũng coi sống coi chết. Kiểu như cha tôi dù coi Việt Nam đá banh thua xiển liển nhưng vẫn cứ canh chừng ngày báo ra đặng đọc điểm báo, rồi canh giờ phát sóng coi ngọn ngành từ lúc bình luận trước trận đấu cho đến bình luận giữa giờ và còn nuối tiếc đến cả những lời bình sau trận. Cái chân lý con nít khoái cà rem với tôi nó thực và gần gũi như những thói quen của cha, của má, hiển nhiên và gần gũi, bình dị đến không ngờ!
Thì bởi nhà tôi gần cái chỗ làm cà rem mà. Nhà đó cách ba ngã tư, trước nhà không có hàng rào hàng kẽm gì hết ráo, nghề nghiệp tư gia in như là làm kem. Nói theo kiểu ngôn ngữ tân thời có học như bọn tôi bây giờ là kinh doanh hộ gia đình, cơ sở nhỏ lẻ, manh mún. Hàng cà rem chỉ độc hai loại, cà rem nước dừa với cà rem đậu đen. Hai loại đó, đơn giản mà hầu như ngày nào tôi cũng thèm ăn. Cả đám mê mẩn thường ráng ngày nào cũng để dành tiền đặng chờ thằng nhỏ đẩy xe đi bán ngang nhà rồi ngoắc vào thằng làm một cây xì xào xì xụp mà liếm, vui lắm!
Cái cơ sở làm kem đó, còn kiêm thêm cả nạo dừa. Thì cũng đúng thôi, làm cà rem nước dừa, chuyên nghiệp hóa một chút thì phải trang bị cái motor nạo dừa bằng điện, chứ chả lẽ ai lại đi xài cái bàn nạo dừa bằng sắt đen, mỗi bận rột rà rột rẹt nạo đến phồng tay công suất vừa thấp vừa không hiệu quả cho đặng. Lỡ trang bị rồi thì mở rộng đa dạng hóa sản xuất bằng cách nhận nạo dừa xỉ và lẻ. Dân nhà quê lâu lâu nấu chè, mần bánh đám giỗ, gói bánh cấp bánh cúng nhơn dịp đại tường, tiểu tường, quờn kinh... đều xách dừa trái thọc trong vườn nhà bưng tới chỗ làm cà rem đó đặng nạo giùm. Nói nào ngay đâu phải nhà nào cũng có bàn nạo tay đâu ta!
Trở lại chuyện thằng bé bán cà rem ngày ngày chăm chỉ đẩy xe cà rem màu xanh dương đậm đi tềnh tang khắp làng khắp xóm bán cà rem nhé. Thằng đấy chắc cũng xấp xỉ tuổi tôi thôi, nhà đồng chí ấy đông anh em. Cha má hắn cấp cho mỗi người một cái xe, đẩy đi bán khắp các nẻo đường quê thôn xóm. Những năm hắn đi bán cũng trên dưới một chục năm trước. Tôi ăn cây cà rem của hắn từ thuở chưa nhổ giò, chưa vỡ tiếng cho đến lúc mặt tôi và hắn đều dề dề u cục mụn mới lớn. Đi qua đó là biết bao nhiêu đôi dép của hắn mòn khắp lối, và đi qua đó là rất rất nhiều niềm vui con trẻ khác mà tôi có, trong khi, hắn mỗi bận chắc chỉ toàn dòm tụi tôi chơi mà lẳng lặng đẩy xe cà rem đi!
Hơn sáu, bảy năm gần đây, không còn thấy hắn nữa. Thằng nhỏ bán kem đó đã lớn. Lúc thành niên đổi tính, không còn hiền lành, chân chất nghe lời cha lời má mà ngày ngày đẩy xe kem đi bán nữa. Trong trí nhớ lâu lơ lắc của tôi là hình ảnh một cậu trai để mái dài, loe hoe những bợt màu của thứ thuốc nhuộm rẻ tiền dòm y chang đám lục lâm thảo khấu lưu linh lưu địa. Hắn vẫn đẩy xe cà rem đi nhưng thời điểm đó, kiểu như từ kem đã phổ biến hơn từ cà lem cà rem rồi, và ít người còn mua cà rem nước dừa, cà rem đậu đen cho con người ta ăn nữa. Rồi nghe nói hắn bỏ nhà đi lưu linh, nhà đó con cái cũng lớn lên, vợ chồng con cái cũng không còn bán kem nữa, bán nhà, bán đất đi nơi khác. Không còn cái nhà bán kem nữa, địa điểm nạo dừa mướn coi như vất đi. Mà cơ hồ giờ cũng ít nhà nào nấu chè mà chịu khó xách cây, trèo cây hái dừa rám, rồi lột vỏ, rồi bưng đi cho người ta nạo. Chẳng thà bay ra chợ mưa đường, đậu sẵn ghé mua luôn dừa nạo sẵn, hoặc tiện hơn mua luôn bịch nước cốt dừa đựng trong bọc giấy kín dạng fast food tiện lợi đem về nấu. Vì thế, mà cái xe cà rem cùng thằng bán cà rem sàn sàn tuổi tôi nó biến mất tiêu. Lâu thiệt là lâu!
Nói cà rem ngày xưa ngon là nói xạo! Thiệt tình, vì kem không đông cứng, ăn cứ xồm xộp xồm xộp và cơ hồ ăn chậm là chảy tè le tét lét. Nhưng với tôi, ngày xưa là hết thảy, kiểu như thèm là ăn hết, ăn tất, ngày đó là ngon, bây giờ nghĩ lại là thấy thương chứ không phải cái cảm giác ngon lành ngọt mát nữa. Tôi lý trí như thế, cho nên cảm thấy tiếc nó cứ ăn dần ăn mất những ngọt ngon tuyệt cú mèo của những cây kem, viên kem thời bấy giờ. Dù là kem của cửa hàng nước ngoài nổi đình nổi đám trên Sài hay ở một góc quán nhỏ nhỏ nơi Ninh nhà! Âu cái tư tưởng già đầu rồi mà còn kem kiết nổi gì đã tràn ngập trong tâm tưởng tôi rồi!
Và bữa nay tự nhiên nghe leng keng tiếng của chiếc chuông nhỏ bán cà rem chạy qua trước ngõ. Ông già đó bán kem cũng mấy chục năm rồi, nhưng tôi không hảo kem của ông bác ấy, kem bở và ngọt ngơ ngọt ngắc. Và nhớ lại xe kem ngày xưa của thằng bé sàn sàn tuổi tôi, chả biết giờ hắn lưu lại nơi đâu, chả biết có còn nhớ có một quãng ngày xưa hiền lành ngày ngày đẩy cà rem đi bán. Ông già bán cà rem leng keng xe đạp cũng như thế, mấy chục năm rồi vẫn đi bán kem. Ngày nào đó ông không còn chở thùng cà rem đi được nữa, liệu tiếng chuông kia có còn ai nhớ tới!
Hơi, bé em của tôi chỉ biết mỗi kem Merino bảy ngàn một que trúng điện thoại Nokia thôi! Nó ăn hoài chờ hoài đặng trúng điện thoại đấy! Cơ mà con nít mới học lớp sáu mà đã mộng xài di động rồi cơ à! Để tiếng chuông đồng leng keng trôi tan nát những buổi trưa thèm ngơ ngác một cây cà lem hình tròn tan nát!
Leng keng! Leng keng!
Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011
Chi!
Tôi nhận được tin bạn tôi mất vào một sáng, trời trong. Một ngày tháng bảy, và tôi biết được rằng, từ lúc đó mà tôi thật sự lớn, thật sự biết nghĩ về bước đường tương lai phía trước của mình!
Bạn tôi quê ở Hà Tĩnh, bạn học chung với tôi hai năm đầu đại học, sau đó bạn chuyển ra Hà Nội, vẫn học Thương, nhưng chỉ khác cái, là bạn học ở cơ sở một thôi! Là một trong những người chơi chung nhóm, dĩ nhiên, tôi với bạn có rất nhiều dịp tiếp xúc với nhau. Tôi không muốn nhắc nhiều về những kỷ niệm đó, cơ hồ tôi cho là một sự xúc phạm đối với người đã khuất. Ngày xưa tôi gọi bạn bằng bà, có nhiều khi bạn kêu tôi bằng mày, nhưng chưa bao giờ tôi thay đổi thói quen gọi bạn bằng bà, như một khoảng cách, một vệt ngăn giữa hai người bạn!
Do giọng khu bốn, nên những ngày đầu tiên khi bạn nói gì đó, tôi thường không hiểu, nhưng nghe dần thì quen. Và giọng nói ấy, thế là từ nay tôi không còn cơ hội nghe được nữa. Tôi khóc khi gọi điện để chứng thực rằng bạn đã mất qua một người bạn khi xưa đã từng ở chung phòng trọ với bạn. Tôi khóc vì biết, bạn thực sự đã mất đi rồi. Nụ cười giả lả cách vòng dây điện thoại tắt ngắm, tôi định mượn nụ cười giả lả đó, đặng hy vọng rằng, đứa mô nào chơi ác tung tin thất thiệt kỳ cục vậy bây! Nhưng cuối cùng, nụ cười hóa thành giọt nước mắt, nhẹ hẫng, nhẹ tênh! Ít người biết, ngày xưa tôi cũng ở chung một nhà trọ một trệt hai lầu, bạn ở lầu một và tôi ở lầu hai, sáng chiều đi học đều hay đi chung, đụng đầu nhau côm cốp!
Bạn nổi tiếng trong trường lắm, bởi có giai đoạn, bạn xách đống báo Sinh viên Việt Nam đi bán lung tung khắp cả trường. Nhiều người biết bạn, và chắc khi nghe tin bạn không còn trên cõi đời này nữa chắc sẽ ngớ ra, và những ai còn giữ lại tờ báo bạn đã từng tận tay trao, giờ lại thành kỷ vật. Chắc hẳn họ sẽ giống như tôi, đau đớn và bất ngờ! Tôi đã từng giúp bạn rất rất nhiều lần phụ canh giúp sạp báo, và đồng hành cùng bạn trong một quãng đường con gái ngắn ngủi hai mươi mấy năm, thốt nhiên, nói cái đau đớn bất ngờ của tôi, so ra với những bạn bè, người thân trong gia đình bản, chả thành ra cái gì. Nhưng thực sự thì, tôi vẫn cứ đau, vì bạn, và vì cả những nỗi đau mà bạn để lại cho mọi người!
Từ bận bạn chuyển qua Bắc, tôi ít liên lạc với bạn, thực sự ít. Đó cũng là cái khó của tôi, bặt tăm rồi lặn tăm. Địa chỉ liên lạc trên facebook tôi cũng xóa, số điện thoại của bạn vẫn còn trong list nhưng nói thiệt, chưa từng được tôi nhắn tin gọi điện hỏi thăm, và tôi đồ chừng, số điện thoại đó, giờ không biết bạn có còn sử dụng. Tôi không dám gọi vào số điện thoại ấy nữa, tôi sợ đầu kia sẽ có người bắt máy, và tôi sợ hỏi lên đây có phải số máy của C. hay không? Và tôi càng sợ hơn nếu là những tiếng nấc, vì chắc ăn nếu còn sử dụng, thì mẹ của bạn hoặc ba bạn sẽ là người cầm giữ cái sim số ấy, nhà bạn có bốn người, anh trai đi làm, bạn đang chờ lãnh tấm bằng đại học và chờ ngày đi làm, giống như tôi. Những công cụ liên lạc dở dang, mãi dở dang như cái tài khoản facebook của bạn kia, giờ biến thành một bảo vật chứng minh bạn đã từng sống, từng tồn tại. Tất cả đều đơn độc!
Hình như có lần bạn chia sẻ với tôi, bạn thích đọc blog Trang Hạ, bởi bạn thích cái cách cô ấy sống, tự tin là gái hư! Chắc vì thế mà bạn đăng ký vào câu lạc bộ nhảy dù ngoài Hà Nội. Rất lâu rồi, khi phát hiện bạn có niềm đam mê với môn thể thao phiêu lưu ấy, tôi hơi gợn. Bất ngờ như lần biết bạn tham gia vào đội SIFE của trường. Còn bao nhiều điều về bạn tôi chưa biết, và giờ, là không thể biết!
Nhưng tôi biết bộ phim bạn mê: Babel, quyển sách bạn thích: Đèn không hắt bóng… Hai tháng trước tôi vô tình gởi cho bạn một message hỏi thăm dạo này sao rồi, mà chủ yếu là để than thở chuyện của bản thân mình. Và hóa ra, những dòng hỏi thăm ấy, giờ lại thành ra là bút tích cuối cùng còn lại của bạn dành cho tôi!
Bạn mất vì một lý do y chang phim! Đi nhảy dù, đáp phải một hồ nước sâu, bạn không biết bơi, khi phát hiện ra đem bạn vào bệnh viện, mọi chuyện đã thành ra quá trễ. Bất ngờ và mắc cười quá chừng phải không?
Và đến giờ thì tôi vẫn còn đau, vì cái tài khoản facebook kia, bữa rôi rãi tôi đi unclick nó, và giờ thì có muốn add you as friend cũng có còn ai ok nó nữa đâu!!!
Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011
Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011
Thì cũng chỉ là duyên!
Thành - 2007.
1.
Chỉ còn mấy bận sáng dậy sớm tranh thủ quét tước nhà cửa, nhón gót chải đầu rồi ghé qua cái tủ đầu giường lấy mớ tiền má để sẵn quạnh hiu khô khốc từ tối hôm qua đặng xách giỏ ra chợ Hải mua đồ ăn rồi về tranh thủ mần đồ ăn. Trưa thì đòng đưa ngồi phụ dì hai nhà bên lột mớ vỏ tỏi, vỏ ớt, hai cái tay khẳn dậy mùi của đứa làm lâu năm, đầu gối tựa đầu mà nước mắt cứ rơi ri rả. Bà dì hai dòm còn cười tủm tỉm, lột tỏi, hành, ớt các thứ biết bao năm rồi mà đến giờ này vẫn còn chảy nước mắt sống, thiệt tội nghiệp! Có ai biết con nhỏ đang khóc, chiều chạng vạng chạy về bắt nồi cơm, làm mớ rau, mớ canh, mớ cá, mớ đậu hũ ky, mớ que, đậu cho buổi cơm chiều cha má. Tối sáu giờ hườn đất là xắp xải chuẩn bị mùng, mền đi ngủ. Đời con gái không chữ nhiều, không nhan sắc nhiều, không ăn chơi, không tụ tập trai gái, không đô thành phồn hoa tấp nập quanh quanh quẩn quẩn chỉ có nhiêu đó. Mười chín năm rồi mà giờ cái vòng quay ấy sắp sửa bị người ta bưng đi mất. Cả ba bốn tháng ròng con nhỏ không còn tí toáy nói chuyện với bà con dòng họ nữa. Tiếng cười khí khách bay đi đâu mất. Còn tròn dăm bữa nữa, con nhỏ đi lấy chồng!
Thì cũng là chuyện của những người nhà quê! Ông già Nam Bộ khẳng khái, mần lúa, bạn nông nhiều, đa phần là bạn rượu. Bữa hai ông già ngồi chung sạp chiếu, cười rung lơ rung lắc hai hàm răng cũng sắp sửa lung lay hết thảy! Rượu vào lời ra tôi còn nhỏ con gái út, không giỏi giang gì lắm nhưng hiền lương thục đức, cũng coi mòi kiếm mối nào gả đi! Ông bạn ngồi kế bên dốc ly đế, khoải ra cười ê hê nào ngay thằng con kế út của tui cũng vậy đa, hai mươi mấy tuổi rồi, cũng đang kiếm người dạm hỏi, thằng nhỏ nhát, đến giờ chưa thấy dẫn đứa con gái nào về. Ù ù cạc cạc rồi hai ông bạn hiền đập ly rượu cái cộp, tui với anh đây làm xui.
Y chang chuyện kiếm hiệp, bữa con nhỏ đang lóc cóc lột củ hành, củ tỏi bên mé hiên nhà dì hai! Đòng đưa võng, đòng đưa tiếng cười khúc khích vì bữa qua bộ phim Mất tích (Lost) trên đài Vê ba chiếu tới cảnh có ông bác sĩ làm nhân vật chính. Con nhỏ khoái, lạ là nó không thích phim Hàn, phim Tàu, phim Việt, toàn chuộng hàng Mỹ, coi hay, hoành tráng! Ai nói không học nhiều thì không được coi phim đòi hỏi nhiều nếp nhăn trên não hử?
Thì đang tới cảnh con nhỏ đòng đưa chỗ võng lột tỏi đó, thì tiếng má vọng qua, gái nhỏ ơi về nhà có chuyện gấp. Rốt cuộc qua bữa đó, nó ngồi lơ ngơ láo ngáo, nửa buổi mới biết người ta đem cau trầu qua đi hỏi! Nó ngồi đực mặt đực mày, trời ơi có vụ này nữa sao ta? Thời đại gì rồi mà còn có vụ uống bữa rượu rồi nối cái dây tơ hồng cho hai cái người không quen không biết làm thành chồng thành vợ. Mà mình là cái loại người gì mà lại rớt vô cái vũng bùn lầy vô duyên này chứ. Mà cha của của mình cũng lạ, con gái tự dưng bưng đem gả cho con người ta, mà mình cũng có biết mặt cái người mà mình sẽ hay bị đem bưng cho kia tròn dài mập béo ra sao.
Con nhỏ giãy nãy, giậm chân giậm cẳng khóc lóc thảm thương nhưng ông cha càng làm trợn. Tao là cha, tao nói mày đứng là mày đứng, nói con bò chỉ con vịt mày cũng phải nói con bò. Phang cho con giỏ mấy cây gậy đi không nổi nhưng vẫn một mực không đồng ý chuyện chỉ tay đám cưới, và ông cha thì càng bướng càng sinh khí, càng sinh khí thì chuyện cưới hỏi càng đến gần, tuyệt đối không thể bỏ! Từ bữa đó con nhỏ không còn cười tí toáy, hông nhà bên cánh võng cũng ít khi đòng đưa. Tối con nhỏ đi ngủ sớm, không còn tranh thủ chờ lúc mười giờ đêm trong buồng cha má đi ngủ hết lén mở truyền hình lên coi phim Mất tích! Chỉ thấy nó im ỉm như cái bóng, cái vòng tròn các chuyện phải mần đã nói phía trên vẫn lặp lại, chỉ điều im hơi lặng tiếng, và cái đầu gối bữa trưa nào ngồi lột tỏi, lột ớt, lột củ hành cũng ướt lướt thướt lem nhem! Ít đi tiếng cười và nhiều thêm mấy hàng nước mắt! Đời con nhỏ độ rày nó là như thế!
****************************************************************
(Còn tiếp tiếp)
1.
Chỉ còn mấy bận sáng dậy sớm tranh thủ quét tước nhà cửa, nhón gót chải đầu rồi ghé qua cái tủ đầu giường lấy mớ tiền má để sẵn quạnh hiu khô khốc từ tối hôm qua đặng xách giỏ ra chợ Hải mua đồ ăn rồi về tranh thủ mần đồ ăn. Trưa thì đòng đưa ngồi phụ dì hai nhà bên lột mớ vỏ tỏi, vỏ ớt, hai cái tay khẳn dậy mùi của đứa làm lâu năm, đầu gối tựa đầu mà nước mắt cứ rơi ri rả. Bà dì hai dòm còn cười tủm tỉm, lột tỏi, hành, ớt các thứ biết bao năm rồi mà đến giờ này vẫn còn chảy nước mắt sống, thiệt tội nghiệp! Có ai biết con nhỏ đang khóc, chiều chạng vạng chạy về bắt nồi cơm, làm mớ rau, mớ canh, mớ cá, mớ đậu hũ ky, mớ que, đậu cho buổi cơm chiều cha má. Tối sáu giờ hườn đất là xắp xải chuẩn bị mùng, mền đi ngủ. Đời con gái không chữ nhiều, không nhan sắc nhiều, không ăn chơi, không tụ tập trai gái, không đô thành phồn hoa tấp nập quanh quanh quẩn quẩn chỉ có nhiêu đó. Mười chín năm rồi mà giờ cái vòng quay ấy sắp sửa bị người ta bưng đi mất. Cả ba bốn tháng ròng con nhỏ không còn tí toáy nói chuyện với bà con dòng họ nữa. Tiếng cười khí khách bay đi đâu mất. Còn tròn dăm bữa nữa, con nhỏ đi lấy chồng!
Thì cũng là chuyện của những người nhà quê! Ông già Nam Bộ khẳng khái, mần lúa, bạn nông nhiều, đa phần là bạn rượu. Bữa hai ông già ngồi chung sạp chiếu, cười rung lơ rung lắc hai hàm răng cũng sắp sửa lung lay hết thảy! Rượu vào lời ra tôi còn nhỏ con gái út, không giỏi giang gì lắm nhưng hiền lương thục đức, cũng coi mòi kiếm mối nào gả đi! Ông bạn ngồi kế bên dốc ly đế, khoải ra cười ê hê nào ngay thằng con kế út của tui cũng vậy đa, hai mươi mấy tuổi rồi, cũng đang kiếm người dạm hỏi, thằng nhỏ nhát, đến giờ chưa thấy dẫn đứa con gái nào về. Ù ù cạc cạc rồi hai ông bạn hiền đập ly rượu cái cộp, tui với anh đây làm xui.
Y chang chuyện kiếm hiệp, bữa con nhỏ đang lóc cóc lột củ hành, củ tỏi bên mé hiên nhà dì hai! Đòng đưa võng, đòng đưa tiếng cười khúc khích vì bữa qua bộ phim Mất tích (Lost) trên đài Vê ba chiếu tới cảnh có ông bác sĩ làm nhân vật chính. Con nhỏ khoái, lạ là nó không thích phim Hàn, phim Tàu, phim Việt, toàn chuộng hàng Mỹ, coi hay, hoành tráng! Ai nói không học nhiều thì không được coi phim đòi hỏi nhiều nếp nhăn trên não hử?
Thì đang tới cảnh con nhỏ đòng đưa chỗ võng lột tỏi đó, thì tiếng má vọng qua, gái nhỏ ơi về nhà có chuyện gấp. Rốt cuộc qua bữa đó, nó ngồi lơ ngơ láo ngáo, nửa buổi mới biết người ta đem cau trầu qua đi hỏi! Nó ngồi đực mặt đực mày, trời ơi có vụ này nữa sao ta? Thời đại gì rồi mà còn có vụ uống bữa rượu rồi nối cái dây tơ hồng cho hai cái người không quen không biết làm thành chồng thành vợ. Mà mình là cái loại người gì mà lại rớt vô cái vũng bùn lầy vô duyên này chứ. Mà cha của của mình cũng lạ, con gái tự dưng bưng đem gả cho con người ta, mà mình cũng có biết mặt cái người mà mình sẽ hay bị đem bưng cho kia tròn dài mập béo ra sao.
Con nhỏ giãy nãy, giậm chân giậm cẳng khóc lóc thảm thương nhưng ông cha càng làm trợn. Tao là cha, tao nói mày đứng là mày đứng, nói con bò chỉ con vịt mày cũng phải nói con bò. Phang cho con giỏ mấy cây gậy đi không nổi nhưng vẫn một mực không đồng ý chuyện chỉ tay đám cưới, và ông cha thì càng bướng càng sinh khí, càng sinh khí thì chuyện cưới hỏi càng đến gần, tuyệt đối không thể bỏ! Từ bữa đó con nhỏ không còn cười tí toáy, hông nhà bên cánh võng cũng ít khi đòng đưa. Tối con nhỏ đi ngủ sớm, không còn tranh thủ chờ lúc mười giờ đêm trong buồng cha má đi ngủ hết lén mở truyền hình lên coi phim Mất tích! Chỉ thấy nó im ỉm như cái bóng, cái vòng tròn các chuyện phải mần đã nói phía trên vẫn lặp lại, chỉ điều im hơi lặng tiếng, và cái đầu gối bữa trưa nào ngồi lột tỏi, lột ớt, lột củ hành cũng ướt lướt thướt lem nhem! Ít đi tiếng cười và nhiều thêm mấy hàng nước mắt! Đời con nhỏ độ rày nó là như thế!
****************************************************************
(Còn tiếp tiếp)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)